K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tấm lòng thầm lặng          Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:- Cháu có muốn...
Đọc tiếp

Tấm lòng thầm lặng

          Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?

          - Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.

          …Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.

- Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm –mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm –mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

          - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm –mi nghi ngờ nói.

          Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm –mi phẫu thuật.

          Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm –mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm –mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.

          Về sau, cậu bé Giêm –mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm –mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó… Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”.

                                                                                                       Bích Thủy

Câu hỏi: 

1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều gì không may?

2. Ông chủ đã làm gì cho cậu bé?

3. Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe riêng của mình làm việc đó?

4. Câu chuyện muốn nói với bạn điều gì?

0

https://img.hoidap247.com/picture/question/20210822/large_1629601831565.jpg    Xem hình ảnh đó nhé 

Mình đăng đó ssss

 

6 tháng 7 2023

"Chuyển trực tiếp sang gián tiếp", nhớ ghi đề chỉn chu nha bạn!

- Sinh dỗ dành bé Đản rằng hãy nín đi và đừng khóc, cha về bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

- Đứa con thơ ngây nói là ô hay, thế ra ông cũng là cha tôi ư?. Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.​

- Đứa con nhỏ nói là trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Chuyển đoạn hội thoại thành một đoạn văn kể chuyện:

Trương Sinh kiên nhẫn dỗ dành bé Đản bảo em nín và đừng khóc. Chàng bày tỏ nỗi niềm về mà bà đã mất, lòng chàng buồn khổ lắm. Nghe thế, ​đứa con thơ ngây hỏi Sinh rằng chàng cũng là cha của nó sao. Nó nói thêm chàng lại biết nói, chứ không như cha nó trước kia - là chiếc bóng chỉ nín thin thít. ​Chàng ngạc nhiên gạn hỏi thì đứa con nhỏ nói trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ nó đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế nó cả.

7 tháng 7 2023

Sau khi cha trở về, đứa con nhỏ đã nín đi và không khóc nữa. Cha cảm thấy buồn khổ vì bà đã mất. Đứa con thơ ngây nói rằng ông cũng là cha của nó à? Ông biết nói chuyện, không giống như cha nó trước đây chỉ im lặng. Chàng ngạc nhiên hỏi và đứa con nhỏ tiếp tục kể rằng trước đây thường có một người đàn ông đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

 
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

BÀI TẬP 1 : Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau? Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp.A) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo: – Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. – Theo tớ,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP 1 : Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau? Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp.

A) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo: – Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. – Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. – Cậu thứ ba bàn.

b) Bác thợ hỏi Hòe: – Cháu có thích làm thợ xây không? Hòe đáp: – Cháu thích lắm!

BÀI TẬP 2:. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp . Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

BÀI TẬP 3 Trích dẫn ý kiến sau theo hai cách : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.

a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng).

b) Giản dị trong đời sống trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chí Minh cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).

c) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. (Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc).

BÀI TẬP 4 . Đọc đoạn trích sau đây – chỉ ra lời dẫn trực tiếp và chuyển lời dẫn trực tiếp của Ngọc Hoàng Thượng đế và Ruồi xanh thành lời dẫn gián tiếp : Do loài người phát đơn kiện, Ngọc Hoàng Thượng đế mở phiên toà công khai xử tội loài ruồi. Ngọc Hoàng truyền cho vệ sĩ Nhện điệu Ruồi xanh lên điện, đập bàn thị uy : - Ruồi kia, loài người kiện mi làm hại chúng sinh, mau mau khai ra tên họ, chủng loại và nơi ở ! Ruồi sợ hãi quỳ thưa trước vành móng ngựa : - Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới. Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm... Nơi ở là nhà vệ sinh, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè..., bất kì chỗ nào có thức ăn mà không đậy điệm con đều lấy làm nơi sinh sống.

0
13 tháng 4 2018

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước:

- Cụ ơi! Những miếng trầu này ai têm đấy ạ!

Bà lão liền nói:

- Chính tôi têm đấy ạ!

Nghe bà cụ nói vậy, nhà vua vẫn không tin, gặng hỏi mãi. Lát sau bà cụ mới thú thật:

- Trầu này do con gái lão têm đây.

20 tháng 9 2021
Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp tôi nhăn nhó mặt mũi rồi sẽ lên tôi đang đau quá
29 tháng 4 2017

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước:

- Cụ ơi! Những miếng trầu này ai têm đấy ạ!

Bà lão liền nói:

- Chính tôi têm đấy ạ!

Nghe bà cụ nói vậy, nhà vua vẫn không tin, gặng hỏi mãi. Lát sau bà cụ mới thú thật:

- Trầu này do con gái lão têm đây.