K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2018

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012).

+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.

Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

• Lịch sử khai thác lãnh thổ.

• Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

+ Tây Nguyên có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,... ; Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong  vùng.

+ Các vùng có tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại thấp hơn.

Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố:

• Quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.

• Chuyển cư.

• Sự phát triển của nền kinh tế

14 tháng 10 2016

- Trên thế giới, dân cư phân bố không đều, nơi quá dày, nơi quá thưa, nơi nhiều người sinh sống, nơi không một ai sinh sống cả.

Nguyên nhân: Do giao thông phát triển (không phát triển), địa hình, khí hậu thuận lợi (không thuận lợi),.....

-Cách tính mật độ dân số 1 địa phương:Dân số/ diện tích(đơn vị :người/ km2)

Cách tính: Số người thuộc địa phương (người)/ diện tích địa phương đó (km2)

14 tháng 10 2016

- Dân cư trên thế giớ được phân bố không đồng đều.

+ Những nơi đông dân: Đông Bắc Hoa Kì, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, Tây Âu, Trung Âu và Tây Phi

+ Những nơi thưa dân: Bắc Á, Bắc Mĩ, Bắc Phi, lục địa Ox-trây-li-a, Tây Nam Á

- Cách tính mật độ dân số:
Mật độ dân số = Số người/Diện tich (km2) = người/km2

19 tháng 3 2022

giúp mình giải ngắn gọn dễ hiểu ạ!!! xin cảm ơn nhiều!:)

28 tháng 2 2016

1. Dân cư nước ta phân bố đều
a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)
- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2
+ Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2
- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp
+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.
+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2
- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,

a) Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số đông nhất cả nước vì :

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú

- Đồng bằng được khai thác từ lâu đời

- Các ngành kinh tế : nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước; các ngành nghế truyền thống ; tập trung công nghiệp, dịch vụ

- Là một trong hai vùng phát triern nhất của đất nước; có mạng lưới đô thị dày đặc

b) Dân cư phân bố không đồng đều giữa các địa phương

- Do có sự khác biệt giữa các địa phương về các nhân tố liên quan đến phân bố dân cư; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lịch sử định cư và khai thách lãnh thổ, cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

- Vận dụng cho các trường hợp cụ thể

   + Nơi có mật độ dân số rất cao : các thành phố, thị xã, nơi tập trung các hoạt động công nghiệp, dịch vụ; điều kiện sống có nhiều thuận lợi.

    + Nơi có mật độ dân số khá cao : các vùng nông nghiệp thâm canh, có các ngành nghề truyền thống

    + Nơi có mật độ dân số thấp hơn : rìa đồng bằng, ven biển; nơi có các vùng trũng, đất bạc mầu hoặc bị phèn, mặn; xa thành phố , thị xã

24 tháng 10 2018

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

      + Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (1192 người / km2), tiếp theo là Đông Nam Bộ, sau đó là Đông bằng sông Cửu Long, và thấp nhất là Tây Bắc.

      + Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.