Dựa vào thông tin trong mục e, hãy nêu các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Cần phải bảo vệ nguồn nước ngọt vì:
- Nước ngọt có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, các hoạt động sinh hoạt và sản xuất:
+ Cơ thể con người cần 1 lượng nước để duy trì sự sống, nếu thiếu nước cơ thể sẽ mệt mỏi, bệnh tật.
+ Nước ngọt cần thiết cho sinh hoạt (ăn uống, tắm giặt, rửa bát,…).
+ Tưới tiêu cho cây trồng, làm mát máy móc, thiết bị công nghiệp,…
- Nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong thủy quyển và đang ngày càng khan hiếm (thủy quyển bao phủ tới 76% bề mặt Trái Đất, nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt, trong đó thì 70% lượng nước ngọt này tồn tại dưới dạng băng tuyết).
* Giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới;
- Sử dụng nguồn nước hợp lí;
- Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước,…
- Xử lý nước thải hợp lí
- Phân loại rác thải.
Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):
– Đới lạnh:
+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.
+ Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.
+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.
– Đới ôn hòa:
+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.
+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.
+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.
+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.
– Đới nóng:
+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.
+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.
– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á
+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.
+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.
=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.
Tham khảo!
Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp:
Biện pháp | Cơ sở khoa học |
Ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí. | Giúp thuận lợi cho quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học được hiệu quả. |
Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. | Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tránh cho các cơ quan tiêu quá phải làm việc quá sức. |
Ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện an toàn thực phẩm. | Tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa. |
Uống đủ nước; tập thể dục thể thao phù hợp. | Giúp cho cơ thể và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. |
Tham khảo
- Các biện pháp bảo vệ môi trường biển đảo nước ta:
+ Tham gia vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường biển, đảo.
+ Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động làm sạch bờbiển, làm đẹp cảnh quan, môi trường biển đảo…
+ Tích cực tham gia các hoạt động khắc phục và làm giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương.
+ Tổ chức học tập và thực hành các kĩ năng sống thích ứng với những thay đổi của tự nhiên vùng biển đảo…
Tham khảo
1.
- Môi trường biển là không chia cắt được. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh.
- Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền.
2.
* Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam:
- Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
+ Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta.
+ Nhiều hoạt động kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.
+ Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chất lượng nước biển:
+ Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép.
+ Chất lượng nước biển ven các đảo và cụm đảo khá tốt, kể cả ở các đảo tập trung đông dân cư.
+ Chất lượng nước biển xa bờ đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.
- Chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven bờ. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu tới môi trường biển đảo.
- Để bảo vệ môi trường biển đảo cần kết hợp nhiều giải pháp như:
+ Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo;
+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo;
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo,...
* Liên hệ: những hành động mà em có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo:
- Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái,... nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo.
- Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật.
- Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.
- Những biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất của Ô-xtrây-li-a: Đất đai kém màu mỡ, khô hạn nên phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây chịu hạn. Triển khai chương trình quốc gia chăm sóc đất để canh tác, phủ xanh đất trống, phổ biến kĩ thuật… góp phần bảo vệ tài nguyên đất.
Tham khảo
- Thuận lợi:
+ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. Việt Nam đã kí kết Công ước này và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình đấu tranh nhằm thực thi Công ước trên Biển Đông.
+ Việt Nam đã xây dựng được hệ thống luật và pháp luật làm cơ sở để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước trên Biển Đông, như: Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Biên giới Quốc gia năm 2003,...
+ Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), kí một số thoả thuận và hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng, như: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a năm 2003, Thoả thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xi-a năm 1992,...
+ Tình hình an ninh, chính trị khu vực Đông Nam Á ngày càng ổn định, các nước ASEAN ngày càng đồng thuận trong cách ứng xử của các bên trên Biển Đông.
- Khó khăn: tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông.
- Nhận xét: trong giai đoạn 1970 - 2019, diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giảm 0.61 triệu Km2.
- Nguyên nhân của việc suy giảm diện tích rừng A-ma-dôn:
+ Con người khai thác rừng để lấy gỗ, lấy đất canh tác; khai thá khoáng sản, làm đường giao thông…
+ Cháy rừng.
- Một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn:
+ Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng;
+ Trồng và phục hồi rừng;
+ Tuyên truyền bảo vệ rừng cho người dân bản địa
*Bảo vệ môi trường nước
- Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải
- Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước
- Nâng cao nhận thức của người dân
- Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển
*Bảo vệ môi trường không khí
- Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... nhằm hạn chế khí thải, cải thiện chất lượng không khí
- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,...
a, Bảo vệ môi trường không khí
– Nguyên nhân: Do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải đã làm môi trường không khí châu Âu ô nhiễm.
– Giải pháp: kiểm soát chất lượng khí thải, đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao, đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.
b, Bảo vệ môi trường nước
– Nguyên nhân: Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nên môi trường nước của châu Âu bị ô nhiễm.
– Giải pháp: tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường, kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển, nâng cao ý thức người dân.
Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.
- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.