K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhà văn O.Hen-ri là một nhà văn nổi tiếng của đất nước Mỹ, ông có nhiều sáng tác thu hút và gây được tiếng vang lớn với người đọc. Tác phẩm " Chiếc lá cuối cùng" là một tác phẩm có sức hút vô cùng lớn với người đọc thể hiện khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp, hoàn mỹ trong cuộc sống của tác giả một cách vô cùng mãnh liệt cháy bỏng. Hình ảnh " Chiếc lá cuối cùng" trong kiệt tác cuối cùng...
Đọc tiếp

Nhà văn O.Hen-ri là một nhà văn nổi tiếng của đất nước Mỹ, ông có nhiều sáng tác thu hút và gây được tiếng vang lớn với người đọc. Tác phẩm " Chiếc lá cuối cùng" là một tác phẩm có sức hút vô cùng lớn với người đọc thể hiện khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp, hoàn mỹ trong cuộc sống của tác giả một cách vô cùng mãnh liệt cháy bỏng. Hình ảnh " Chiếc lá cuối cùng" trong kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già Bơ-men đã để lại trong lòng độc giả nhiều xúc động. Nó là một kiệt tác giàu tính nhân văn, cao cả, tính nghệ thuật sâu sắc.

Hình ảnh " Chiếc lá cuối cùng" xoay quanh những số phận họa sĩ nghèo cùng sống chung trong một ngôi nhà trọ. Hai cô họa sĩ trẻ mới vào trường mỹ thuật tên là Giôn-xi và Xiu, cùng ông họa sĩ già tên Bơ-men. Không may, Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi cô luôn có cảm giác rằng mình sắp chết. Năm đó mùa đông vô cùng lạnh lẽo, tuyết rơi phủ trắng đường, những trận bão tuyết làm cho căn bệnh của Giôn-xi càng nên nặng hơn. Cuộc sống của ba người họ vô cùng buồn bã, nó diễn ra lặp đi lặp lại mỗi ngày tẻ nhạt, xung quanh ngôi nhà họ ở có một cái cây, và những bụi dây leo quanh.

Chiếc lá trên những cánh thường xuyên kia được tượng trưng cho số phận của cô gái xấu số Giôn-xi, bởi cô cho rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì lúc đó cô cũng sẽ chết. Giôn-xi hoàn toàn tuyệt vọng vào cuộc sống, và cô gái Giôn-xi này phó mặc đời mình vào những chiếc lá. Cả ba người họ đều là nghệ sĩ, chính là những người đi tìm niềm vui trong cái đẹp, luôn hướng tới cái đẹp và vì cái đẹp mà hoàn thiện bản thân mình tới sự chân-thiện-mỹ.

Ông cụ Bơ-men là người sống vì nghệ thuật, ông luôn mơ ước mình có thể vẽ được một tác phẩm để đời, một kiệt tác mà người đời sau phải trầm trồ ngưỡng mộ. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh để kiếm vào đô la một giờ ông cụ buộc lòng phải ngồi làm mẫu vẽ cho những sinh viên trường mỹ thuật. Chính vì vậy, ước mơ về một tác phẩm để đời của ông vẫn chưa thực hiện được. Ông cụ Bơ-men thường thương cho Giôn-xi khi cô tuyệt vọng ngồi đếm những chiếc lá rơi rồi lo lắng khi những chiếc lá còn lại trên cây ngày càng ít đi.

Chính nhờ tình thương với cô gái trẻ này mà ông cụ Bơ-men đã sáng tác ra một bức tranh kiệt xuất đó chính là bức tranh chiếc lá cuối cùng, bởi ông biết nó có ý nghĩa vô cùng to lớn với cô gái Giôn-xi tội nghiệp của chúng ta. Có thể nói rằng bức tranh Chiếc lá cuối cùng vừa bắt đầu cho một cuộc sống mới vừa kết thúc một đời người. Bức tranh chiếc lá cuối cùng của ông lão Bơ-men chính là điểm nhấn là tia sáng của toàn bộ tác phẩm này. Nó là cho câu chuyện rẽ sang một hướng khác, thể hiện sự đồng cảm nhân văn của tác giả.

Bức tranh chiếc lá cuối cùng là biểu tượng giàu tính giá trị nghệ thuật, đồng thời cũng giàu giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc. Khi chúng ta xét về phương diện nghệ thuật có thể thấy rằng đây chính là một bức tranh vô cùng xuất sắc của ngành mỹ thuật, khi ông Bơ-men vẽ thành công bức tranh mà Giôn-xi một sinh viên trường mỹ thuật nhìn chiếc lá trên cái cây ấy hoàn toàn không phát hiện ra nó chỉ là một bức tranh được vẽ nên. Vậy thì bức tranh đó phải vô cùng xuất sắc giống y như thật.

Chính bức tranh kiệt tác này tạo nên điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm, nó thể hiện sự tài hoa, sâu sắc tinh tế của nhà văn O.Hen-ri, dẫn dắt người đọc sang một lối rẽ khác của câu chuyện. Kiệt tác bức tranh chiếc lá cuối cùng của ông lão Bơ-men đã giúp cho nhân vật Giôn-xi có hy vọng vào cuộc sống, có ý chí chiến đấu với bệnh tật mà không buông bỏ mạng sống của mình. Bức tranh Chiếc lá cuối cùng được ông lão Bơ-men vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm mà những chiếc lá thường xuân đã rụng hết rồi. Và bức tranh của ông kịp thời cứu sống một linh hồn.

Nhưng vì muốn kéo dài sự sống cho cô gái Giôn-xi mà ông cụ Bơ-men đã sinh bệnh rồi qua đời vào sáng hôm sau vì lạnh cóng. Một sự hy sinh vô cùng cao đẹp của một con người có trái tim nhân hậu ấm áp. Sự hy sinh của ông cụ Bơ-men khiến người đọc vô cùng xúc động rưng rưng dòng lệ. Ông cụ đã hy sinh mạng sống của mình cho nhân vật Giôn-xi có thêm động lực sống tiếp. Một sự hy sinh vô cùng nhân văn cao cả.

Hình ảnh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men chính là một kiệt tác hoàn hảo chứng minh cho sự sáng tạo không ngừng nghỉ của nhà văn O.Hen-ri và những người làm những nghề nghiệp liên quan tới nghệ thuật. Nó thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của tác giả. Nó thể hiện một triết lý sống vô cùng cao đẹp, đáng quý của cuộc đời.

0
3 tháng 8 2017

Chọn D

25 tháng 10 2021

D

Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm của nhà văn bậc thầy ở Mĩ, nhà văn O. Hen-ri. Ông tên thật là Uy-liêm Xit-nây Po-tơ. Thời trẻ, để kiếm sông ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm. Ông lấy bút danh O. Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mĩ lập một giải thưởng mang...
Đọc tiếp

Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm của nhà văn bậc thầy ở Mĩ, nhà văn O. Hen-ri. Ông tên thật là Uy-liêm Xit-nây Po-tơ. Thời trẻ, để kiếm sông ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm. Ông lấy bút danh O. Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mĩ lập một giải thưởng mang tên O. Hen-ri để tặng cho các truyện ngắn hay hằng năm.

Chiếc lá cuối cùng là “bức thông điệp màu xanh” tác giả gửi đến người đọc để cangợi tình bạn thuỷ chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai hoạ sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác, nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của Thần Chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... và chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thuỷ chung, cùng chia sẻ gian nan, hoạn nạn với bạn. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại mang tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá thường xuân cuối cùng của cái cây bên kia cửa sổ rụng xuống.

Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, bác Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khoá mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại cuộc sống. Bằng tài năng, bác đã vẽ nên bức kiệt tác của mình – cũng chính là bức tranh cuốicùng – để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh lặng thầm của Bơ-men, tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, bác Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngòi bút của tác giả chạm tới tà áo của Nàng Nghệ thuật, nhưng vì mục đích giành lại sự sống cho mọi người, bác đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ Bơ-men trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người, sự sống của một tài năng.

Cốt truyện của Chiếc lá cuối cùng thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc hoạ nhân vật đầy tài năng của tác giả. Về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho Thần Chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu: “Khi chiếc lá lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời”. Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng “chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay ra khỏi tất cả những thứ em còn đang nắm và lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó”. Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.

Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục, ởđoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người hoạ sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.

Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn về những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo toả sáng mãi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bác Bơ-men có hình dáng như người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.

0
6 tháng 5 2017

Giải thích:

- Chiếc lá vẽ trên tường của cụ Bơ-men giống y như chiếc lá thật. Nó được vẽ trong đêm gió rét, được đánh đổi bằng cả tính mạng của người sáng tạo ra nó.

- Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi.

- Bộc lộ quan điểm về nghệ thuật chân chính là phục vụ con người.

4 tháng 4 2021

vì:

+chiếc lá vẽ giống y như thật khiến cả hai họa sĩ trẻ đều không nhận ra.

+chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men đã cứu sống được Gion-xi.

+chiếc lá được vẽ bằng cả tấm lòng của cụ Bơ-men

13 tháng 9 2023

Trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn O. Henry, diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn-xy được sáng tỏ qua các sự kiện trong câu chuyện. Ban đầu, Giôn-xy bị bệnh và rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tin rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cô sẽ chết. Tuy nhiên, sau khi chiếc lá cuối cùng không rụng trong đêm bão, Giôn-xy bắt đầu thay đổi suy nghĩ và hy vọng vào cuộc sống. Điều này cho thấy sự thay đổi tâm trạng từ bi quan sang lạc quan của nhân vật. Trong quá trình này, nhân vật cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xy, nhưng cuối cùng anh đã chết vì bệnh sưng phổi. Sự hy sinh của cụ Bơ-men cũng làm sáng tỏ tâm trạng của Giôn-xy, khi cô nhận ra giá trị của cuộc sống và tình yêu thương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Chọn đáp án D

23 tháng 12 2021

Em tham khảo:

     Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thời gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình(Câu ghép). Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

23 tháng 12 2021

có thể dài hơn 1 tý nx được k ạ 

 

25 tháng 10 2016

O. Henry tên thật là William Sydney Porter, ông sinh ra tại Greenboro, Bắc Carolina trong một gia đình có bố là bác sĩ. Năm William 3 tuổi, mẹ ông qua đời, William lớn lên trong vòng tay của bà và các cô chú. Không được học hành đến nơi đến chốn nhưng William là một cậu bé mê đọc sách. Năm 15 tuổi, ông bỏ học và làm việc tại hiệu thuốc của người chú ruột ở Texas. Một thời gian sau, ông đến Houston và làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Ông kết hôn với Athol Estes Roach năm 1887 và có một đứa con.

 

 

 

 

O. Henry chuyển đến New York năm 1902. Từ 12/1903 đến 1/1906, ông tham gia viết truyện đều đặn cho tờ World. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của ông - Cabbages and Kings (Bắp cải và vua chúa) - xuất bản năm 1904. Tập thứ 2 - Bốn triệu - ra đời 2 năm sau đó, tập hợp những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn như Món quà của các nhà hiền triết, Căn gác xép, Chiếc lá cuối cùng…

 

25 tháng 10 2016

Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả nên các truyện ngắn của O. Henry (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ) cũng thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mỹ đương thời. Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, và còn nữa: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.

Những bối cảnh trong các truyện ngắn cũng phong phú, với nhiều truyện lấy Thành phố New York - nơi O. Henry sống tám năm cuối đời ông - làm bối cảnh, cộng thêm những mẩu chuyện phiêu lưu trong vùng Trung và Tây-Nam nước Mỹ. Tất cả đều biểu hiện khung cảnh xã hội kinh tế nước Mỹ vào thời khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, lúc đường Thành phố New York còn được thắp sáng bằng đèn ga, người còn dùng xe ngựa để di chuyển, nhiều dân chăn bò (cowboy, hay "cao bồi") vẫn còn sống bờ sống bụi và xem pháp luật bằng nửa con mắt, dân đi tìm vàng tự lập nên những thị trấn mới rồi "tự cai tự quản", v.v.

Điểm đặc sắc trong truyện ngắn của O. Henry là những tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt hoặc oái oăm hoặc mỉa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở khóc dở cười, để rồi kết thúc trong bất ngờ làm người đọc hoặc thích thú nhưng không quá sướng thỏa, hoặc bâng khuâng nhưng không quá nặng nề. Những dư hương nhẹ nhàng như thế đọng trong tâm tư người đọc khá lâu. Có lẽ do vậy mà vài truyện của O. Henry đã được chuyển thể qua sân khấu, sau này là điện ảnh và truyền hình, kể cả sân khấu kịch ở Việt Nam. Riêng truyện A retrieved reform, rút tư liệu từ thời gian tác giả ngồi tù (có ý kiến cho là dựa trên chuyện có thật), được chuyển thành kịch sân khấu rất thành công.

Nhiều người ngạc nhiên về tính đa dạng trong các truyện của O. Henry. Một ngày, khi ngồi với nhà văn trong một hiệu ăn, một người bạn ông đặt câu hỏi thay cho số đông người đọc: làm thế nào ông kết cấu được các tình tiết, ông tìm đâu ra những cốt truyện như thế? Nhà văn đáp: "Từ mọi nơi. Mọi thứ đều mang câu chuyện". Rồi cầm lấy tờ thực đơn trên bàn ăn, ông nói: "Có một câu chuyện trong bản thực đơn này." Đúng như thế: sau đấy ông viết nên truyện Springtime à la carte.

Thời sinh tiền, O. Henry gửi các truyện của ông cậy đăng trên nhiều báo cuối tuần và tạp chí văn học. Các truyện này sau đó được in lại trong những tập truyện ghi