đứng lên nhi đông ngó bên tê đồng ,mênh mông bát ngát
đứng bên tư đồng ngó lên ni đồng,bát ngát mênh mông
thân em như nhẽn lúa đòng đòng
phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Câu a )chỉ ra các từ địa phương trong câu và nêu nội dung của các từ đó
Câu b )viết một đoạn văn khoảng 5 đén 7 câu chỉ ra đặc sắc và chỉ ra tác dụng của ngôn ngữ vùng miền
a. Từ địa phương: ni đồng, tê đồng, chẽn lúa, đòng đòng.
Nội dung các từ: chỉ về quê hương, thuộc trường từ vựng nói về cánh đồng.
b. Gợi ý cách làm nha.
Mở đoạn:
- Giới thiệu câu ca dao trên.
Ví dụ: Trong kho tàng các câu dao Việt Nam nói về người phụ nữ thời xưa, em ấn tượng nhất là bài ca dao: "Đứng .... ban mai".
Thân đoạn:
- Nội dung chính của câu ca dao:
+ Là lời tự tình của cô gái đứng bên đồng.
- Một trong những nét đặc sắc của câu ca dao là sử dụng các ngôn ngữ vùng miền - địa phương:
+ ni, tê có nghĩa là này, kia
+ chẽn lúa là một bộ phận của khóm lúa rất mảnh mai và yếu ớt.
=> Cô gái muốn nói lên số phận người con gái yếu đuối không nơi nương tựa, vô cùng đáng thương.
==> Sự đồng cảm sâu sắc về nỗi khổ của họ, số phận bị phụ thuộc, chìm nổi (phất phơ).
+ Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ vùng miền:
-> Làm cho câu ca dao mang được sự nổi bật, đặc trưng riêng của người miền đó.
-> Mang đến những dấu ấn riêng để các câu ca dao được mọi người dễ nhớ khi đọc lên là biết ở đâu.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại vấn đề.
Ví dụ: Khép lại, em hiểu được rằng việc sử dụng từ ngữ vùng miền vô cùng có ý nghĩa và qua đó làm cho bài ca dao trở nên hay hơn rất nhiều, không bị nhàm chán.