K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

- Tăng trưởng xanh lấy chính các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. 

- Tăng trưởng xanh hướng tới sử dụng nguồn tài nguyên có hạn một cách hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động và giảm tác động đến môi trường. 

- Tăng trưởng xanh cũng thể hiện ở việc giảm sự bất bình đẳng thông qua tiêu dùng xanh, đổi mới sản xuất và kinh doanh.

3 tháng 2 2023

* Khái niệm

Tăng trưởng xanh là phương thức phát triển kinh tế bền vững, một bộ phận của phát triển bền vững nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên.

* Biểu hiện

- Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

+ Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

+ Giảm mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất và dịch vụ.

- Xanh hóa sản xuất đầu tư phát triển vốn tự nhiên, ngăn ngừa và xử lí ô nhiễm:

+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

+ Sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới, vật liệu thay thế, sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao để tăng năng suất lao động, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ Phát triển nông nghiệp hữu cơ, áp dụng khoa học kĩ thuật nông nghiệp hiện đại để có năng suất và hiệu quả cao.

- Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững:

+ Kết hợp lối sống truyền thống đẹp với những tiện nghi văn minh, hiện đại.

+ Đô thị hóa bền vững gồm xử lí rác thải, chất thải, suy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn.

3 tháng 2 2023

Tăng trưởng xanh là sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để có thể tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cho cuộc sống trong con người trong tương lai.

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Quy luật địa đới).

Lời giải chi tiết:

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).

- Biểu hiện:

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: phụ thuộc lượng bức xạ mặt trời.

+ Sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau qua đai áp thấp xích đạo.

+ Các đới khí hậu trên Trái Đất: sự phân hóa theo vĩ độ, hình thành 7 đới khí hậu từ Xích đạo về 2 cực.

+ Sự hình thành các đới đất và các đới thực vật trên Trái Đất.

- Ý nghĩa: Có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống và sản xuất.

7 tháng 11 2023

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).

- Biểu hiện:

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: phụ thuộc lượng bức xạ mặt trời.

+ Sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất: các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau qua đai áp thấp xích đạo.

+ Các đới khí hậu trên Trái Đất: sự phân hóa theo vĩ độ, hình thành 7 đới khí hậu từ Xích đạo về 2 cực.

+ Sự hình thành các đới đất và các đới thực vật trên Trái Đất.

- Ý nghĩa: Có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống và sản xuất.

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (Quy luật phi địa đới).

Lời giải chi tiết:

Quy luật phi địa đới:

- Khái niệm: Là quy luật phân bố của các thành phần địa lí và các cảnh quan không phụ thuộc vào sự phân bố của bức xạ mặt trời (địa đới).

- Biểu hiện: Sự phân hóa địa ô và sự hình thành các vành đai theo vĩ độ.

Quy luật địa ô:

+ Khái niệm: là sự phân hóa theo kinh độ của các thành phần tự nhiên tùy theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lục địa.

+ Nguyên nhân: ảnh hưởng của biển không đồng nhất và địa hình.

+ Biểu hiện: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.

Quy luật đai cao:

+ Khái niệm: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo độ cao địa hình.

+ Nguyên nhân: nhiệt độ giảm theo độ cao, sự thay đổi lượng mưa và độ ẩm.

+ Biểu hiện: sự phân bố các vành đai đất, thực vật theo độ cao.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Tác động đến sự phân bố nhiệt, ẩm trên Trái Đất và quyết định thành phần khoáng của đất, nước, các chất hữu cơ,…

+ Làm đa dạng, phong phú các đới thiên nhiên => phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là nông nghiệp).

3 tháng 2 2023

- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

- Biểu hiện:

+ Theo kinh độ (quy luật địa ô):

Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

Sự phân bố lục địa và đại dương => khí hậu và một số thành phần tự nhiên (nhất là thực vật) thay đổi từ đông sang tây.

+ Theo đai cao (quy luật đai cao):

Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

 

- Ý nghĩa thực tiễn: Quy luật đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hằng ngày.

- Ví dụ minh họa: Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trong lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.

3 tháng 2 2023

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí:

- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Biểu hiện:

+ Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau.

+ Nếu 1 thành phần thay đổi => sự thay đổi các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Có thể dự báo trước về sự thay đổi các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng.

+ Cần nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác tất cả các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thổ trước khi sử dụng, khai thác.

3 tháng 2 2023

Đặc điểm

- Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

- Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

- Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.

- Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ.

7 tháng 11 2023

Đặc điểm của ngành chăn nuôi:

- Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.

- Đối tượng của ngành là các vật nuôi => phải tuân theo các quy luật sinh học.

- Chăn nuôi có thể phát triển tập trung hay di động, phân tán, theo quy mô nhỏ hay lớn => hình thành 3 hình thức chăn nuôi: tự nhiên (chăn thả), công nghiệp (trang trại hiện đại) và sinh thái.

- Là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc.

- Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến.

20 tháng 7 2023

- Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

+ Các dòng hàng hóa - dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các nước kí kết vào tham gia vào nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương.

+ Các giao dịch quốc tế về thương mai, đầu tư và tài chính nhanh. Nhiều hình thức thương mại và đầu tư mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,...

6 tháng 11 2023

Tham khảo: 

- Toàn cầu hóa có 5 biểu hiện chính:

+ Các dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển.

+ Các giao dịch quốc tế về thương mai, đầu tư và tài chính tăng nhanh.

+ Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu.

+ Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng.

+ Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất, kinh doanh.