Em hãy đặt câu với từ khiêm tốn là tính từ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khiêm tốn là một đức tính tốt của bạn Dũng.
- Bạn Hương rất khiêm tốn khi người khác khen bạn.
- Khiêm tốn là đức tính quý báu của dân tộc ta đã từ lâu đời
- Lớp trưởng lớp tôi khiêm tốn trong trang phục và cả cách ăn nói nữa
1, Có thể nói bà em là một người khá thật thà.
2, Khiêm tốn là một điều trong 5 điều Bác Hồ dạy.
3, Ông bụt trong truyện dân gian là một người được miêu tả với tính cách hiền hậu.
4, Cô giáo của em rất nghiêm khắc đối với học sinh
5, Tôi có thể dễ dàng trông thấy một người đàn ông khỏe mạnh đang đi trên đường.
- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.
- Những câu ở dạng định nghĩa:
+ Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
+ Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
+ Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
+ ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Cách giải thích:
+ Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.
+ Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.
Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.
a) Lập dàn ý
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng khiêm tốn, lòng khiêm tốn là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng khiêm tốn.
II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là lòng khiêm tốn
- Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập
- Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người
2. Biểu hiện của lòng khiêm tốn
- Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi
- Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi
- Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.
3. Bình luận về lòng khiêm tốn
a. Tại sao con người lại cần lòng khiêm tốn?
- Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi
- Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo
b. Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhân mình giỏi
- Luôn khoe khan bản thân, cho rằng mình giỏi
Ví dụ: như chú dế mèn trong truyện “ dế mèn phiêu lưu kí “ của nhà văn Tô Hoài
4. Rèn luyện đức tính khiêm tốn
- Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất
- Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về dức tính khiêm tốn
- Rút kinh nghiệm học tập cho bản thân
b) Viết đoạn văn
Bạn tự liên kết các ý trên nhé
a) Lập dàn ý:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận: lòng khiêm tốn
II. THÂN BÀI
Giải thích:
Lòng khiêm tốn là một đức tính tốt của mỗi con người
Là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân thái quá trước đám đông. Hơn hết là đánh giá năng lực của mình một cách đúng mực
Vì sao mỗi người cần có lòng khiêm tốn?
- Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết
- Vì lòng khiêm tốn giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều bổ ích và những kiến thức mới
- Vì lòng khiêm tốn giúp ta thành công
- Vì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, kiêu ngạo sẽ lạc hậu
- (dẫn chứng minh họa)
Làm gì để có được lòng khiêm tốn?
- Nhìn nhận khả năng thật sự của bản thân
- Nhún nhường trước người khác, nhất là những người có nhiều kinh nghiệm hơn mình để học hỏi và rèn luyện
- Không nên thể hiện bản thân mình trước đám đông, tránh bị lố,..
- (dẫn chứng minh họa)
Phê phán
- Những kẻ “ thùng rỗng kêu to” phô trương khả năng của bản thân, tự ca tụng mình tài giỏi nhưng sự thật không có được khả năng như vậy
- Những kẻ kiêu ngạo một cách bảo thủ
- Những kẻ không chịu cúi mình trước những người tài giỏi hơn
III. KẾT BÀI
Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của sự khiêm tốn trong cuộc sống hiện nay
b) Viết thành đoạn văn:
Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” . Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.
Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.
Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,... Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.
Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chi là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.
Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con ngưòi như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiên thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.
Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân.
Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt đẹp hơn.
mik nghĩ phải đi từ đức tính khiêm tốn của ATN đến suy nghĩ chứ ko chỉ nêu ra ý nhỏ trong dẫn chứng, đây là ý kiến riêng thôi
Phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ qua tác phẩm của Nam Cao:
- Họ là những người nông dân nghèo bị đẩy xuống đáy cùng của xã hội nhưng tâm hồn và phẩm chất lại không hề bị tha hóa. Lão Hạc trước sau vẫn là người nông dân lương thiện, quyết không chịu theo gót Binh Tư để có miếng ăn; cũng không muốn tranh việc nhẹ với đàn bà con gái trong làng; cùng không muốn phiền lụy đến bà con trong làng xóm nên đã chọn cái chết tức tưởi để chấm dứt mọi đau khổ và giữ trọn được số tiền cho đứa con trai.
- Lão Hạc hay chính người nông dân là người giàu lòng tự trọng, giàu lòng yêu thương và vô cùng ý thức được nhân phẩm của mình.
* Số phận của lão Hạc:
- Chịu cảnh một cổ 2 chòng, chịu nhiều tầng áp bức: đó là chế độ thực dân nửa phong kiến (tầng áp bức Nhật, Pháp, phong kiến) mà gọi chung là giai cấp thống trị. Người nông dân đứng trước tình cảnh bức bách ấy thì đói nghèo thiếu thốn là tất yếu.
- Và số phận tất yếu không thể nào khác là cái chết, chết một cách đau khổ và tức tưởi, nhưng chết một cách trong sạch, không bị tha hóa.
=> Số phận của người nông dân trong xã hội cũ: bất hạnh, nghèo khổ, đau đớn, chồng chéo trong những bi kịch không lối thoát.
Trong xã hội hiện nay có rất nhiều đức tính đẹp, một trong số đó là đức tính khiêm tốn. Vậy ta cần hiểu khiêm tốn là gì? Đó là đức tính khiêm nhường, không khoe khoang, sĩ bọ với người khác, dấu kín trong lòng. Biểu hiện là khi có chuyện vui thì không khoe cho mọi người, bình tĩnh xử lí các tình huống, không công nhận mình giỏi hơn người khác mà chỉ nhận bằng thôi hoặc kém hơn. Trong xã hội ngày nay có rất nhiều người có đức tính khiêm tốn, một trong số đó là Bác Hồ. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp không có đức tính khiêm tốn như Dế Mèn. Nói tóm lại, mỗi chúng ta cần giữu cho mình đức tính khiêm tốn trong mọi tình huống.
Trong cuộc sống, mỗi người hãy tự rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn. Đây là điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Đức tính khiêm tốn là đức tính quý báu mà mỗi người cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Vậy khiêm tốn là gì? Đó là thái độ nhún nhường, hòa nhã, đối lập với sự kiêu căng và tự phụ, lòng khiêm tốn có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Người có lòng khiêm tốn dễ gây được thiện cảm với người khác. Khiêm tốn giúp con người biết những hạn thức của mình để không ngừng học hỏi. Trái lại, kiêu căng tự phụ sẽ làm việc học hỏi bị hạn chế rất dễ đi đến thất bại. Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính quý báu mà con người phải có trong cuộc sống
Bạn em rất khiêm tốn.
Em rất khiêm tốn