K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

- Đặc điểm địa hình châu Á: phân hóa đa dạng.

+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây.

+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam.

+ Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh….

- Đặc điểm khoáng sản châu Á: 

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.

+ Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom, man-gan,…

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế.

+ Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,...

27 tháng 12 2020

hoho hi bạn Tình :))

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

- Đặc điểm khí hậu châu Á:

+ Có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu.

+ Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam châu lục có kiểu khí hậu lục địa.

+ Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa

- Ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện phát triển đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Chú trọng tính mùa vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu (bão, hạn hán, lũ lụt,…).

4 tháng 2 2023

- Một số sông và hồ lớn ở châu Á:

+ Sông lớn: Ô-bi, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,...

+ Hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can, A-ran, Ban-khat,...

- Đặc điểm sông ngòi châu Á:

+ Nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều.

Các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á): sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.

 

Các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á): mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi trong nội địa không có dòng chảy.

+ Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy…

+ Vào mùa mưa thường có lũ, gây nhiều thiệt hại lớn.

- Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc bảo vệ tự nhiên:

+ Sông cung cấp nước cho cây sinh trưởng và phát triển;

+ Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

24 tháng 12 2023

*Tham khảo:

- Một trong những đặc điểm thiên nhiên của châu Á là sự đa dạng về địa hình và khí hậu, từ núi non cao nguyên đến sa mạc khô cằn và rừng nhiệt đới. Điều này mang lại lợi thế cho việc sử dụng và phát triển các nguồn tài nguyên tự nhiên như nước, đất đai, và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, đa dạng này cũng đặt ra thách thức lớn trong việc bảo vệ môi trường và tự nhiên, đặc biệt là trước những vấn đề như đất đai bị xâm lấn, mất rừng và ô nhiễm môi trường.

13 tháng 12 2023

Đặc điểm thiên nhiên, bao gồm khí hậu và sông ngòi, đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng và bảo vệ thiên nhiên. Dưới đây là ý nghĩa của chúng:

 

1. Khí hậu: Khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sống và hoạt động của các hệ sinh thái trên Trái Đất. Khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống, năng suất nông nghiệp, nguồn nước, động thực vật và động vật, cũng như sự phát triển kinh tế và xã hội của một khu vực. Việc hiểu và quản lý khí hậu là cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

 

2. Sông ngòi: Sông ngòi là mạch nước tự nhiên quan trọng, cung cấp nguồn nước cho con người, động vật và thực vật. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng và tạo ra một môi trường sống đa dạng cho các loài sinh vật. Sông ngòi cũng có thể được sử dụng để sản xuất năng lượng điện, tưới tiêu cho nông nghiệp và cung cấp các dịch vụ sinh thái quan trọng. Việc bảo vệ sông ngòi là cần thiết để duy trì cân bằng môi trường và đảm bảo sự tồn tại của các hệ sinh thái.

 

Tóm lại, đặc điểm thiên nhiên như khí hậu và sông ngòi đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng và bảo vệ thiên nhiên. Việc hiểu và quản lý chúng là cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cho tương lai.

Cảm ơn bn