tả về đồ vật trong nhà bàn học đồng hồ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài:
Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.
II. Thân bài:
1. Khái niệm: Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.
2. Nguồn gốc lịch sử:
Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.
Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ. Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Vào những thập niên 1700, con người đã có đồng hồ treo tường chính xác đến từng phút. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang, nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
3. Phân loại:
– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ không dây…
4. Đặc điểm và cấu tạo:
– Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…
+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch…
+ Mặt hiển thị được gắn lên mặt trước của hộp.
+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
+ Bộ máy truyền động gồm: – Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.
5. Nguyên lý hoạt động:
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc bộ quay trên đồng hồ tự động. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
6. Vai trò, ý nghĩa:
– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.
– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu mọt chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.
7. Sử dụng và bảo quản:
– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.
III. Kết Bài:
Khẳng định: Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.
I. Mở bài:
Đồng hồ là một vật dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Nhờ có đồng hồ mà mọi hoạt động của xã hội loài người diễn ra chính xác và đều đặn.
II. Thân bài:
1. Khái niệm: Đồng hồ là một công cụ dùng để đo đạc những mốc thời gian nhỏ hơn một ngày; đối lập với lịch, là một công cụ để đo thời gian dài hơn một ngày. Những loại đồng hồ dùng trong kĩ thuật thường có độ chính xác rất cao và cấu tạo rất phức tạp. đồng hồ treo trên tường gọi là đồng hồ treo tường.
2. Nguồn gốc lịch sử:
Chúng ta tính thời gian bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ. Trước khi chưa có phát minh về đồng hồ, con người sử dụng nhiều thứ khác nhau để tính thời gian như: nhang, đèn cầy, lịch. Con người còn sử dụng mặt trời, cát để chia một ngày ra thành nhiều giờ.
Đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay được phát triển bởi những người sùng đạo ở châu Âu vào thế kỷ thứ 17. Họ cần biết thời gian chính xác để gặp nhau tại nhà thờ. Người Trung Quốc phát minh ra đồng hồ nước vào thế kỷ thứ 17, nhưng người Ai Cập cổ đại đã có chúng trước đó lâu rồi. Vào những thập niên 1700, con người đã có đồng hồ treo tường chính xác đến từng phút. Từ đó đến nay, chiếc đồng hồ đã qua rất nhiều lần cải tiến ngày càng trở nên tiện dụng và chính xác hơn.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang, nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
3. Phân loại:
– Theo cách hiển thị thời gian: đồng hồ cơ, đồng hồ âm thanh, đồng hồ chữ, đồng hồ điện tử.
– Theo cách đếm thời gian: đồng hồ cơ học, đồng hồ điện, đồng hồ tinh thể, đồng hồ phân tử, đồng hồ xung, đồng hồ radio, đồng hồ mặt trời…
– Theo chỗ để: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ không dây…
4. Đặc điểm và cấu tạo:
– Một chiếc đồng hồ treo tường thường bao gồm: thân hộp đựng, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ thống truyền động, nguồn năng lượng, chuông báo…
+ Thân hộp bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và đáy hoặc nắp phía sau . Những yếu tố này tạo dáng và phong cách cho chiếc đồng hồ. Hộp đựng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có chạm khắc tỉ mĩ để làm tăng vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Hộp được đóng thành khối vuông, khố hình chữ nhật, có móc gắn ở phía lưng. Một vài chiếc đồng hồ có hộp rất lớn, thường dùng để đặt trên các tòa nhà. Một vài đồng hồ treo tường giảm đi phần hộp, chỉ còn giữ lại mặt số.
+ Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các vạch (dấu) chỉ giờ, phút và giây. Mặt số có nhiều kiểu dáng, hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiển thị bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch…
+ Mặt hiển thị được gắn lên mặt trước của hộp.
+ Tổ hợp kim gồm: kim giờ, kim giây, kim phút, kim báo thức…Kim giờ chỉ giờ, là kim to và ngắn nhất trong các kim. Kim phút chỉ số phút trong một giờ, dài và nhỏ hơn kim chỉ giờ. Kim giây chỉ số giây trong một phút, dài và nhỏ nhất. Ngoài ra còn có kim báo thức có chức năng rung chuông báo thức khi được cài đặt. tổ hợp kim được gắn vào các trụng đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng tương ứng của bộ máy truyền động.
+ Bộ máy truyền động gồm: – Bộ động lực (dùng để tích trữ năng lượng); bộ chuyển động (gồm các banh răng trung tâm, bánh răng trung gian, bánh răng giây và bánh răng gai, dùng để nhận năng lượng của bộ động lực truyền cho bộ chỉnh động); bộ chỉnh động (gồm bánh răng gai, ngựa và chân kính lá trang); bộ điều hòa (gồm có vành tóc và dây tóc. Dưới tác dụng đàn hồi của dây tóc theo vòng xoắn Acsimet, vành tóc lại truyền ngược chuyển động lại cho ngựa làm ngựa tháo mở từng răng bánh răng gai một); bộ truyền kim truyền các chuyển động của kim phút, giờ, giây
+ Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bánh răng hoặc trục quay dùng để truyền năng lượng làm quay tổ hợp kim hiển thị thời gian. Hệ thống truyền động hay bánh răng truyền năng lượng được lưu trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi . Khi dây cót nhả, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
+ Nguồn năng lượng: có thể dùng dây cót lên dây cho đồng hồ hoặc dùng pin tích điện để duy trì hoạt động của máy.
+ Chuông báo: là chuông nhắc giờ hoặc chuông báo thức. Chuông nhắc giờ thường báo đều đặn theo khoảng thời gian cố định. Chuông báo thức chỉ báo khi được cài đặt.
5. Nguyên lý hoạt động:
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc bộ quay trên đồng hồ tự động. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian. Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
6. Vai trò, ý nghĩa:
– Đồng hồ là thiết bị đo đếm thời gian, đảm bảo mọi hoạt động trong xã hội diễn ra chính xác và đều đặn. Ở vai trò này có thể ví chiếc đồng hồ giống như vị thần canh giữ thời gian.
– Đồng hồ là vật trang trí làm đẹp thêm không gian. Nhiều chiếc đồng hồ được sản xuất tỉ mỉ rất đắt tiền trở thành vật trang trí cho các tòa nhà sang trọng và công trình tôn giáo.
– Có chiếc đồng hồ sẽ giúp chúng ta chủ động sử dụng thời gian làm việc hiệu quả, mang lại nhiều lộ ích cho cuộc sống.
– Nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt khiến cho giá thành đồng hồ rất rẻ từ vài trăm nghìn đến vài triệu mọt chiếc. Có thể nói ở đâu có con người, ở đó có đồng hồ.
7. Sử dụng và bảo quản:
– Treo đồng hồ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
– Nên treo đồng hồ ở gần lối đi, nơi có nhiều ánh sáng để dễ dàng quan sát.
– Không nên treo đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn sẽ làm mau hư thiết bị.
– Môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định,
– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.
– Khi đồng hồ bị hư phải sữa chữa đúng cách. Thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận để sử dụng đồng hồ được bền lâu.
III. Kết Bài:
Khẳng định: Có thể nói đồng hồ gần như điều khiển toàn bộ các hoạt động của con người trên trái đất. Chúng ta sẽ không thể làm việc hiệu quả mà không cần có đồng hồ. Thật không thể hình dung cuộc sống loài người sẽ khó khăn thế nào nếu một ngày không còn nhìn thấy chiếc đồng hồ nào trong cuộc sống này nữa.
Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bàn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật mẹ mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi (10-10-2004). Đó là đồng hồ điện tử báo thức nhãn hiệu PEARL của Trung Quốc.
Chiếc đồng hồ vỏ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số 12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất, đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, nhỉnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm giữa tâm vòng tròn; cái chốt đen nhánh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.
Phía sau mật đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu "Con Thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc cúc bạc để điều khiển giờ, phút và chuông báo thức. Có một gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 đã bày cho em cách lắp pin, cách điều chỉnh giờ phút, cách sử dụng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết thì hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế !
Trước đây, gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo” nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì à ì ạch. có hôm chạy chậm đến nửa tiếng ! Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủ động. 6h30' mỗi sáng, em khoác ba lô sách vở lên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, chào bố mẹ, em đi bộ đến trường. Chiều nào cũng 13h30', em đi đến lớp. Chưa bao giờ đến muộn như một vài bạn khác. Việc học tập ở nhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h-21h30' học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6h nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ 10-15 phút, rồi chuẩn bị đi học.
Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống, học tập, nghỉ ngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi giờ như mọi khi nữa.
Chiếc đồng hồ là quà tặng chứa đựng bao tình thương của mẹ: "Lan ơi ! Con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé ". Mẹ vừa nói vừa âu yếm ôm con gái bé bỏng vào lòng.
Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm thì với em: "Cố gắng ! Cố gắng !".
Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.
Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên: "Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm ! Chú mày đã bảo cho ta biết: Thì giờ còn quý hơn vàng bạc ..."
Đề 3:
Vào năm học được ít ngày, bố mua cho em một chiếc xe đạp mới tinh và đẹp lắm. Em mừng vui vô cùng, gặp bạn nào thân thiết em cũng muốn khoe.
Thật đúng là một chiếc xe còn mới tinh. Em thấy nó còn xinh xắn hơn cả chiếc xe mini Trung Quốc của chị Hai.
Bố chọn chiếc xe có nước sơn màu xanh ngọc dịu dàng, màu sắc mà em yêu thích. Hai vành xe sáng bóng soi được cả ngón tay khi em chùi vào. Những chiếc nan hoa bé nhỏ nhưng thật cứng tỏa ra hết cả vòng tròn bánh xe, trong thật vui mắt. Người thợ khéo tay còn gắn ở một bên tay lái chú Hugô dễ thương làm bằng thiếc mỏng. Cái chuông gắn một bên tay lái kia, thỉnh thoảng kêu "kính coong, kính coong..." thật tinh nghịch và vui tai. Bên phải của bánh xe sau có cái chân chống vững chắc, tiện lợi khi dựng xe mà xe không bị đổ xuống, em thấy thật yên tâm! Khi đạp xe, những tiếng ro ro của chiếc xích xe khiến em cảm thấy con đường đến trường như ngắn lại. Chiếc xe thật khỏe, vì có lúc nó chở cả em và bạn Dũng mà vẫn chạy bon bon trên đường làng. Khi gặp nơi đông người, cái phanh xe gắn ngay phía dưới tay em cầm lái giúp em điều khiển xe rất dễ dàng. Em yêu chiếc xe đạp lắm. Em gọi nó là "người bạn tốt".
Hàng ngày, em vẫn dành thời gian để lau chùi chiếc xe đạp thân thiết. Vì thế, hơn một năm trôi qua mà chiếc xe vẫn còn mới lắm. Chiếc xe đã gắn bó với bước chân đến trường của em, vì thế, càng yêu quý chiếc xe bao nhiêu em càng biết ơn tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình dành cho em bấy nhiêu.
Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.
Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán
Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.
Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!
Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “lòng mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.
Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình
mk chỉ có thể chép thôi thông cảm
mk chọn đề 1
- Mở bài: Lí do em có quyển sách?
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.
- Thân bài:
+ Tả bao quát:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.
+ Tả các bộ phận của đồ vật:
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.
Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: NGƯỜI CÔNG DÂN.
Trang bốn là chữ Tuần 19 với bài tập đọc Người công dân số Một. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc Những cánh buồm. Bài thơ bộc lộ cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu; ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
- Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
Dàn bài: Tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai.
a) Mở bài:
- Giới thiệu quyển sách Tiếng Việt 5 tập 2.
- Trong bộ sách giáo khoa lớp 5 của em.
b) Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Sách hình chữ nhật, kích thước 18cm x 24 cm, dày 176 trang.
- Tả từng bộ phận:
+ Bìa làm bằng giấy cứng, láng, in hình các bạn đội viên với chiếc khăn quàng đỏ thắm và bộ đồng phục học sinh đang ngồi cùng nhau tìm hiểu về quê hương đẹp xinh.
+ Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người nông dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai.
+ Các môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biển gây được sự chú ý nhất định.
+ Trước mỗi chủ điểm đều giành hẳn một trang minh họa cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh họa rõ ràng, màu sắc đẹp, hấp dẫn, thu hút sự chú ý, làm cho bài học dễ hiểu hơn.
- Công dụng:
+ Quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai sẽ theo em suốt học kì cuối của năm học, những kiến thức mới trong đó sẽ mở mang thêm trí óc non nớt của chúng em.
+ Mỗi bài tập đọc, mỗi bài kể chuyện… lại đem đến cho chúng em những bài học bổ ích, dạy chúng em cách sống sao cho hữu ích.
+ Không chỉ quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai, cả bộ sách giáo khoa lớp Năm, rất cần thiết và quan trọng đối với chúng em. Chúng không những hỗ trợ nhau trong việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức toàn diện cho chúng em mà còn góp phần khơi gợi, hình thành ở chúng em nhân cách tốt.
Vào đầu năm học, mẹ mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập để phục vụ cho việc học. Trong rất nhiều đồ dùng ấy, em yêu thích và ấn tượng nhất với chiếc thước kẻ.
Chiếc thước kẻ được làm bằng gỗ, dài 20 cm, chiều ngang rộng 1 cm. Em rất yêu thích cây thước kẻ này vì nó nhỏ gọn, phục vụ cho em rất nhiều trong việc học tập. Mỗi ngày em đều mang nó đến trường để kẻ ở môn toán cho mỗi phép tính, kẻ hết bài ở môn tiếng việt. Chiếc thước đã giúp ích em rất nhiều. Bên cạnh đó, em cũng rất yêu quý nó bởi nó có bề ngoài rất đẹp và đặc biệt. Mỗi mặt thước được sơn một màu khác nhau, một mặt có màu đỏ tươi, một mặt lại có màu xanh da trời, mặt còn lại có màu vàng nghệ còn mặt kia có màu trắng sữa, trông mới đặc biệt làm sao. Nổi lên trên nền màu sặc sỡ ấy là những vạch kẻ rất đều nhau màu đen rõ nét đánh dấu từng centimet để phục vụ cho việc học tập, đo đạc tính toán của em. Nhờ những vạch đo chính xác ấy mà em rất thuận lợi trong giờ toán, đặc biệt trong các tiết học vẽ cần đến sự chính xác và tỉ mỉ.
Em dùng thước để kẻ những đoạn thẳng rất đẹp và ngay ngắn không chỉ vậy, khi bài học yêu cầu vẽ những hình vuông, hình tam giác hay hình chữ nhật em cũng đều dùng đến thước vẽ rất tiện lợi và chính xác. Đối với em, cây thước rất quan trọng trong việc học tập mỗi ngày, nó là đồ dùng học tập gắn bó và quan trọng không thể thiếu với em. Em sẽ luôn giữ gìn cây thước thật cẩn thận mỗi khi dùng xong để nó luôn bền đẹp và song hành với em trong suốt quá trình học tập, góp phần giúp em tiến bộ hơn.Vào đầu năm học, mẹ mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập để phục vụ cho việc học. Trong rất nhiều đồ dùng ấy, em yêu thích và ấn tượng nhất với chiếc thước kẻ.
Chiếc thước kẻ được làm bằng gỗ, dài 20 cm, chiều ngang rộng 1 cm. Em rất yêu thích cây thước kẻ này vì nó nhỏ gọn, phục vụ cho em rất nhiều trong việc học tập. Mỗi ngày em đều mang nó đến trường để kẻ ở môn toán cho mỗi phép tính, kẻ hết bài ở môn tiếng việt. Chiếc thước đã giúp ích em rất nhiều. Bên cạnh đó, em cũng rất yêu quý nó bởi nó có bề ngoài rất đẹp và đặc biệt. Mỗi mặt thước được sơn một màu khác nhau, một mặt có màu đỏ tươi, một mặt lại có màu xanh da trời, mặt còn lại có màu vàng nghệ còn mặt kia có màu trắng sữa, trông mới đặc biệt làm sao. Nổi lên trên nền màu sặc sỡ ấy là những vạch kẻ rất đều nhau màu đen rõ nét đánh dấu từng centimet để phục vụ cho việc học tập, đo đạc tính toán của em. Nhờ những vạch đo chính xác ấy mà em rất thuận lợi trong giờ toán, đặc biệt trong các tiết học vẽ cần đến sự chính xác và tỉ mỉ.
Em dùng thước để kẻ những đoạn thẳng rất đẹp và ngay ngắn không chỉ vậy, khi bài học yêu cầu vẽ những hình vuông, hình tam giác hay hình chữ nhật em cũng đều dùng đến thước vẽ rất tiện lợi và chính xác. Đối với em, cây thước rất quan trọng trong việc học tập mỗi ngày, nó là đồ dùng học tập gắn bó và quan trọng không thể thiếu với em. Em sẽ luôn giữ gìn cây thước thật cẩn thận mỗi khi dùng xong để nó luôn bền đẹp và song hành với em trong suốt quá trình học tập, góp phần giúp em tiến bộ hơn.
Bước vào năm học mới, mẹ đưa em đi chợ để sắm đồ dùng học tập. Nào là sách vở, bút thước và một chiếc cặp sách rất đẹp. Chiếc cặp sách là thứ em thích nhất, nó đã cuốn hút em ngay khi em và mẹ đến với cửa hàng văn phòng phẩm.
Chiếc cặp sách của em được làm bằng vải cứng, có dáng hình chữ nhật và có màu xanh trông rất bắt mắt. Bên ngoài có in hình hai hai con búp bê vì mẹ biết em rất thích chơi búp bê. Giữa phần nắp cặp và thân cặp được gắn với nhau bằng hai móc nhựa, rất tiện lợi cho việc mở và đóng. Đằng sau là hai dây đeo để em có thể đeo cặp trên lưng, chiếc cặp còn có một quai xách phụ để khi đeo mỏi lưng em có thể xách bằng tay. Bên trong chiếc cặp có rất nhiều ngăn. Em đếm được tất cả năm ngăn, trong đó có hai ngăn rộng, hai ngăn nhỏ hơn và một ngăn bé. Hai ngăn rộng em dùng để đựng sách vở, một ngăn đựng sách và một ngăn đựng vở. Một ngăn nhỏ hơn được dùng để đựng các đồ dùng học tập khác như hộp bút, bảng, hộp phấn, một ngăn nhỏ nữa em dùng để để mũ ca nô và khăn quàng đỏ.
Đặc biệt chiếc cặp còn có một ngăn bé xíu dùng để đựng một số đồ quan trọng như tiền mẹ cho em ăn sáng và có một cuốn sổ nhỏ. Vì chiếc cặp có nhiều ngăn nên rất tiện lợi cho việc để đồ dùng, mỗi đồ dùng đều có vị trí riêng, tránh lộn xộn như khăn đỏ và mũ ca nô để với hộp phấn thì sẽ rất bẩn, đồng thời khi muốn lấy đồ dùng gì thì chỉ cần nhớ đúng ngăn là lấy sẽ rất nhanh, tránh mất quá nhiều thời gian.
Hơn thế nữa, mỗi ngăn đều có một cái khóa riêng rất cẩn thận giúp mọi đồ dùng bên trong không bị rơi ra ngoài. Bạn học sinh nào cũng có một chiếc cặp như vậy, nhưng em thấy chiếc cặp của em là đẹp nhất không bởi vì kiểu dáng của nó đẹp mà đó là chiếc cặp mà mẹ mua cho em. Nó thể hiện sự yêu thương quan tâm mà mẹ dành cho em.
Chính vì vậy em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, khi đến lớp cũng như về nhà em để chiếc cặp nhẹ nhàng lên bàn học chứ không tùy tiện vứt mọi nơi khi về nhà, đặc biệt những hôm trời mưa em cho chiếc cặp vào một chiếc túi bóng để tránh bị ướt sẽ nhanh hỏng. Em rất yêu quý chiếc cặp sách của mình. Em hứa sẽ giữ gìn nó cẩn thận để chiếc cặp được bền và theo em suốt năm học.
1. Mở bài:
Học kì 2 đã đến, em được dùng bộ sách giáo khoa mớiTrong các cuốn sách, em yêu thích nhất sách Tiếng Việt 5, tập hai.2. Thân bài:
Tả bao quát: Sách hình chữ nhật, dài khoảng 27cm, rộng khoảng 19 cm, màu chủ đạo là màu vàng cam.Tả chi tiết:Bìa sách: in bằng giấy cứng, có màu vàng cam. Bìa trước có chữ "TIẾNG VIỆT”cỡ chữ to, màu vàng đất cùng với chữ số 5 màu xanh.Mặt sau bìa sách: giới thiệu tên các quyển sách có trong bộ sách giáo khoa lớp 5, góc dưới bên phải của bìa có in giá tiền của quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.Bài học được bố trí trong sách:Sách có 187 trang, in chữ đen đều tăm tắpSách được ghép các bức tranh minh hoạ dễ hiểu, phù hợp với nội dung bài học giúp em hứng thú hơn trong học tập.Nội dung cuốn sách gồm có 7 chủ điểm: Mỗi chủ điểm có 9 bài (trừ chủ điểm ôn tập)Các bài học có thông tin và hình ảnh đầy đủ, có phần thực hành và ứng dụng cụ thể. Công dụng của sách tiếng việt 5: giúp em học được nhiều bài đọc, nhiều dạng câu và dạng tập làm văn mới.3. Kết bài:
Em rất quý cuốn sách, em xem đó là người bạn đồng hành của em trong chặng đường tiếp theo.b. Cái đồng hồ báo thức
1. Mở bài:
Em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thứcĐó là quà sinh nhật lần thứ 9 của Lan tặng em2. Thân bài:
Tả tổng quát: hình chú mèo máy Đô-rê-mon ngộ nghĩnh, làm bằng nhựa cứng, khoác lên mình màu xanh da trời.Tả chi tiết:Phía trên đồng hồ là khuôn mặt đáng yêu của chú mèo với đôi mắt to tròn, bộ râu màu đen và chiếc miệng cười tươiChú đeo chiếc balo đi học màu vàng và đang đưa cánh tay lên vẫy chàoPhía dưới là mặt đồng hồ tròn trĩnh, có các chữ số từ một đến mười hai và ba chiếc kim nhỏ màu đen.Phía sau là một mặt nhựa đen và chỗ để lắp pin để chiếc đồng hồ hoạt động và hai nút điều chỉnh kim giờ và kim phút.Công dụng của chiếc đồng hồ: Giúp em xem thời gian, mỗi sáng giúp em thức dậy đúng giờ để tới lớp.3. Kết bài:
Em rất quý chiếc đồng hồ, em sẽ giữ gìn và bảo vệ chiếc đồng hồ cẩn thận
Đồ vật nào trong gia đình cũng để lại trong em nhiều kỉ niệm sâu sắc của tuổi thơ ấu. Từ cái nôi nơi đưa em vào những giấc ngủ ngon lành khi em còn bé tí tẹo đến cái đồng hồ báo thức, tấm lịch treo tường nhắc nhở em ngày tháng trôi qua và giờ giấc học tập. Tất cả các đồ vật đã trở thành thân quen, thành những người bạn tốt của em, nhưng nơi giúp em chuyên cần học tập, nơi em ngồi và học bài chính là cái bàn, người bạn đã gắn liền với em trong suốt thời gian đi học.
Bàn được kê ở một nơi yên tĩnh ngay bên cửa sổ nhìn ra vườn cây. Ngay từ khi vào lớp Một, ba đã mua cho em chiếc bàn này.
Bàn khá xinh xắn, tuy chỉ bằng gỗ bình thường nhưng đã được đánh bóng và được phủ lên bằng một lớp véc-ni màu nâu rất đẹp. Đặt trên mặt bàn là một tấm kính màu dày năm ly. Em lồng thời khóa biểu và mấy tấm ảnh chụp chung cùng gia đình dưới tấm kính. Mọi thứ để trên bàn đều gọn gàng, ngăn nắp. Phía bên phải, em để cặp sách, ở giữa là một lọ hoa hồng bằng vải màu đỏ tươi. Bàn có bốn chân vững chắc, không cao lắm, vừa tầm em ngồi nên rất thoải mái. Một ngăn kéo nhỏ bám theo phần dưới của mặt bàn, có núm tròn bằng sắt mạ bạc. Trong ngăn bàn, em để sách vở, đồ dùng học tập. Chân bàn và ngăn kéo đều được đánh véc-ni nhẵn bóng.
Bên cạnh bàn, một chiếc ghế tựa có bốn chân, kích thước hài hòa với chiếc bàn, trông cũng gọn gàng đẹp mắt. Nơi đây em ngồi học thoải mái, em nghe thấy tiếng chim hót ở ngoài vườn, tiếng gió luồn qua các lá cây xào xạc. Mỗi buổi ban mai, những tia nắng vàng xuyên qua các kẽ lá nhảy nhót trên bàn như đang nô đùa với em.
Em rất yêu chiếc bàn học, nó đã trở thành người bạn thân thiết cùng em sớm tối học hành, nó cũng là đồ vật để lại trong em nhiều kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò.