K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau: - Mở...
Đọc tiếp
Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau:
- Mở bài: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. - Thân bài: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. - Kết thúc: Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?

b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.

1
13 tháng 3 2017

a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:

   + Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên

- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”

- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.

b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:

   + Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.

   + Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.

4 tháng 2 2020

Cây xà nu được nhân hóa như một con người có sức sống, chịu những đau thương trong chiến tranh như con người: "không cây nào không bị thương", "chặt đứt ngang nửa thân mình", "ở chỗ vết thương... bầm lại thành từng cục máu lớn".

4 tháng 2 2020

Em bổ sung thêm ạ Nguyễn Thị Vân

Phép nhân hóa có trong đoạn trích là: không bị thương, vết thương, bầm, cục máu lớn.

Phép nhân hóa được chỉ ra bằng cách gán những hoạt động, trạng thái của con người cho sự vật.

Tác dụng: Phép nhân hóa đã thể hiện được nỗi đau xót của những cây xà đu khi bị chặt mất. Sự đau khổ hiện lên trên nhiều nét văn của tác giả. Mặc dù sự đau đớn đó tỏa ra một mùi thơm ngào ngạt và màu sắc tuyệt vời được tỏa ra dưới ánh nắng vàng ươm của mùa hè nhưng nó hông làm dịu đi nỗi đau đớn tột độ của những cây xà đu. Nhựa cây xà đu được vì như máu, chứng tỏ rằng cây xà đu cũng như con người, nó cũng có sự sống. Phép nhân hóa đã làm cho những điều nói ên được rõ ràng hơn.

help meBài 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:a. “Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa."b. “Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con."Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“(1) Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuối nhau trên cao. (2) Nền trời xanh vời vợi. (3) Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao...
Đọc tiếp

help me

Bài 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a. “Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa."

b. “Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con."

Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“(1) Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuối nhau trên cao. (2) Nền trời xanh vời vợi. (3) Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh.”

(Theo Độ Chu)

a. Gạch dưới các từ láy trong đoạn văn trên.

b. Dùng dấu gạch chéo (/) để tách chủ ngữ và vị ngữ của các câu trong đoạn văn.

c. Cho biết mỏi câu trên thuộc kiểu câu kể nào.

………………………………………………………………………………………..

2

Bài 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a. “Những thân cây cao lưng chừng trời // khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa."

b. “Ngày mai // là ngày khai trường lớp Một của con."

Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“(1) Đó // là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuối nhau trên cao.
--> Là kiểu câu Ai là gì?
(2) Nền trời // xanh vời vợi.
--> Là kiểu câu Ai thế nào?
(3) Con chim sơn ca // cất tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh.”
--> Là kiểu câu Ai làm gì?

(Theo Độ Chu)

29 tháng 3 2022

chăc là uy tín

14 tháng 2 2018

chủ ngữ là thân cây tràm, chủ ngữ câu tiếp theo là cây nến khổng lồ

14 tháng 2 2018

- những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời / chẳng khác gì những cây nến khổng lồ , đầu lá rủ phất phơ 

- từ trong biển lá xanh rờn / đã bắt đầu ngả sang màu vàng úa , ngát dậy 1 mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời 

~ học tốt ~ năm mới vui vẻ nha

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu trên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ” Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn văn? Câu 3: Xác định phó từ có trong câu văn đầu và cho biết ý nghĩa của phó từ vừa tìm được? Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: “Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ”.

0
Xác định thành phần cấu tạo của các câu trong đoạn văn sau:          Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng...
Đọc tiếp

Xác định thành phần cấu tạo của các câu trong đoạn văn sau:

          Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm, không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh các lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.

0
Câu nào dưới đây là câu ghép? Chép lại câu rồi xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ(nếu có) trong câu ghép đó.A. Tiếng sấm điếc tai mỗi lúc một mạnh thê, lớn lên, làm rung chuyển cả thế giới, chạy quanh vòm trời, đôi chỗ bùng nổ với một sức mạnh khủng khiếp.(Henryk Sienkiewicz)B. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần...
Đọc tiếp

Câu nào dưới đây là câu ghép? Chép lại câu rồi xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ(nếu có) trong câu ghép đó.

A. Tiếng sấm điếc tai mỗi lúc một mạnh thê, lớn lên, làm rung chuyển cả thế giới, chạy quanh vòm trời, đôi chỗ bùng nổ với một sức mạnh khủng khiếp.(Henryk Sienkiewicz)

B. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

C. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ dỗ những vệt hoa hồng thắm. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
D. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Câu .... là câu ghép.

Chép lại câu rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu ghép:

...................................................................................................................................................................

0