K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2016

1. Nếu phải giải thích tại sao con cần mẹ và mẹ là người quan trọng nhất với con thì con sẽ không ngần ngại mà trả lời câu hỏi đó. Mẹ là người đem con tới thế giới này. Mẹ cho con cuộc sống bình yên. Trong cuộc sống từ khi sinh ra được mẹ bế bồng cho đến lúc đi học, mẹ chưa bao giờ để con một mình. Mẹ là người hi sinh cho con tất cả, khi con khóc con ngã con gọi mẹ. Mẹ đến bên cạnh con an ủi rằng " mạnh mẽ lên con gái yêu của mẹ". Mẹ biết không? Chỉ câu nói đó  của mẹ thôi cũng làm con cảm thấy hạnh phúc và thêm nguồn động lực cho bản thân ra sao rồi. Phải nói sao đây, kể không hết đó là công lao của mẹ. Hằng ngày, mẹ đi làm nhưng mẹ chưa bao giờ quên những công việc ở nhà. Mọi việc đều lo một cách chu toàn. Khi con ốm, mẹ ân cần chăm sóc thức khuya bên cạnh con. Nhiều khi con có gây ra lỗi lầm mẹ vẫn tha thứ nhưng bên trong sự tha thứ ấy là nỗi buồn của mẹ dành cho con. Mẹ ạ! Có lẽ cuộc của con sẽ rất vô nghĩa nếu thiếu mẹ bên cạnh. Con vui vì con được làm con của mẹ, nếu có kiếp sau làm người con vẫn chỉ muốn được làm con của mẹ. Vì vậy với con mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc sống của mình.

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 9 2016

Ai giúp mình hai câu còn lại với

Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo. Điều ấy được thể hiện trên phương diện đối với mẹ chồng. Khi bà cụ do nhớ thương con trai quá mà sinh tâm bệnh, ốm nặng, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn”. Nàng thấu hiểu nỗi lòng người mẹ nên luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho bà. Có thể thấy, sự săn sóc mà Vũ Nương dành cho mẹ chồng không chỉ đơn thuần là trách nhiệm mà còn xuất phát trực tiếp từ trái tim nhân hậu và yêu thương. Nàng chăm sóc cho mẹ chồng không khác gì đang hiếu thuận với mẹ ruột của mình. Lời trăng trối của mẹ chồng trước khi qua đời đã chứng giám cho phẩm chất ấy: “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Sự hòa thuận giữa Vũ Nương và mẹ chồng đã cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng.

20 tháng 11 2016
1. Hiện nay rất nhiều học sinh lơ là việc học,bỏ bê bài vở,ham mê thú vui.Một số bạn chỉ vì không học bài nên bài kiểm tra có 2 điểm trong khi các lần khác các bạn được những tám điểm,chím điểm.Chao ôi!Các bạn chỉ vì ham mê thú vui trước mắt mà lười học để lại hậu quả khó mà lường trước được.Chính vì thế các bạn học sinh hãy chăm chỉ học tập nhé để tránh tình trạng kết quả học hành giảm sút,kiến thức mất đi.Hơn thế nữa các bậc phụ huynh sẽ nói rằng:"Trời ơi!Con lười học quá!" hay người ngoài nhìn vào mà đánh giá :"Ô hay!Trẻ con thời nay lười học quá!"
 
 
20 tháng 11 2016
Nhưng người đàn bà ấy lại chính là thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công; nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất. Và thị lại nghèo nếu trái lại, ít nhất đã có một đàn ông khổ sở. Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái này khiến không một chàng trai nào phải phân vân. Người ta tránh thị như tránh một con vật rất tởm. Ngoài ba mươi tuổi, thị vẫn chưa có chồng. Ở cái làng Vũ Ðại này người ta kết bạn từ khi lên tám, và có khi có con từ lúc mười lăm; không ai đợi đến năm hai mươi đẻ đứa con thứ nhất. Cứ nhìn tình hình ấy thì ta nói quách: thị Nở không có chồng.
 
 
30 tháng 10 2016

Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào mang tên ca dao theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, chùm ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” luôn giữ một vị trí quan trọng. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn được thể hiện rõ trong bài ca Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái. Còn trong hai câu cuối “Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .



Chữ ''Hiếu'' là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như : "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

29 tháng 10 2016

"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn. Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời. Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.

D
datcoder
CTVVIP
3 tháng 12 2023

a. Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 dòng) với câu chủ đề: Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật

Bài viết tham khảo

Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật. Điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép. Tăng cường đấu tranh với tội phạm trên Internet về buôn bán động vật hoang dã, bằng các biện pháp: Đóng cửa những trang thông tin điện tử nếu chứa các thông tin rao bán, quảng cáo, hoặc mua bán động vật trái phép; tăng cường theo dõi và chặn những trang cá nhân trên mạng xã hội được các đối tượng dùng để rao bán động vật.

b. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) với câu chủ đề: Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm

Bài viết tham khảo

Xã hội này càng phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ngày càng báo động, đặc biệt môi trường nước đang bị ô nhiễm và khan hiếm nghiêm trọng . Vì vậy chúng ta cần cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm. Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa thời gian qua đã và đang gây sức ép đến chất lượng nước trong các lưu vực sông. Nguồn nước bị ô nhiễm đang là nguyên nhân chính khiến cho nước trong hệ thống thủy lợi không thể quay vòng, tái sử dụng. Ô nhiễm môi trường nước đã và đang gây ra những thiệt hại kinh tế cho sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Gia tăng nhu cầu sử dụng nguồn nước, cùng vấn đề ô nhiễm nguồn nước làm phát sinh các mâu thuẫn, xung đột trong xã hội. Chính vì thế bảo vệ nguồn nước chính là trách nhiệm của chính cũng ta, của toàn hành tinh này.