Tại sao dân cư trên thế giới phân bố không đều.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư trên thế giới
- Địa lý và khí hậu
- Tài nguyên tự nhiên
- Kinh tế và cơ hội làm việc
- Chính trị và xã hội
- Môi trường và bảo vệ môi trường
- Chính trị di cư và quyền di cư
- Văn hóa và xã hội
Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều do sự tương tác của nhiều yếu tố phức tạp. Một trong những yếu tố quan trọng là địa lý và khí hậu, với các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi thường có sự tập trung dân cư cao hơn. Ngoài ra, tài nguyên tự nhiên như nước, đất đai, và thảm thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định nơi mà con người định cư. Các khu vực có tài nguyên dồi dào thường thu hút dân cư. Khía cạnh kinh tế và cơ hội làm việc cũng chơi một vai trò lớn, với các thành phố lớn thường thu hút dân cư vì có nhiều công việc và cơ hội kinh doanh. Các yếu tố chính trị, xã hội, và môi trường cũng ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, trong đó sự ổn định và hòa bình đóng vai trò quan trọng. Cuối cùng, văn hóa và xã hội, bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, và gia đình, cũng có thể làm cho người dân có xu hướng sống gần với người có nền văn hóa và ngôn ngữ tương tự. Tổng hợp, sự phân bố dân cư trên thế giới là kết quả của sự tương tác đa dạng của các yếu tố này.
Giải thích sự phân bố dân cư không đồng đều
- Do tác động của các nhân tố tự nhiên
+ Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở nơi có khí hậu ôn hoà, ấm áp vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt 1 nơi có khí hậu khắc nghiệt (sa mạc, vùng cực. mưa quá nhiều ở vùng rừng rậm xích đạo,...).
+ Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào thu hút dân cư (như 1 châu thổ các sông lớn).
+ Địa hình, đất đai: Dân cư thường tập trung đông đúc ở nơi có địa hình bằng phẩng, đất đai màu mỡ; ngược lại, các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt.
+ Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư.
+ Do tác động cùa nhân tố kinh tế - xã hội (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, càng chế ngự được nhiều khó khăn của tự nhiên, để bố trí dân cư (ngày nay, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ở những vùng quanh năm bang giá, vùng núi cao hay hoang mạc,...).
+ Tính chất nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chấ của nền kinh tế. Những khu dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn là với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân số cao thấp khác nhau tuỳ theo tính chất của từng ngành sản xuất. Trong nông nghiệp cũng tương tự, việc canh tác lúa nước cần nhiều lao động nên dân cư tập trung đông đúc.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời (các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, đồng bằng Tây Âu,...) có dân cư đông đúc hơn nhũng khu vực mới khai thác (ở Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a,...).
+ Các dòng chuyển cư: Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động,đến bốc tranh phân bố dân cư thế giới. Số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh và Ô-xtrây-li-a tâng lên nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lổ từ châu Âu và châu Phi tới.
refer
Dân cư phân bố không đều do hai yếu tố chính:
- Nhân tố tự nhiên:
+ Dân cư thường tập trung đông ở ven biển và các lưu vực sông lớn thuận lợi cho giao lưu kinh tế, các vùng đồng bằng rộng lớn, những nơi có nguồn đất đai màu mở thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây lương thực,...
+ Nơi có khí hậu ấm áp, mát mẻ, ôn hòa thuận lợi cho sinh sống.
+ Có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc tiêu tưới, nước sinh hoạt hằng ngày.
+ Ngoài ra nơi đó cần có nguồn khoáng sản dồi dào thuận lợi phát triển kinh tế.
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Tính chất nền kinh tế.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phân bố dân cư,từ Nam sang Tây vì có khí hậu ấm áp hơn xuất hiện các nền công nghiệp mới.
+ Chuyển cư.
=> Tuy nhiên hiện nay, nhân tố kinh tế xã hội đóng vai trò lớn hơn trong sự phân bố dân cư.
vì có những nơi thuận lợi để phát triển kinh tế có nhiều người,có những nơi có khí hậu khắc nghiệt,chiến tranh,... thì có ít người sinh sống
-Vì có những nơi địa hình, không khí thuận lợi dân cư có nhiều.
-Những nơi có địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nhiệt, dân cư ít.
Dân cư trên thế giới chủ yếu sống ở Đông Bắc Hoa Kì, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Âu, Trung Âu, Tây Phi, Trung đông vì ở đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu tốt, nhiều mưa còn ở những nơi sâu trong đất liền thì có khí hậu quá lạnh hoặc quá nóng, khó tìm nguồn nước, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, ít mưa vì vậy cư dân thường tập trung đông ở những nơi ven biển. Từ đó có sự phân bố dân cư không đồng đều.
Phân bố dân cư không đồng đều do 2 nguyên nhân chủ yếu:
- Các nhân tố tự nhiên : Khí hậu đất, nước, địa hình, khoáng sản.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ và sự chuyển cư.
Đặc điểm của sự phân bố dân cư trên Trái đất là:
+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà,đều có mật độ dân số cao.
+ Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo. đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc.khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
-Vì để cho các vùng không có người phải có sự sống, nghĩa là phải có người sống ở đấy nếu không sống chung thì đâts nước sẽ rất chật chội.
Đặc điểm phân bố dân cư thế giới: Phân bố dân cư trên thế giới không đều và có những đặc điểm chính sau:
- Tập trung ở các vùng đô thị: Dân cư thế giới tập trung nhiều nhất ở các thành phố lớn và vùng đô thị phát triển. Các khu vực đô thị thường có mật độ dân số cao và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống hiện đại.
- Phân bố thưa thớt ở vùng quê hương: Trái lại, vùng nông thôn và quê hương thường có mật độ dân số thấp hơn. Dân cư ở các vùng này thường sống dựa vào nông nghiệp và thường gặp khó khăn về tiện ích và cơ sở hạ tầng.
- Phân bố dân cư theo các đặc điểm địa lý: Sự phân bố dân cư còn phụ thuộc vào các yếu tố địa lý như địa hình, khí hậu, và tài nguyên tự nhiên. Ví dụ, các khu vực ven biển thường có dân số cao hơn do cung cấp nguồn sống từ biển và tiện ích du lịch.
Nguyên nhân vì sao dân cư phân bố không đều:
- Tài nguyên tự nhiên: Sự phân bố dân cư thường phụ thuộc vào sự có mặt của tài nguyên tự nhiên như nước, đất đai, và khoáng sản. Những khu vực có tài nguyên dồi dào thường có dân số cao hơn.
- Khí hậu: Khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống và nghề nghiệp của người dân. Các khu vực có khí hậu ấm áp thường thu hút dân số hơn so với khu vực khí hậu cực đoan.
- Cơ hội công việc: Dân cư thường tập trung ở các vùng có cơ hội công việc và kinh doanh tốt. Các thành phố và vùng đô thị phát triển thường có nhiều cơ hội làm việc và thu nhập tốt hơn.
- Chính trị và xã hội: quản lý xã hội đúng đắn có thể thu hút dân cư và đầu tư vào một khu vực cụ thể. Ngược lại, xung đột và không ổn định chính trị có thể đẩy người dân ra khỏi một khu vực.
- Lịch sử và văn hóa: Lịch sử và văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phân bố dân cư. Những nơi có giá trị lịch sử và văn hóa thường thu hút dân cư và du khách.
Tham khảo:
Đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay là:
Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian: năm 2005, mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều.
Biến động về phân bố dân cư theo thời gian
Phân bố dân cư không đồng đều do 2 nguyên nhân chủ yếu:
- Các nhân tố tự nhiên : Khí hậu đất, nước, địa hình, khoáng sản.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ và sự chuyển cư.
- Có thể nói, sự phân bố dân cư phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước), sự phát triển kinh tế, trình độ của con người và lịch sử định cư. Trong khi đó, ở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau do đó, dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.
- Ví dụ ở Châu Phi nóng nực cực độ, châu Nam Cực lại lạnh giá vô cùng => Thưa và ít dân.
Với Châu Á, châu Âu, châu Mĩ khí hậu ôn hoà hơn => Đông dân.
Vùng đồng bằng, ven biển => Nhiều điều kiện phát triển kinh tế => Đông và dân cư phân bố dày.
Vùng đồi núi => Ít điều kiện phát triển kinh tế => Thưa và ít dân.