K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngoài những kiến thức được học trên lớp, chúng em rất cần những bài học thực tế từ cuộc sống để tăng thêm kĩ năng và kinh nghiệm. Vì lí do đó mà nhà trường em thường tổ chức cho chúng em đi thăm hỏi, gặp gỡ những người có công, những hoàn cảnh đáng thương. Cuộc gặp gỡ mà em nhớ mãi là lần cô chủ nhiệm tổ chức cho lớp em đi thăm các em nhỏ trong trại mồ côi. Lần ấy, nhân dịp tết trung thu, trường chúng em tổ chức cho đại diện học sinh các lớp đi thăm và tặng quà trung thu cho những em bé thuộc nhiều trại trẻ mồ côi khác nhau trong và ngoài thành phố. Lớp em được phân công gặp gỡ các em trong trại trẻ Hoa Hồng ở cách trường hơn 20 cây số. Vì đường khá xa nên nhóm chúng em chỉ đi được 20 bạn cùng cô chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh lớp. Em rất hào hứng vì nhận nhiệm vụ tổ chức trò chơi phát thưởng cho các bé. Chúng em còn tự tay làm những chiếc lồng đèn trung thu để tặng cho các em thiếu nhi. 6h30 sáng, chúng em cùng nhau trên một chiếc xe lớn của trường, xe đi khỏi trung tâm thành phố khoảng 5 cây số thì rẽ sang một con đường khá vắng, hai bên đường là những hàng cây xanh chạy dài. Xe chúng em dừng lại ở một ngôi trường nhỏ, trường đã cũ kĩ nhưng có khoảng sân khá rộng. Cô giáo hướng dẫn chúng em từng hàng đi vào. Sau khi gặp gỡ cô hiệu trưởng của trường Hoa Hồng, cô chủ nhiệm cho chúng em ra sân sau để gặp các bạn nhỏ đang chơi ở đấy. NHìn thấy chúng em, các em nhỏ rất vui mừng. Chúng chẳng ngại người lạ và ùa đến bắt tay, ôm lấy chúng em như người thân lâu ngày gặp gỡ. Em xúc động bàng hoàng khi nhận ra hơn 50 đứa trẻ ở đấy thì có nửa số em bị dị tật. Cô bảo mẫu phụ trách dạy các bé đã trò chuyện với chúng em rất nhiều. Cô tâm sự các bé ở đây đa phần bị cha mẹ bỏ rơi vì chúng bệnh tật bẩm sinh. Cũng có những đứa trẻ bình thường khác thì cha mẹ chúng là những cô cậu trẻ tuổi chưa có trách nhiệm nuôi con. Cô chỉ vào cô bé bị mất cả hai tay và nói “Bé đó tên là Hân, mẹ bé mất sớm, ba bé không có khả năng nuôi con khi bé bị dị tật nên đã gửi vào đây từ khi bé còn chưa biết bò”. Nhìn đôi mắt cô buồn rười rượi khi nhắc đến cậu bé đang ôm cổ cô “thằng bé này tội hơn nữa, người ta thấy nó trong sọt rác ở nhà vệ sinh công cộng lúc nó mới có mấy ngày. Không ai nhận nó nên mấy chú công an gửi vào đây, nó còn không có cái tên nữa. Mấy cô trong đây đặt cho nó tên Phúc, mong cho cuộc đời nó hạnh phúc hơn”. Nghe cô ấy kể, em nghe tim mình nhoi nhói, sống mũi cay sè. Nhìn xung quanh có nhiều bạn đã thút thít khóc. Cô chủ nhiệm em thì nước mắt ròng ròng. Cô bảo mẫu và cô chủ nhiệm lớp em cùng phát sữa và lồng đèn cho các bé. Các bé được dạy bảo rất ngoan nên em nào cũng lễ phép cúi đầu chờ lượt mình. Có một bé gái đứng nép bên gốc cây không thể uống được sữa vì em không biết dùng ống hút. Em chạy đến giúp bé nhưng bé òa lên khóc và bỏ chạy. Cô bảo mẫu chạy thei ôm bé vào lòng. Cô an ủi bé và giải thích cho bé hiểu. Ban đầu bé nhìn em ngại ngùng lo sợ nhưng dần dần đã quen nên chạy đến nắm tay em. Gương mặt bé rất khác so với những đứa trẻ bình thường. Cô bảo mẫu nói do em bị bệnh down nên rất nhút nhát với mọi người. Mọi hoạt động của em đều chậm chạp hơn các bạn nhưng em cũng rất ngoan và sống tình cảm. Trước cảnh xúc động của các bé, chúng em không thể nào thực hiện được kế hoạc là ca hát và đố vui. Thay vào đó, chúng em cùng chơi đùa với các bé. Chúng em chia nhau từng nhóm nhỏ để kể chuyện cho bé nghe. Giờ ăn trưa, chúng em phụ các cô bảo mẫu ở đấy đút cho những bé nhỏ ăn và thay quần áo cho các bé. Mặc dù vẫn còn háo hức được vui chơi nhưng các bé rất ngoan và vâng lời. Đến giờ ngủ trưa, các bé vào phòng ngủ, ở đấy có sẵn nệm nhỏ và gối cho mỗi giường. Chúng em đứng nhìn các bé ngủ say rồi chuẩn bị ra về mà lòng lưu luyến. Trên đường về trường, cô giáo đã nói với chúng em “các em đã may mắn hơn các bạn nhỏ trường Hoa Hồng, các em hãy cảm ơn ba mẹ mình đã thương yêu và chăm sóc các em. Các em phải học hành chăm ngoan để không phụ công ơn của ba mẹ mình nhé!”Chúng em đều đồng thanh đáp vâng lời cô giáo. Cho đến bây giờ, em còn nhớ mãi nụ cười, từng khuôn mặt của các bé trường Hoa Hồng. Nhờ vào cuộc gặp gỡ ấy em đã hiểu hơn về cuộc sống. Đâu đó còn rất nhiều người kém may mắn hơn mình, vì thế mà mình nên trân trọng những gì đang có và góp sức nhỏ chia sẻ những gì mình có cho những người bất hạnh.

~ Thiên Bình gửi bạn ạ ~

#Học tốt

31 tháng 5 2022

hi

6 tháng 6 2019

Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình.
Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn nhỏ như các em được cha mẹ nâng niu, chăm bẵm, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những bộ quần áo mới đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn bươn trải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi khi thì bị hắt hủi, khi bị đánh đuổi và cả những khi nhịn đói chịu rét trên hè phố hay ghế đá công viên. Trước khi đến với đám bạn nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình. Nhưng rồi hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có em mất cha mất mẹ vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì nghèo quá. Nhưng cũng có em thì bỏ nhà đi bụi, nhưng số đáng trách này không nhiều. Thương tâm nhất là những đứa trẻ vô thừa nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em lớn lên trong những trại trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống.
Những đứa trẻ ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực. Các em không được vui chơi, không được đến trường. Đã có lúc tôi vô tình được chứng kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa trong công viên. Bên cạnh đó la liệt những nón áo, hòm đánh giày, báo, những túi đựng ni lông đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư. Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra tranh nhau khách. Nhũng nụ cười hồn nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt thật khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng nhưng tôi chẳng có nhiều tiền để cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống yên ổn đã quá mệt nhọc rồi, liệu mấy ai còn đủ thời gian rảnh để suy nghĩ xem số phận những đứa trẻ ấy sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành những kẻ phạm tội, để rồi khi tạm biệt đường phố chúng lại đến với song sắt nhà tù.
Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.
Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ quan tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá.
Nhân dân ta vốn có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, đã khuyên chúng ta:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn.

loigiaihay.com

Bình luận

Bài tiếp theo 

Báo lỗi - Góp ý

CÁC BÀI LIÊN QUAN: - Văn nghị luận lớp 9



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/suy-nghi-cua-anh-chi-khi-nhin-nhung-em-be-khong-noi-nuong-tua-c36a13686.html#ixzz5q29XK54v

~Hok tốt~

7 tháng 6 2019

Hiện tại, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đang tổ chức quản lý, nuôi dưỡng thường xuyên cho 104 đối tượng xã hội . Trong đó có 17 người già cô đơn, 39 trẻ mồ côi, 15 người tâm thần, 19 người tàn tật. Trong khi đó, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.080 trẻ em khuyết tật, tàn tật, hơn 31.600 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chưa kể tới con số hơn 30.000 trẻ em đang sống trong các hộ nghèo. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự giúp đỡ của doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Toàn tỉnh đã cấp được 100 máy trợ thính và đo, lắp chân giả miễn phí với trị giá 160 triệu đồng cho người tàn tật; trợ giúp cho người khuyết tật gần 1.100 xe lăn trị giá 1,3 tỷ đồng và 50 xe đạp cho trẻ mồ côi trị giá 50 triệu đồng; tổ chức dạy nghề may và thêu ren cho 370 người với kinh phí gần 1 tỷ đồng. Tính đến nay, tỷ lệ trẻ em khuyết tật được chỉnh hình đã đạt 51%. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã đưa 242 em nhỏ khuyết tật đi khám sàng lọc và phẫu thuật, điều trị khuyết tật vận động, 256 em đi phẫu thuật nụ cười, 143 em được phẫu thuật mắt, 13 em được phẫu thuật tim bẩm sinh… Hội Người tàn tật, trẻ mồ côi tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành vận động ủng hộ kinh phí xây dựng nhà tình thương tặng cho người khuyết tật với kinh phí 355 triệu đồng.  Đó là những con số từ văn bản báo cáo của các cơ sở, ngành hữu quan, một kết quả thật sự đáng trân trọng. Tuy nhiên, trong các hội nghị luận đàm về công tác bảo trợ xã hội vẫn có phần lớn số ý kiến cho rằng, đối tượng bảo trợ xã hội lớn nhưng nguồn lực đầu tư vào các chính sách, chương trình bảo trợ cho các đối tượng này còn thấp. Việc triển khai, thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật và trẻ mồ côi ở một số địa phương, cơ sở còn chậm. Y thức nhân đạo trong cộng đồng còn hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này là do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi còn hạn chế. Các cơ quan chức năng, ngành, đoàn thể  chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát  chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú.

Để công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật trẻ mồ côi đạt được hiệu quả hơn nữa, vừa qua, BTV Tỉnh ủy đã có Kết luận số 27-KL/TU ngày 8/9/2011 chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân tiếp tục thực hiện chỉ thị số 28-CT/TU ngày 12/5/2008 của BTV Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi. Giải pháp để thực hiện là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân về Luật Người khuyết tật. Từng bước xã hội hóa công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật và trẻ mồ côi. Thực hiện tốt các chương trình nhân đạo về người tàn tật và trẻ mồ côi như: xây dựng quỹ “người khuyết tật, trẻ mồ côi” vào ngày 18/4 hàng năm; tổ chức chương trình dạy nghề, trợ giúp xe lăn và xe đạp, chương trình xây nhà đại đoàn kết… cho người tàn tật. Vận động sự đóng góp về vật chất, tinh thần của các tổ chức và cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước để hỗ trợ người tàn tật, trẻ mồ côi, giúp họ từng bước cải thiện cuộc sống hòa nhập với cộng đồng. Tăng cường công tác điều tra, khảo sát tổng hợp nắm chắc số lượng, phân loại người khuyết tật, trẻ mồ côi và có cơ chế chính sách phù hợp để chăm sóc, giúp đỡ lâu dài. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện cho người tàn tật, trẻ mồ côi ngày càng tiếp cận thuận lợi, bình đẳng và chất lượng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản và các chương trình về sinh kế để ổn định cuộc sống có tính dài hạn hơn. Đó là nền tảng cơ bản để từng bước đưa công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi đi vào thực chất và đạt được hiệu quả cao hơn.

12 tháng 3 2022

C

12 tháng 3 2022

c

30 tháng 8 2019

- Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội đã được sống hạnh phúc trong sự thương yêu đùm bọc của những người mẹ nuôi và sự quan tâm của các tổ chức xã hội.

- Hạnh phúc luôn mỉm cười trên môi những bé thơ bất hạnh. Mùa xuân thực sự đã về với các em. Đó cũng là quyền trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước bảo vệ, chăm sóc.

2 tháng 5 2018

Đáp án: D

11 tháng 3 2022

C

14 tháng 1 2019

trẻ mồ côi ko có cha hay mẹ . đối với chúng ta , các em vẫn thiếu về trí  thức , sức khỏe , thể chất và điều kiện ..v..v

cuộc sống của trẻ mồ côi rất vất vả , vì là trẻ con nên công việc của đứa trẻ gấp tận 5 lần người lớn

trẻ mồ côi nhỏ hơn nên phải nhờ vả vào người thân hoạc những người có tình cảm cho tiền

k mik nha

6 tháng 9 2015

1.chàng trai kia rất giàu , bà trẻ đẹp đó lấy về làm chồng

2.từ 10 đòng đò bà buôn bán nhỏ nhặt rồi dần dần giàu lên