K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2021

Thanh hải là 1 cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu Thơ ông thể hiện niềm yêu mến thiết tha của cuộc sống đất nước ước nguyện của tác giả . Và MXNN là 1 bài thơ như thế
Bài thơ được sáng tác vào những năm cúôi đời của thanh hải thế nhưng đặc biệt tràn ngập cả bài thơ là những cảm xúc của tác giả đi từ mùa xuân thiên nhiên đên mùa xuân đất nước con người và cuối cùng đã bộc lộ khát vọng sống của con người . Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ Đã tạo nên 1 giọng điệu thơ sâu lắng trữ tình tha thiết
Mở đâu bài thơ thanh hải đã phác hoạ cảnh mùa xuân tươi đẹp đang về trên xứ huế
mọc giuẵ dòng sông xanh
một bông hoa tím biếc
ơi con chim chiền chiện
hót chi mà vang trời
khổ thơ là cảm nhận của thanh hải về mùa xuân thiên mùa xuân quê hương . Đâu có gì nhiều chỉ 1 bông hoa 1 dòng sông 1 tiếng chim hot . Đơn giản thế nhưng vui và đẹp biết bao ! . Chỉ bằng vài nét fác họa chọn lọc hình ảnh màu sắc và âm thanh nhà thơ như vẽ ra cả 1 không gian cao rộng dòng sông mặt đất bầu trờ cả màu sắc thắm tuơi sông xanh thắm hoa tím biếc và âm thanh rộn rã Tiếng chim chiền chiện hót vang trờ . Truoc đây cũng đã nhiều thi nhân mieu tả mùa xuân vơi những tín hiệu bông hoa chim hót
chim hót véo von liễu nở đầy
Nhưng điểm đặc biệt trong thơ Thanh hải là cảnh màu xuân mang nét đẹp riêng cuả quê hương xứ huế . Dòng sông xanh đây là dòng sông hương thở mông của huế ko phải là sông hồng đỏ nặng phù sa cũng chẳng phải là Vàm cỏ đông tươi mát trên dòng sông hương giang thơ mộng ấy " mọc " lên l1 bông hoa tím biếc. có lẽ đó là họa lục bình . 1 lòai hoa ưa sông nuwocs ưa đồng nội bình dị thân th ương . Thi nhân xuă thường nói đến màu xuân với những loài hoa tiêu biểu kiêu sa quí hiếm như hoa đào mai lan nhưng ở đây mùa xuân trong thơ thanh hại lại được báo hiêu băng 1 bông hoa lục binh tím biêc .Cái màu tím đặc trưng của xứ huếy ngươi huế . Cách đảo ngữ đưa từ mọc lên đầu câu thơ . Mọc giữa dòng sông xanh gây ấn tuợng về sự vương lên đầy sức sống của bông hoa . 1 sức sống tràn trề tuơi trẻ Chỉ với 2 câu thơ mở đầu nhà thơ đa miêu tả đựoc cả 1 sắc xuân đằm thắm dịu dàng mà xao xuyến lòng người Thanh hải còn cảm nhận thêm 1 nét đẹp nữa của thiên nhiên xứ huế đó là tiếng xuân rộn rã reo vui qua âm thanh thánh thó của chim chiền chienẹ . 1 lòai chim sơn ca sống rất nhiều ở Huế Tiếng chim hót thánh thóe véo von vang vọng cả đâtd trờ Cã không gian cao rộng nghe tiếng chim hót nhà thơ thêu lên lời gọi của chim that thiết tha say đăm
Ơi con chim chiền chiện
hót chi mà vang trờ
Hô ngữ Ơi kết hop với cụm từ hót chi mà nghe sao mà dịu ngọt êm ái thân thương . 1 lần nữa qua cách thể hiện của TH ta bắt gặp các chât thơ ngọt ngào của xứ Huế qua tiếng thơ nhẹ nhang thân thương tràn đầy cảm xúc lẫn chất huế ấy đã thể hiện tình yêu tha thiêt của nàh thơ đối với quê hương ruột thịt của mình
Thế ta mùa xuân đang đên ở xứ huế rất đẹp của hoa tím sông xanh ở sức sông của bông hoa và ở niềm vui trong tiếng chim chiền chiện hót. Tâm hồn nhà thơ rộng mỡ để đón nhận nâng niu trân trọng vẻ đẹp sức sống và niềm vui ấy
Từng giọt long lanh rờ
Tôi đưa tay tôi hứng
Nhưng dòng thơ đã thể hiện cảm xúc của hôn thơ TH . bài ca xứa huế vào xuân nghe tiếng hót trong trẻo véo von thánh thót của chim chiền chiện . Âm thanh đó được kết tinh lại đọng lại thanh từng giọt long lanh lấp lánh Và nhà thơ muốn đưa tay đón nhận từng giọt âm thanh ấy . Rất sáng tạo và đầy gợi cảm . TH đã dùng hiện tượng chuyển đổi cảm giác để thể hiện cảm xúc của mình . Từ cái có tính thính giác chỉ có thê nghe được là âm thành của tiếng chim nhà thơ tưởng như thấy được và có thể hứng đựơc cả tiếng chim trong tay . Cảm nhận nó bằng xúc giác nêu xuân diệu đã có lần say sưa trược vẻ đẹp tươi trẻ của mùa xuân . Tháng giêng ngon như 1 cặp 1 gần để rồi hào hứng thốt lên
Hơi hồng ta muốn cắn vào ngươi thì thanh hải cũng ngất ngây tưởng chứng hưng được cả tiếng xuân . giọt xuân trong tay. Hiện tưởng chuyen đổi cảm giác ấy hoàn toàn màng tính chủ quan có lẽ phi lí ko thực tết .Nhưng đã trở thành nghệ thật trong thơ ca bởi nó đã thể hiện được cái cảm xúc nồng nàn say đăm của nhà thơ . Caí đất trờ xứ huế vào xuân và nhà thơ khương tư dung cũng đã có lần thể hienẹ cảm xúc của mình trong âm thanh của tiếng chim bằng 1 câu thơ có hiện tuơng chuyển đổng cảm giác tương tự
Một tiếng chim kêu sống cả rừng
Rồi tờ đó nàh thơ tiếp túc trải dài cảm xúc của mình với mùa xuân đất nước con người
Mùa xuân người cẩm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Ở đay chúng tả đã thây thanh haỉ đề cập đên 2 hình ảnh đó là người cầm súng và người ra đông . Vì sao vậy có pảhi cahưng học chinh alf nhưng người đã chiến đấu bào vệ tổ quốc họ là những người đổ mồ hôi công sức để góp phần xây dựng đất nược đoc lập hạnh phúc cho mọi người . Như vây chính họ là nhưng nguơi mang lại mùa xuân cho nguơi khác .Bên cạnh 2 hình ảnh này là lộc Nói đến Lộc là nói đến sự đam chồi của cây là . Nhưng trong văn cảnh này lộc mang hàm ý là mùa xuân là sự may mắn là hạnh phúc đến với người khác Và lộc của người cầm sùng đó là cành lá nguyện trang . Và lộc của người ra đồng là nương mạ xanh tốt . Như vaỵa lộc đã theo họ ra chiến trường ra ruộng đồng hay là chính họ đã mang lộc về cho đất nước cho mọi người
Từ hình ảnh con người tác giả đề cập đến hình ảnh đất nước
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Đất nước tả kể từ buổi đầu dựng nước là quá trình giữ nước hết cuộc kháng chiến này đến cuộc kháng chiến khác . Cha ông ta sẵn sàng đổ xương máu để bảo vệ nền văn hiến cha ông. Đây là 1 quy trình đầy gian lao vất vả nhưng cũng đầy tự hào Niềm tự hảo đó đã được tác giả so sánh bằng hình ảnh rất đẹp " như vì sao " Nói đến vì sao là nói đến các tinh tú lấpl ánh trên bầo trời . Vì sao cứ ngàn năm mãi vình hằng đối với cuộc sống con người và đối với đất nước như vì sao có nghĩa là đất nước ta rất đẹp đất nước ta từ 4000 năm đã đặc xây dựng và phát triển "cứ đi lên phía trước "Chính vì thế mà trước vẻ đẹp đó trước niềm tự hào Con người khi cảm nhận về đó như cảm thấy hối hả . Ở 2 câu này vuằ có điệp từ " tất cả " Lạp lại cùng với những hình ảnh đầy hình tượng như âm thanh >Nó gợi tả đươcọ không khi và khí thế rộn ràng vui vẻ cảnh đất nước vào xuân
Mở đầu bài thơ . Nó đã giớ thiệu cảnh sắc mùa xuan thiên nhiên đẹp tươi ddang đến trên quê hương xứ huế thân thương . Nhưng khổ thơ của thanh hải là cảm nhận của nhà thơ về mùa xuân đất nước . dân tộc . Và cũng từ mạch cảm xúc đó nhà thơ đã quay về với lòng mình . Suy nghĩ thật chân thành và lắng động

bài 2

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bài thơ nói lên tiếng lòng thiết tha, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời và thể hiện chân thành một ước nguyện hiến dâng. Đây là khổ thơ thứ tư và thứ năm của bài thơ. Đoạn thơ thể hiện tâm nguyện thật thiết tha, cảm động của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời.

Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Tác giả mong muốn được làm bông hoa tỏa ngát hương, con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ riêng cho nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó thật sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh túy nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Thái độ "lặng lẽ dâng cho đời" nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Mùa xuân đã trở thành một ẩn dụ nói về khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường góp sức mình làm đẹp thêm mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. Điệp ngữ "dù là" ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần tạo nên thành công không nhỏ cho bài thơ. Chính vì vậy, hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" ở cuối bài như ánh lên, tỏa sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.

Đoạn thơ là một tứ thơ độc đáo, cảm hứng xuân phơi phới, hình ảnh sáng tạo, nhạc điệu vui tươi tha thiết. Nhà thơ ước nguyện làm một "mùa xuân" nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường; là "một mùa xuân nho nhỏ" góp vào "mùa xuân lớn" của đất nước của cuộc đời chung. Đoạn thơ đem đến cho chúng ta bao cảm xúc cao đẹp về mùa xuân, gợi cho ta suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng khiến ta cảm phục và tin yêu. Có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước? Chúng ta muốn học thành tài để hiến dâng cho đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.
-------------------------------


Thế là bất ngờ xuân tới, nồng nàn, ngất ngây mà dịu dàng, thướt tha quá đổi. Mùa
xuân khoác cho mọi vật chiếc áo xanh tươi mơn mởn, điểm những màu hoa trắng hồng
trên nền áo nguyên sơ. Xuân về xua tan bao giá băng lạnh lẽo, cho vạn vật hồi sinh tràn
đầy sức sống. Xuân sưởi ấm lòng người, thắp cho nhân sinh niềm hy vọng ở ngày mai
Có lẽ vì thế xuân luôn là đề tài cho thi nhân rung động trước cảnh: cảnh thiên
nhiên, cảnh đời mà cất bút đề thơ – Xuân hà hơi, tiếp sức cho thi sĩ hóa thân vào cuộc
đời. Ơû nhà thơ Thanh Hải – Xuân đáng trân trọng làm sao. Bài thơ: “Mùa Xuân nho
nhỏ” của ông là một ví dụ. Thật ra, Xuân đối với Thanh Hải không hề “nho nhỏ” mà
Xuân đang mang trong mình hơi bướm của sự sống. Xuân lung linh, đầy sắc màu của tình
yêu, yêu đời, yêu người tha thiết.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả đặc trưng của Mùa Xuân, chỉ có mùa Xuân mới
có cảnh vật ngạt ngào như thế :
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
Dòng sông xanh là một dòng sông thanh bình yên ả – đó là tín
hiệu báo mùa xuân dần về sắc tím biếc của bông hoa nổi trội, đậm đà, nồng ấm cả
dòng sông xanh- Xuân là thế, dịu dàng mà nồng đượm sắc hương. Bông hoa là có thật,
hay chỉ là dáng hình của miềm tin ? Niềm hy vọng là sắc màu tím biếc thân quen của quê
hương mà mãi in đậm trong tâm tưởng nhà thơ thấp thoáng trong câu thơ màu tím của
chiếc áo dài nữ sinh xứ Huế từng là ấn tượng khó phai của người dân Cố đô. Mùa Xuân ở
đây thật hào phóng nên sẵn sàng trao tặng cho ai biết trải rộng lòng mình:
“ Ơi ! con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng ...”
Tiếng gọi “ơi” nghe sôi nổi và tha thiết biết bao. Nhà thơ đã đón nhận mùa xuân
với tất cả sự thăng hoa của tâm hồn, điêu luyện trong
ngòi viết. Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn
mang âm hưởng thi ca. Câu hỏi tu từ “ hót chi” thể hiện tâm trạng đùa vui, nô nức của tác
giả trước giai điệu của mùa Xuân. Tiếng chim hót trong trẻo, vang lừng xa như gần lại rõ
ràng, tròn trịa kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu, đọng lại thành giọt long lanh
rơi, rơi mãi. Nhà thơ đã tưởng tượng bằng tất cả sự rung động của tâm hồn “tôi đưa tay
tôi hứng” Người đang hứng những tiếng chim hót cứ như là hứng những giọt mưa rơi. Từ
tưởng tượng tác giả chuyển sang cảm giác thật tinh tế và tài hoa. Làm sao có thể hứng
những âm thanh không hình dáng, kích thước ấy nhưng thật ra âm thanh đó đã rót vào
trái tim mẫn cảm với cuộc sống tinh tế với mọi âm thanh, sắc màu:
“ Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Ðến đây, nhà thơ không còn cầm bút nữa mà đang ôm đàn, gõ phách hát bài ca mùa
Xuân, bài ca cuộc sống. Nhà thơ muốn hóa thân vào muôn loài vạn vật, làm tươi đẹp rộn
ràng cho cuộc sống: một tiếng chim hót trong buổi sáng mai bắt đầu một ngày mới; một
nhành hoa tô điểm cho vườn hoa cuộc đời; một nốt trầm làm xao xuyến vạn trái tim. Tất
cả đã thể hiện niềm khát khao sống, khát khao hiến dâng đến khôn cùng của tác giả. Ðiều
đáng nói ở đây là khi sáng tác bài thơ, nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Trong cái tuổi
đương xuân của đời người ấy có mấy ai chấp nhận được sự thật là mình sắp lìa khỏi cõi
đời với phong thái yêu đời an nhiên giữa mùa xuân như thế.
Với Thanh Hải, không ai đoán trước được bài thơ “Mùa Xuân nho nhỏ” của ông sẽ
tồn tại bao lâu nhưng ít ra trước khi ra đi, ông đã để lại cho độc giả một bài thơ yêu đời,
hồn nhiên đến lạ và giữ lại trong ông một phong cách thơ bình dị, chân thành.
Xin cám ơn mùa Xuân, cám ơn thi nhân đã để lại cho đời những vần thơ vượt thời
gian làm ấm lòng độc giả trong những nỗi mưu sinh nhọc nhằn của cuộc sống

Nạp lần đầu ,bạn thông cảm

29 tháng 4 2023

T

7 tháng 5 2017

Tác giả Huy Cận với niềm say mê trước vẻ đẹp của tự nhiên, con người lao động, đã vẽ nên bức tranh tráng lệ:

    + Con người say mê, hăng hái lao động làm chủ đất nước

    + Thiên nhiên tráng lệ, giàu có, nguồn tài nguyên vô tận phục vụ con người

- Nhà thơ rũ bỏ được nỗi buồn thời thế để đón nhận cuộc sống mới của tự do, dân chủ

    + Con người phấn khởi trước công cuộc xây dựng cuộc sống mới

    + Tâm hồn tác giả nảy nở trở lại trong niềm vui say cuộc sống mới

16 tháng 1 2022

Trong thời kì đổi mới đất nước hiện nay thanh niên chúng ta đã đóng góp gì?

−- Chữa bệnh cho những người mắc CoVid-19 và các loại bệnh khác ( Bác sĩ)

−- Người lao động tay chân như quét dọn thành phố (công nhân quét dọn), xây dựng nhà lầu (công nhân xấy dựng),...

−- Bắt trộm, bán ma tuý, thức ăn bẩn (công an)

Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì ?

→→ Một số thanh niên không có lí tưởng sống, hoặc lí tưởng sống nhạt nhẽo. Do được bố mẹ giáo dục không đúng cách, cưng chiều quá mức, hoặc do tác động của MT xấu, nhiều thanh niên ăn chơi bời, tiếu sài tiền phung phí, không lo nghĩ đến chuyện học hành, sa đoạ vào các tệ nạn xã hội.

Tham khảo:

câu 1:

Các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”.

câu 2:

Một lí tưởng sống tốt đẹp của thanh niên hiện nay đó chính  việc cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, vươn lên trong công việc để bản thân mình phát triển hơn. Người có lí tưởng sống là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình

a) Bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó b) Qua tiêu đề bài thơ , hãy cho bik cách thể hiện tình quê hương của bài thơ có gì đặc biệt c) Hai câu thơp đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối , tự đối) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những thay đổi của cuộc sống và những điều không thay...
Đọc tiếp

a) Bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó 

b) Qua tiêu đề bài thơ , hãy cho bik cách thể hiện tình quê hương của bài thơ có gì đặc biệt 

c) Hai câu thơp đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối , tự đối) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những thay đổi của cuộc sống và những điều không thay đổi trong tâm hồn tác giả 

d) Giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt ?

Tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự  xuất hiện của các em nhi đồng vs tiếng cười , câu hỏi hồn nhiên , ngây thơ của các em ?

e) Bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ , cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê ?

g) Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đc thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào ?

BÀI NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ 

5
19 tháng 10 2016

a) Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, phân nửa của thất ngôn bát cú.

b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

c)

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).d ) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.e)Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ. 
3 tháng 11 2016

Soạn bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương (Hồi hương ngẫu thư) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn. II. Luyện tập. So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San. - Giống nhau: + Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát. + Sát với bản dịch nghĩa. - Khác nhau: + Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. + Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-ngau-nhien-viet-nhan-buoi-moi-ve-que-23-1246.html