Dựa vào thông tin trong mục 2 và hình 4, hãy:
- Trình bày đặc điểm vỏ Trái Đất.
- Nêu sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp: nhân, man-ti và vỏ Trái Đất.
- Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Đặc điểm | Vỏ lục địa | Vỏ đại dương |
Phân bố | Ở lục địa. | Ở các nền đại dương. |
Độ dày trung bình | 70 km. | 5 km. |
Cấu tạo | Trầm tích, granit và badan. | Trầm tích và badan. |
* Giới hạn
- Vỏ địa lí ở lục địa: dưới tầng ô dôn đến phía trên của tầng granit.
- Vỏ địa lí ở đại dương: dưới tầng ô dôn đến phía trên của tầng trầm tích ở đại dương.
* So sánh vỏ Trái Đất và vỏ địa lí
Tiêu chí | Lớp vỏ Trái Đất | Lớp vỏ địa lí |
Chiều dày | Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | Khoảng 30 đến 35 km. |
Giới hạn | Từ phía dưới của vỏ phong hóa đến phía trên của lớp man-ti. | Giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa. |
Thành phần vật chất | Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). | Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. |
- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.
- Khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất:
+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm tầng chứa mùn và tầng tích tụ.
+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa của đá gốc; bao gồm cả đất (tầng chứa mùn, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.
- Các bộ phận của vỏ Địa lí: bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Giới hạn của vỏ địa lí: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:
Tiêu chí | Lớp vỏ Trái Đất | Lớp vỏ địa lí |
Chiều dày | Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). |
Thành phần vật chất | Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). | Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. |
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng nhiều nguyên tố hóa học, chủ yếu là silic và nhôm. Khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
- Khoáng vật
+ Là những nguyên tố hoặc hợp chất hóa học được hình thành do các quá trình địa chất. + Trong thiên nhiên, đa số khoáng vật ở trạng thái rắn như thạch anh, hematit, canxit,...
+ Một số khoáng vật là đơn chất như vàng, kim cương... hoặc hợp chất như canxit, thạch anh, mica,...
- Đá
+ Là tập hợp của một hay nhiều loại khoáng vật, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
+ Dựa vào nguồn gốc hình thành, các loại đá được chia thành ba nhóm là đá mácma, đá trầm tích và đá biến chất.
- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của man-ti.
- Giới hạn thạch quyển: độ dày khoảng 100 km.
- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển:
Tiêu chí | Vỏ Trái Đất | Thạch quyển |
Độ dày | 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | 100 km. |
Thành phần | Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương. | Gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti. |
- 6 lục địa là: Á-Âu, Phi, Nam Mĩ, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Nam Cực.
- 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Đại dương chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất.
- Lục địa nằm ở nửa cầu bắc: Bắc Mĩ, Á-Âu.
- Lục địa nằm ở nửa cầu nam: Nam Mĩ, Nam Cực, Ô-xtrây-li-a.
Cấu tạo bên trong Trái Đất được chia thành mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp
Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000 độ C.
- Lớp trung gian dày gần 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C.
- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000 độ C.
Trình bày đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.
a. Đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.
- Các địa mảng không cố định mà di chuyển rất chậm. Nếu hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.
b. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
- Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a. lục địa Nam Cực
- Bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Cấu tạo bên trong Trái Đất.
Gồm 3 lớp:
- Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C).
- Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.
- Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.
- Vai trò của lớp vỏ Trái đất:
Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.
Tham khảo
Câu 1:
Câu 2:
Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.
- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng với các quốc gia thuộc Bắc bán cầu vì mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
Câu 3: Thời gian tại các Thành phố
- Hà Nội: 9 giờ + 7 = 16 giờ, ngày 13-11-2022
- Mát-xcơ-va: 9 giờ + 2 = 11 giờ, ngày 13-11-2022
- Niu Oóc: 9 giờ - 5 = 4 giờ, ngày 13-11-2022
- Ri-Ỗ đê Gia-nê-rô: 9 giờ - 3 = 6 giờ, ngày 13-11-2022
Câu 4: Hiện tượng nếu Trái Đất không tự quay
- Nếu Trái Đất không tự quay, một nửa bề mặt sẽ luôn đối mặt với Mặt Trời và trở nên quá nóng, trong khi nửa còn lại sẽ trở nên cực kỳ lạnh do không có ánh sáng và nhiệt độ.
Câu 5:
- Mặc dù Xích đạo có góc nhập xạ lớn nhất, nhiệt độ trung bình ở đây thấp hơn so với vùng chí tuyến do sự phân tán nhiệt độ qua các lớp không khí dày và hiện tượng gió đổi mùa.
Câu 6:
- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ bắc vào nam chủ yếu do càng vào nam, vĩ độ càng thấp, góc nhập xạ càng lớn và miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh, miền Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này.
- Đặc điểm vỏ Trái Đất:
+ Lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất;
+ Độ dày: 5 km (ở đại dương) – 70 km (ở lục địa).
+ Có 2 kiểu vỏ Trái Đất: vỏ lục địa và vỏ đại dương => Cấu tạo từ các loại đá khác nhau.
+ Gồm 3 tầng đá: tầng trầm tích, tầng granit và tầng 3 badan.
- Khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:
Tiêu chí
Vỏ lục địa
Vỏ đại dương
Độ dày
70 km
5 km
Đá cấu tạo chủ yếu
Granit
Badan