K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2021

HS được sử dụng: máy tính hoặc điện thoại kết nối mạng, phiếu học tập, xem tranh ảnh, video...

- Máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa.

+ Hoạt động 1:

- Nghe và theo dõi câu chuyện.

- Trả lời câu hỏi liên quan đến câu chuyện, rút ra bài học từ câu chuyện đó.

+ Hoạt động 2:

- Học sinh thảo luận nhóm, trình bày kết quả, từ đó liên hệ bản thân.

19 tháng 12 2021

Chọn D

9 tháng 4 2022

drfedjuyvh7686450jkmgvhtj

14 tháng 6 2020

Trên google có nhiều nhé tui tra google đó

Hiện nay khi chúng ta đi ra đường sẽ bắt gặp những hình ảnh từ người già đến trẻ em, ai cũng cầm trên tay một chúng điện thoại thông mình . Từ đủ hãng như Apple, iphone , Huawel, Oppo,...Vậy chúng ta hiểu như thế nào là điện thoại thông mình ? và cần làm những gì để sữ dụng chúng một cách có ích , hiệu quả hơn ? Chúng ta sẽ chứng minh luận điểm thế nào là điện thoại thông minh trước . Điện thoại thông minh là công cụ hiện tại giúp hỗ trợ con người trong việc làm , học tập , giải trí ,... Nó giúp rất nhiều cho con người vì vậy xã hội này càng tiên tiến thì nhiều thiết bị thông minh ngày càng được ra đời . Chúng ta sẽ chứng minh luận điểm thứ hai là cần làm những gì để sữ dụng chúng một cách có ích , hiệu quả hơn . Chúng ta cần phải xài điện thoại một cách hợp lý và có thời gian sử dụng và sắp xếp hiệu quả hơn . Chứ đừng nên lạm dụng quá nhiều vào điện thoại hoặc các công cụ thông minh hỗ trợ con người khác vì bạn quá lạm dụng vào nó thì bạn sẽ không biết cách thực hành đúng khi ra khỏi màn hình ấy . Vì vậy hãy sắp xếp hợp lý thời gian học và sử dụng điện thoại để bạn có thể tốt hơn bạn nhé!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Học sinh nhớ được sau 2 ngày là: \(f\left(2\right)=25\cdot\left(1-e^{-0,2\cdot2}\right)\simeq8\) (đơn vị kiến thức)

Học sinh nhớ được sau 8 ngày là: \(f\left(8\right)=25\cdot\left(1-e^{-0,2\cdot8}\right)\simeq20\) (đơn vị kiến thức)

18 tháng 7 2023

THAM KHẢO!

Nếu CSDL của trường có bảng "Học sinh" và đã thiết lập quan hệ 1-1 giữa hai bảng "Bạn Đọc" và "Học sinh", bạn có thể thiết lập kiểu dữ liệu tra cứu để không phải nhập lại dữ liệu cho những cột liên quan trong bảng "Bạn Đọc".

Cách tiếp cận phổ biến là sử dụng các trường khóa ngoại (foreign key) để tạo quan hệ giữa hai bảng. Trong trường hợp này, bảng "Học sinh" sẽ chứa thông tin chi tiết về học sinh và bảng "Bạn Đọc" sẽ chứa thông tin tổng quan về bạn đọc, bao gồm khóa ngoại trỏ tới bảng "Học sinh". Với việc thiết lập quan hệ này, bạn có thể sử dụng khóa ngoại để tra cứu thông tin từ bảng "Học sinh" và tự động điền vào các cột liên quan trong bảng "Bạn Đọc" khi cần thiết.

Ví dụ, trong bảng "Bạn Đọc", bạn có một cột là "ID_HocSinh" là khóa ngoại trỏ tới cột "ID" trong bảng "Học sinh". Khi người dùng chọn một học sinh từ danh sách, bạn có thể sử dụng khóa ngoại để tự động điền thông tin liên quan từ bảng "Học sinh" vào các cột như tên, địa chỉ, số điện thoại, vv. trong bảng "Bạn Đọc".

Điều này giúp giảm việc nhập liệu trùng lặp và đảm bảo tính nhất quán dữ liệu giữa hai bảng. Bạn cũng có thể tận dụng các tính năng của CSDL để tạo liên kết tự động giữa các bảng và thực hiện tra cứu dữ liệu thông qua các truy vấn SQL hoặc các chức năng trong hệ quản trị CSDL.

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT...
Đọc tiếp

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

    Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

    Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.

    Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

    Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

    Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

    Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

    Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    HIỂU CHẾT LIỀN'

    Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

    Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

    Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

    Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

    Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học. 

    Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

    Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.

    SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

    Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

    Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ  không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

    Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.

    Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

    Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

    Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

    Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

    Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.

    CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

    Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

    Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

    Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

    Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.

    Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

    Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

    Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

    Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

    Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

    Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

    Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

    Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

    Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

    Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

    Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

    Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    2

    dài vậy trời

    17 tháng 11 2021

    đọc mỏi mắt quá

    12 tháng 1 2019

    a, Các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) sử dụng tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…

    b, Để có được những tri thức đó chúng ta phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.

       + Quan sát không đơn thuần là nhìn mà chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về nội dung và hình thức). Biết cách phân tích đặc điểm của sự vật đó.

       + Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy là để làm cơ sở, tiền đề cho việc làm bài văn thuyết minh. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới trở nên thuyết phục, hấp dẫn.

    c, Không thể dùng tưởng tượng, suy luận thuần túy để làm bài văn thuyết minh.

    C1:

    Đối với học sinh trung học cơ sở, chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 vôn, vì hiệu điện thế này tạo ra dòng điện chạy qua cơ thể người thì sẽ có cường độ nhỏ và không gây nguy hiểm cho tính mạng.

    C2:

    Đối với học sinh trung học cơ sở, chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 vôn, vì hiệu điện thế này tạo ra dòng điện chạy qua cơ thể người thì sẽ có cường độ nhỏ và không gây nguy hiểm cho tính mạng.

    C3:

    Mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ hay thiết bị điện, đảm bảo khi có sự cố xảy ra, chẳng hạn như khi bị đoản mạch, cầu chì kịp nóng chảy và tự động ngắt mạch trước khi dụng cụ điện bị hỏng.

    C4:

    Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần lưu ý:

    + Phải rất thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện này, vì nó có hiệu điện thế 220 vôn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

    + Chỉ sử dụng các thiết bị điện với mạng điện gia đình, khi đảm bảo cách điện đúng tiêu chuẩn quy định đối với các bộ phận của thiết bị có sự tiếp xúc với tây và với cơ thể con người nói chung (ví dụ như tay cầm, dây nối, phích cắm...).


    20 tháng 6 2021

    Học sinh tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần để báo cáo và có thể sử dụng là đặc trưng riêng có của:
    Chọn một:
    a. dạy học dự án;
    b. dạy học kiến tạo;
    c. dạy học theo góc;
    d. dạy học theo chủ đề.

    Ai muốn học toán giỏi thì hãy đọc cái nàyMôn Toán luôn là một trong những môn mà biết bao học sinh sợ hãi khi nhắc đến. Nó là môn học học đòi hỏi tư duy của con người. Vậy làm cách nào để học tốt môn Toán? Đầu tiên, sự siêng năng chăm chỉ luôn là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn thành công bất cứ điều gì. Môn Toán thật sự không khó, có điều phải học đúng cách và sự...
    Đọc tiếp

    Ai muốn học toán giỏi thì hãy đọc cái này

    Môn Toán luôn là một trong những môn mà biết bao học sinh sợ hãi khi nhắc đến. Nó là môn học học đòi hỏi tư duy của con người. Vậy làm cách nào để học tốt môn Toán? 

    Đầu tiên, sự siêng năng chăm chỉ luôn là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn thành công bất cứ điều gì. Môn Toán thật sự không khó, có điều phải học đúng cách và sự đầu tư đúng hướng thì bạn sẽ giỏi thôi. Không chỉ học trên lớp mà về nhà cũng phải trau dồi và luyện tập thì bạn sẽ cảm thấy môn học này thật sự chẳng khó tí nào đâu!

    Học toán trên trường lớp

    1. Nắm chắc các lý thuyết, định nghĩa:

    Dù không phải học thuộc lòng như mấy môn xã hội, nhưng các định nghĩa cũng như lý thuyết của môn Toán bắt buộc các em phải học thật chắc. Các tính chất, công thức, định nghĩa phải nhớ thì các em mới vận dụng nó vào bài tập để chứng minh, giải thích hay phân tích được. Những gì có thể nhớ được trên lớp thì các em cứ cố gắng nhét vào đầu, vì nó sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi học bài ở nhà.

    2. Không học dồn:

    Đối với các môn tự nhiên như toán lý hóa, đặc biệt là môn Toán, thì các em phải học vững cái trước thì mới học tốt được cái sau. Bởi thế, việc học dồn là điều không thể để xảy ra với môn học này. Có nhiều bạn học sinh không học bài, đến khi thi mới lôi ra học công thức này nọ thì sẽ có kết quả thi rất thấp. Bởi vì phải có một quá trình để học và trao dồi mỗi ngày, áp dụng những kiến thức vào bài tập thì các em mới ghi nhớ lâu được. Các kiến thức có liên quan với nhau, vì thế khi các em đã bỏ quá nhiều mà giờ phải học dồn sẽ không hiểu quả và ảnh hưởng đến sức khỏe của mình nữa.

    Xem thêm: Kinh nghiệm trở thành cao thủ môn Vật lý

    3. Lắng nghe và ghi chép mọi thông tin từ bài giảng:

    Đa số bài giảng của thầy cô đều nằm trong sách tới 80% và chỉ 20% là ở ngoài sách để các em hiểu sâu hơn. Vì thế, hãy ghi chép tất cả những gì thầy cô giảng dạy vì đó đều cần thiết và giúp ích cho các em rất nhiều. Nếu chỉ ngồi nghe thôi mình sẽ quên nhanh khi về nhà. Vì vậy, không những nghe mà còn phải viết xuống tập một cách cẩn thận để có cái mình xem lại. Hãy tập cho mình thói quen đó các em nhé, nó rất hiệu quả đấy!

    4. Mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu:

    Trong quá trình học trên lớp, chắc chắn sẽ có những điều các em thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ. Hãy mạnh dạn dơ tay để hỏi Thầy Cô của mình để họ giảng lại hay giải thích cho các em nghe nhé. Vì khi các em hiểu sâu, các em mới làm bài tập và khắc ghi trong đầu được. Đừng ngại ngùng khi mình hỏi, vì thầy cô sẽ rất vui nếu các em dám hỏi để thêm kiến thức cho mình. Họ sẽ giúp đỡ học trò của mình bằng mọi cách để các em học tốt hơn!

    Xem thêm: mẹo học tốt toán lý hóa

    Tự học toán tại nhà

    1. Đọc trước bài mới ở nhà:

    Xem bài mới trước khi đến lớp là một cách để các em tiếp thu bài tuyệt vời. Nếu các em có xem qua và chuẩn bị bài trước, các em sẽ bắt kịp bài và hiểu dễ dàng hơn, tránh tình trạng bỡ ngỡ khi gặp bài học lạ hoặc khó. Không những thế, khi đọc trước thì các em sẽ chuẩn bị sẵng cho mình những thắc mắc để lên lớp giáo viên giải đáp cho mình nữa.

    2. Học và làm bài tập thật nhiều:

    Các em phải làm bài tập nhiều để những công thức mà mình học được áp dụng. Càng làm nhiều, các em sẽ tiếp xúc với nhiều dạng bài tập, nó sẽ tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các em giải các bài sau này. Nếu mình làm nhiều dạng, khi đi thi có thể gặp lại và chẳng khó khăn gì để mình giải nữa cả. Lúc đó các em mới thấy được việc làm bài tập nhiều có lợi vô cùng!

    Xem thêm: Phương pháp học ôn thi hiệu quả

    3. Yêu thích môn học:

    Bất cứ điều gì khi mình yêu thích thì mình sẽ làm tốt nó nhất. Vì vậy, hãy tập yêu môn Toán thử đi, hãy tạo cảm hứng để mình học. Các em sẽ chinh phục được nó nếu các em yêu thích nó. Đừng đặt áp lực quá nhiều vào nó, thay vào đó hãy thoải mái để học, các em sẽ thành công thôi!

    Hi vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ và giúp các em học thật tốt môn học này nhé! Chúc các bạn học giỏi!

     

    4
    27 tháng 9 2021

    Mấy cái bạn nói mình chỉ làm được 1 cái đó là yêu thích môn 

    Nhưng mình vẫn rất giỏi toán

    5 tháng 12 2021

    Mình ngu lắm bạn ạ!Mình sễ cố gắng học lên 8'