dụa vào atlat địa lý việt nam và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh về kinh tế giữa vung kinh tế bắc trung bộ và vùng kinh tế duyên hải nam trung bộ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững:
+ Ngư nghiệp:
- Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước).
- Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.
- Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.
- Đã tạo ra nhiều mặt hàng (đông-lạnh hoặc sấy khô) xuất khẩu: cá, tôm, mực ...Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm.
+ Du lịch:
- Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.
- Các điểm du lịch: Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) đang thu hút nhiều khách du lịch trong.
và ngoài nước
+ Dịch vụ hàng hải:
- Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.
+ Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:
- Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).
- Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Hùynh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau: Cả hai vùng đều có những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; du lịch…
b) Khác nhau:
− Bắc Trung Bộ
+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị: crôm, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.
+ Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ lớn; trong rừng có niều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa…).
+ Các hệ thống sông có tiềm năng thủy điện ở mức trung bình và nhỏ, đặc biệt là sông Mã, sông Cả.
+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn tạo khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Dọc ven biển có nhiều khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng he hủy sản (gần ngư trường vịnh Bắc Bộ, nhiều đàm phá ven biển, diện tích cát rộng để nuôi tôm trên cát…).
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng: Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng với nhiều hang động đẹp loại hàng đầu thế giới; các bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Lăng Cô…), suối khoáng nóng (Bang, Thiên Tân…), vườn quốc gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã…) và nhiều khu dự trữ sinh quyển (Tây Nghệ An)…
− Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Khoáng sản không nhiều, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt các mỏ cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); ngoài ra còn có các mỏ dầu khí ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ…
+ Độ che phủ rừng nhỏ hơn Bắc Trung Bộ, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.
+ Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ hải sản khác với các ngư trường lớn ở cực Nam Trung Bộ và ngư tường Hoàng Sa – Trường Sa; có nhiều đặc sản (chim yến…). Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản…
+ Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú với hàng loạt bãi bán đảo, các vũng vịnh (Mỹ Khê, Cam Ranh…) và nhiều bãi tắm đẹp (Mỹ Khê, Non Nước, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né…), các vườn quốc gia (Núi Chúa) và hàng loạt khu dự trữ sinh quyển (Cù Lao Chàm), suối nước nóng (Hội Vân, Vĩnh Hảo)…
a) Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Vùng biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.
- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
b) Du lịch biển
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển nổi tiếng như Non Nước (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...
c) Giao thông vận tải biển
- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.
- Hiện tại, đã có các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất. Đặc biệt, ở vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.
d) Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuât muối
- Vùng thềm lục địa ở Duyên hải Nam Trung Bộ đã được khẳng định là có dầu khí. Hiện nay, đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).
- Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh,...
HƯỚNG DẪN
− Biển có nhiều loại hải sản với ngư trường lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, đặc sản (tổ yến…).
− Bờ biển có nhiều đầm phá, vịnh nước sâu (Dung Quất, Vân Phong…), nhiều bãi biển đẹp (Nha Trang, Mũi Né…).
− Khoáng sản chủ yếu là vật liệu xây dựng (đặc biệt cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa), vàng, dầu khí.
− Sông ngòi có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ.
− Rừng có diện tích tương đối lớn (độ che phủ 38,9% năm 2017) với nhiều loại gỗ, chim và thú quý.
− Đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ, các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.
HƯỚNG DẪN
− Bắc Trung Bộ
+ Thế mạnh về đánh bắt: Ít các bãi cá lớn, nổi tiếng, nhưng các tỉnh đều giáp biển, có khả năng phát triển nghề cá biển, nằm gần với ngư trường vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa.
+ Thế mạnh về nuôi trồng: Có các cửa sông, vịnh, đầm phá… nuôi được cả thủy sản nước lợ, nước mặn.
− Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Thế mạnh về đánh bắt: Các tỉnh đều giáp biển và có bãi tôm, bãi cá; biển lắm tôm, cá và các hải sản khác, nhiều loài cá quý như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá hồng, cá phèn, nhiều loài tôm, mực…; bãi cá lớn nhất ở các tỉnh cực Nam Trung bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.
+ Thế mạnh về nuôi trồng: Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản…
HƯỚNG DẪN
− So sánh:
+ Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía bắc có nhiều đô thị hơn, nhưng quy mô nhỏ hơn; phía nam ngược lại.
+ Vùng KTTĐ phía bắc có ít ngành hơn, một số ngành đặc thù là khai thác than, nhiệt điện than; phía nam cơ cấu ngành đa dạng hơn, các ngành đặc thù: khai thác dầu khí, nhiệt dầu khí, dầu, luyện kim màu.
+ Vùng KTTĐ phía bắc phân bố theo dải (Quốc lộ 5, 18) với tam giác tăng trưởng; phía nam phân bố tập trung hơn, theo đỉnh tứ giác tăng trưởng.
− Giải thích:
+ Vùng KTTĐ phía bắc: vị trí thuận lợi, có nguồn nhiên liệu (than đá) trữ lượng lớn, có Quốc lộ 5 và 18…
+ Vùng KTTĐ phía nam: vị trí thuận lợi, có các mỏ dầu khí; nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thủy sản phong phú; có Quốc lộ 51…
HƯỚNG DẪN
− Thủy sản
+ Các tỉnh đều giáo biển, gần các ngư trường vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa…
+ Đẩy mạnh đánh bắt, Nghệ An là tỉnh trọng điểm… Phần lớn tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nhiều nơi suy giảm nguồn lợi rõ rệt.
+ Phát triển khá mạnh nuôi thủy sản nước lợ, mặn.
− Khoáng sản
+ Có ôxit titan, nhiều nơi thuận lợi để sản xuất muối.
+ Hiện nay đã khai thác titan và làm muối ở một số nơi.
− Giao thông biển
+ Có vịnh biển sâu, cửa sông…
+ Xây dựng một số cảng nước sâu (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây); hình thành một số tuyến giao thông biển.
− Du lịch biển
+ Có nhiều bãi tắm đẹp…
+ Phát triển du lịch biển, các địa điểm biển hấp dẫn: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô…