K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2018

giúp mình về phần tìm hiểu đề tìm ý lập dàn bài vs T.T

11 tháng 5 2019

Thời gian qua, tai nạn đuối nước ở trẻ em đang có chiều hướng tăng mạnh vào mùa hè ở nhiều địa phương. Khác với trẻ em ở các đô thị có nhiều điều kiện tiếp cận với các khu vui chơi hiện đại, trẻ em ở vùng nông thôn hiện nay đang thiếu chỗ chơi an toàn và lành mạnh, nên các em thường tìm đến các nơi như sông suối, ao hồ, kênh mương… thiếu sự kiểm soát của người lớn nên đã dẫn đến nhiều vụ đuối nước đau lòng.

Năm 2010, tại đập ngăn mặn Việt Yên đã xảy ra vụ đuối nước làm 3 em học sinh nữ học sinh lớp 5, Trường Tiểu học số 2 Triệu Độ, huyện Triệu Phong tử vong. Kỳ nghĩ hè cuối cấp cũng là lúc các em vĩnh viễn xa rời tuổi thơ, xa rời vòng tay yêu thương của bố mẹ chỉ vì một tai nạn không đáng có. Mùa hè năm nay, chúng tôi có dịp về thăm gia đình em Nguyễn Thị Thảo, một trong 3 nạn nhân bị tử vong trong vụ đuối nước nói trên. Sự việc đã xảy ra khá lâu, nhưng khi nhắc lại, bố mẹ em Thảo không thể kìm được nước mắt vì quá đau xót mất đi đứa con gái đầu lòng một cách oan uổng. Một điều làm bố mẹ Thảo day dứt và tiếc thương mãi đó là Thảo vốn học rất giỏi và chăm ngoan, trước đây em chưa bao giờ đi tắm sông, không ngờ trong một lần nghe theo sự rủ rê của bạn bè nên tai họa đã ập đến. Chị Nguyễn Thị Hảo, mẹ em Thảo ở thôn Quy Hà, xã Triệu Độ nghẹn ngào kể lại: “Khi nghe tin mọi người báo, tôi chạy ra thì thấy có 3 cái thau với 3 đôi dép để trên bờ nhưng không có người mô hết. Lúc đó, tôi không tin con bé đi tắm, cứ nghĩ đi bắt óc trên bờ sông thôi. Đến khi thấy họ vớt lên được một cháu, lúc đó đã quá bàng hoàng, hoảng hốt. Tôi lao mình xuống dòng sông để cứu con nhưng đã quá muộn…”.

Nguy cơ đuối nước từ hoạt động tắm ao, hồ, mương

Hay, vụ đuối nước của cháu Nguyễn Nhật Huy, 5 tuổi, con trai của anh Nguyễn Văn Lào và chị Nguyễn Thị Thiện, ở thôn Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung. Trong một lần chơi đùa đã bất cẩn rơi xuống hồ cá của gia đình và tử vong. Chị Thiện ngậm ngùi nói: “Vợ chồng tôi day dứt mãi về chuyện này. Giá như, giá như chúng tôi chú ý hơn đến cháu thì đã không xảy ra chuyện. Chỉ vì một phút lơ là mà ân hận suốt đời”.

Lo lắng về thực trạng này, thầy giáo Nguyễn Diệp, hiệu trưởng Trường Tiểu học Triệu Đông nói: “Về phía nhà trường cũng đã thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền về sự nguy hiểm đến tín mạng của việc tắm biển, sông, suối, ao, hồ…cho các em học sinh khi không có sự giám sát của người lớn. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức độ đó thôi, chứ hiện nay vẫn chưa có một chương trình cụ thể nào về dạy bơi trong trường học. Hầu hết các em tự học bơi ở ao, hồ gần nhà. Do đó, mùa hè đã đến, chúng tôi cũng đang rất bất an”.

Được biết, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em từ sơ sinh đến vị thành niên. Theo thống kê của Phòng LĐTB & XH huyện Triệu Phong, trong vòng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện đã xảy ra khoảng 15 vụ đuối nước, nhiều nhất ở các xã vùng biển, vùng có nhiều sông ngòi chảy qua như Triệu An, Triệu Vân, Triệu Trung, Triệu Độ, Triệu Thành…Trong đó, năm 2013 xảy ra 2 vụ, 2014: 3 vụ và 2015: 4 vụ. Phần lớn các em thường rủ nhau đi tắm mà không có sự giám sát của người lớn hoặc đùa giỡn, nghịch ngợm không may sẩy chân rơi xuống ao hồ dẫn đến tử vong. Vào dịp hè hàng năm, tỷ lệ trẻ em chết đuối tăng cao ở nhiều địa phương.

Nói về thực trạng và nguyên nhân của việc đuối nước, ông Hoàng Đức, Phó Trưởng Phòng LĐTB &XH huyện Triệu Phong cho biết: “Triệu Phong là địa bàn có hệ thống sông ngòi dày đặc, có hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn nên tình trạng đuối nước diễn ra khá nhiều. Nguyên nhân do các em chưa thực sự có ý thức về sự nguy hiểm của việc tắm biển, tắm sông; khi không may đuối nước lại không bảo vệ được bản thân vì chưa có kỹ năng bơi lội; các bậc phụ huynh không quản lý chặt chẽ việc vui chơi của con em, do bận bịu đồng áng, buôn bán làm ăn, nên đã dẫn đến nhiều cái chết thảm”.

Một nghịch lý đang tồn tại là các vùng ở nông thôn mặc dù có nhiều quỹ đất nhưng vẫn thiếu sân chơi cho trẻ em. Trong khi cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn thì những hạ tầng sẵn có như nhà văn hóa xã, tủ sách…lại đang bị lãng phí vì xuống cấp hoặc chưa được khai thác hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của các em. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ sự an toàn cho con trẻ. Các cấp, các ngành cần phối hợp với địa phương, trường học xây dựng các sân chơi bổ ích, lành mạnh; tổ chức các lớp dạy bơi và kỹ năng cứu hộ cho học sinh; tăng cường cắm biển báo nguy hiểm ở khu vực có nguy cơ xảy ra đuối nước để các em có một mùa hè an toàn và vui tươi./.

21 tháng 1 2018

Như chúng ta đã biết Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, số lượng ao hồ, sông suối, kênh rạch khá nhiều, trong đó chủ yếu tập trung khu vực đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ, với trên 2.300 con sông và kênh rạch với chiều dài khoảng 198.000 km (mật độ 0,6 km/km) và gần 3.300 km chiều dài bờ biển. Với đặc điểm này, trong những năm qua hệ thống giao thông đường thủy nội địa và ao hồ của nước ta đã giúp cho công tác vận tải thủy gặp nhiều thuận lợi; cung cấp thủy, hải sản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước.

Tuy nhiên, cũng do nhiều sông ngòi, ao hồ cho nên trong những năm qua đã xảy ra khá nhiều vụ chìm phương tiện vận tải thủy, đuối nước đau lòng, làm cho nhiều người chết và thiệt hại lớn đến tài sản, trong đó đặc biệt là những bạn trong lứa tuổi học sinh sinh viên.

Nghỉ hè luôn là thời điểm được các bạn học sinh, sinh viên háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian các bạn tạm gác lại chuyện đèn sách để vui chơi thỏa thích, tự thưởng cho mình bằng những chuyến du lịch khám phá thiên nhiên, học hỏi cuộc sống thực tế qua các chuyến tham quan dã ngoại… sau một năm nỗ lực phấn đấu học tập. Còn gì sảng khoái cho bằng khi được tắm và ngâm mình trong dòng nước mát lạnh vào những buổi trưa hè nóng nực để quên đi những lo toan muộn phiền trong cuộc sống. Tuy vậy, đôi lúc vì quá mải mê vui chơi hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối nước đã dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc.

Vây đuối nước là gì?

Theo tổ chức y tế thế giới , đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng có quan niệm ngắn gọn hơn, đuối nước là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đuối nước: không biết bơi, chơi ở những khu vực nguy hiểm như: có ao hồ, sông, suối, chơi ở những hố nước các công trình xây dựng, bể, giếng nước có thành quá thấp, không có nắp đậy, tập bơi ở những nơi không có biển báo an toàn tập bơi quá nhiều khi sức khỏe không đảm bảo, đi ra đường khi ngập nước bị sa chân xuống hố sâu,… Thậm chí nhiều người lớn, bơi giỏi vẫn có nguy cơ đuối nước nếu như lơ là, chủ quan.

Để giảm thiểu tai nạn đuối nước đối với học sinh - sinh viên, cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau:

1. Khuyến cáo các bạn học sinh, sinh viên không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước.
2. Chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
3. Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ, đặc biệt là ở biển, vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên tục. Nhiều người thường nằm trên phao khi tắm biển. Điều này cũng khá nguy hiểm vì bạn sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng bạn sẽ bị sóng đánh úp, những cơn sóng dồn dập khiến bạn không biết xử lý như thế nào và sẽ bị uống nước nhiều, mất sức.
4. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy như mặc áo phao.
5. Tạo hành lang pháp lý phù hợp: Cần chỉ rõ đầu mối chịu tránh nhiệm mỗi khi có tai nạn xảy ra... từ đó có các chế tài hợp lý.

Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng thời, cần nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần, dây nịt… Hãy cho những người bị đuối nước bám vào các vật dụng này để người trên bờ kéo dần vào. Như vậy, việc cứu nạn sẽ hiệu quả hơn. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.

au khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở, nếu trong miệng, mũi, có dị vật cần móc ra ngay, rồi nghiêng người nạn nhân để cho lưu dịch thoát khỏi đường thở. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hồi sức tim, phổi bằng cách: đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra. Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy. Sau đó tiến hành ép tim lồng ngực bằng cách đan hai tay vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía ngực trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp - 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ sở y tế

7 tháng 5 2020

Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội. Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: Tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.Chúng ta cần: Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội, Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời, Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.




24 tháng 9 2017

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng an toàn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách… gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục…

Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

Để bảo đảm an toàn giao thông hiện nay, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

22 tháng 3 2021

-* Theo em, tình hình an toàn giao thông trên đường bộ rất phức tạp với các vấn đề :

-- Nạn tắc đường trầm trọng ở các thành phố lớn.

-- Nhiều người sử dung đồ có cồn và chất cấm khi trong tham gia giao thông.
-- Không chấp hành luật, nguyên tắc.
* Nguyên nhân gây tai nạn giao thông có con người chiếm 70%, phương tiện và cơ sở hạ tầng chiếm 30%.:
-- Do con người ( cả học sinh) thiếu kiến thức, kĩ năng, ý thức khi tham gia giao thông.
-- Không hiểu biết về luật giao thông đường bộ.
-- Không nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc an toàn giao thông đường bộ.
* Hậu qua 
-- Tai nạn giao thông với số người chết, bị thương rất cao.
-- Gây ra nhiều thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần.
* Để hạn chế tai nạn giao thông, người đi đường cần:

--Tuân thủ theo luật đường bộ.
-- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
-- Không sử dụng chất kích thích, đồ có cồn.
 Bạn có thể thêm ví dụ nếu thích



 

12 tháng 4 2018

-Do người dân còn chủ quan

-Thiếu hiểu biết

-......................

7 tháng 5 2020

Chúng ta đang sống trong một môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. Ô nhiễm môi trường - một hiện tượng muôn thuở đang cần sự chung tay của chính quyền tháo gỡ những rủi ro về môi trường. Song song với đó, người dân cũng cần có ý thức hơn về hành động của mình. Sử dụng túi ni-lông tràn lan mà khong biết tái sử dụng bằng cách giặt sạch phơi khô rồi dùng lại hoặc thay thế bằng các loại túi chất liệu khác dễ phân hủy thì cuộc sống mới đảm bảo. Rác thải sinh hoạt thì vứt bỏ tràn lan trên các bãi đất bỏ hoang gây mùi hôi bốc lên bủa vây quanh nhà dân gây nhiều bệnh nghiêm trọng về hô hấp và vô số bệnh khác. Các nhà máy lớn nên có một hệ thống xử lý chất thái tự động, đừng gây ra hiện tượng xả thải ra biển như nhà máy Formosa, điển hình làm cá chết hàng loạt dọc theo bờ biển miền Trung gây nhức nhối dư luận một thời gian. Trên đây là một trong số rất nhiều hoạt động gây ra mối lo ngại mang tên "ô nhiễm môi trường" mà hậu quả thì vô cùng khủng khiếp đối với sinh vật trên trái đất. Vì vậy, chúng ta dù đang có cuộc sống chưa ô nhiễm và đang bị ô nhiễm thì cũng nên hành động ngay, hãy thay đổi thói sống gây ô nhiễm môi trường, từ đó tính mạng của chính chúng ta cũng sẽ đảm bảo hơn.

4 tháng 12 2021

bạn tham khảo

 

Xã hội ta, đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hương, đất nước,…

Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ từ những trò chơi trực tuyến, hay từ những thần tượng xứ Hàn, xứ Đài nào đó.

Điều này sẽ dẫn đến một hệ quả không hay chút nào, khi mà một đất nước có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…

Các bạn trẻ đó nào biết rằng, để có được đất nước như ngày nay thì đã bao người phải ngã xuống và đã bao người lại tiếp tục nối bước những người đã nằm bên dưới. Họ nào biết rằng, độc lập tự do mà họ đang có, sự an nhàn sung sướng mà họ đang hưởng thụ đã được đổi lấy bằng xương, bằng máu của ông cha họ. Và họ cũng chẳng hề biết rằng, nếu họ cứ mãi chìm đắm trong những đam mê nhất thời đấy thì một ngày không xa, chính bản thân họ, gia đình họ, đất nước của họ sẽ phải bị đào thải khỏi thế giới này.

 

Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

Những thanh niên yêu nước, những người trẻ tuổi có trách nhiệm với đất nước sẽ làm nên những trang sử mới cho đất nước, làm cho đất nước trở nên giàu mạnh hơn. Thế nên, hãy tỉnh dậy và bắt đầu làm việc đi nào các bạn trẻ, đừng mãi ngủ vùi trong thú vui, đam mê, dục vọng.