K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2022

Nước Đức

7 tháng 11 2021

Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

7 tháng 11 2021

Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

8 tháng 1

Ghi luôn .....

 

HN
8 tháng 1

Trả lời ngay và luôn!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Diện tích hình thang là :

( 6,5 + 4,8 ) x 3,5 : 2 = 19,775 ( cm2 )

Đ/s.........

Hok tốt!!!!!!!!

ời giải:

Diện tích của hình thang đó là:

(6,5+4,8)×3,52=19,775(6,5+4,8)×3,52=19,775 (cm2)(cm2)

                                             Đáp số: 19,775cm219,775cm2

Giải thích:

Áp dụng công thức thức:

Diện tích hình thang=(Đáy lớn+Đáy bé)×Chiều cao

                                                                                                                      

                           2

                                            Thực ra em mới học lớp 4 thui nhưng em bít làm tất cả bài mak. Hì . 

                                                           ~ Hok Tốt ~

[Văn.C26 _ 21.1.2021]Thú thực với các bạn đây không phải là một câu hỏi mình đưa ra cho các bạn, mà mình muốn các bạn chia sẻ những suy nghĩ của mình sau khi đọc. Mình biết đăng lên diễn đàn bây giờ đã là quá muộn nhưng bây giờ, mình phải đưa lên những suy nghĩ chân thực nhất sau khi trải qua những giây phút bỡ ngỡ...Một câu hỏi chắc hẳn các bạn luôn nghĩ đến khi sống trong xã hội hiện đại ngày nay: Chúng...
Đọc tiếp

[Văn.C26 _ 21.1.2021]

Thú thực với các bạn đây không phải là một câu hỏi mình đưa ra cho các bạn, mà mình muốn các bạn chia sẻ những suy nghĩ của mình sau khi đọc. 

Mình biết đăng lên diễn đàn bây giờ đã là quá muộn nhưng bây giờ, mình phải đưa lên những suy nghĩ chân thực nhất sau khi trải qua những giây phút bỡ ngỡ...

Một câu hỏi chắc hẳn các bạn luôn nghĩ đến khi sống trong xã hội hiện đại ngày nay: Chúng ta có đang quá vô cảm với những người còn lại? Thế nào là sự quan tâm trong xã hội ngày nay? Chúng ta đang sống một cuộc sống xã hội, hay đang sống một cuộc sống độc lập, chỉ quan tâm đến duy nhất chính mình?

Có lẽ mặt tối của xã hội vẫn hiện hữu xung quanh chúng ta, và ai ai cũng đã, đang và sẽ nếm trải nó. Năng lượng chúng ta tự tạo ra rất tích cực, vì ai cũng mong có một ngày tươi đẹp bên bạn bè, gia đình và những người thân thương. Nhưng dường như nguồn "năng lượng sáng" này chưa đủ mạnh để vượt qua những áp lực mà những cá thể khác trong cộng đồng chúng ta tạo ra. Rất nhiều người vượt qua được chướng ngại này bằng cách thờ ơ chúng, bỏ mặc chúng, và khi những điều xấu đấy không ảnh hưởng đến chúng ta nữa thì ta coi như đã vượt qua chính mình, vượt qua rào cản lớn nhất của cuộc đời.

Sự thực là, với người mình không quen biết, gần như ai cũng có thể làm được như thế. Nhưng nếu là người thân, người quen, những người ta tin tưởng nhất cũng tạo ra luồng áp lực quá lớn thì sao...

Mình có thói quen nghe nhạc trong giờ học. Mặc dù mình không phải fan anime nhưng thực sự công nhận những bản nhạc trong các bộ phim đó rất hay, điển hình là phim Inuyasha. Những bản nhạc trong phim đều là nhạc buồn. Nếu chỉ nghe qua thì đúng là rất hay, nhưng mình cũng hay có thói quen đọc bình luận trên youtube. Và bắt đầu đọc thì...

Một thế giới mới mở ra hoàn toàn. Một thế giới của sự bất lực, sự thương cảm của những cá thể đã đầu hàng trước lưỡi giáo của sự vô cảm:

"Hồi nhỏ giả vờ khóc thật to rồi đi ngủ

Bây giờ giả vờ ngủ để khóc lặng lẽ thôi!" 

"Có một loại người bề ngoài thì tỏ ra vui vẻ, tươi cười, nhưng trong lòng thì buồn 😔,nhiều lúc muốn tìm người chia sẻ cùng, nhưng thực sự rất khó"

"Có 1 loại người... Cười thì cười rất nhiều... Chỉ để giấu đi nỗi buồn bên trong mình thôi... Lúc nào cũng phải gánh chịu rất nhiều áp lực Thật sự thì người đó rất giỏi đi an ủi và động viên người khác... Nhưng lại không thể nào tự động viên mình được"

"Mọi người có từng bị cảm giác như là mình đã vượt lên chính mình rồi nhưng lại bị chính gia đình mình nói những điều như muốn đạp mình xuống thẳm vực thẳm không??"

"Có ai đêm về bật nhạc nghe và phải bịt miệng để khóc không thành lời 😢.Gặp được mấy người chịu ngồi nghe mình tâm sự, được mấy người lo lắng cho mình"

"Ở trường bị bắt nạt

Ở nhà bị đánh

Sai một chút thì bị chửi

Đúng thì chẳng ai công nhận...

Cố gắng trong vô vọng

Luôn cố mỉm cười để tỏ ra mình ổn

Không có ai thì ngồi khóc trong âm thầm

Lúc nào cũng phải đeo "mặt nạ"

Vui một mình buồn cũng một mình

Tui ổn.....!"

Những nốt nhạc vang lên trong buổi đêm trầm lắng có lẽ là lúc duy nhất để những con người này tìm đến nhau, khi cảm xúc họ đã khô khan. Họ gặp nhau bằng sự tuyệt vọng, để rồi trao cho nhau những ngôn từ đẹp nhất giữa dòng đời thăng trầm. Họ cảm thông và chia sẻ cho nhau giữa cơn bão áp lực đến từ chính những người họ coi là tất cả...

Vâng mình hiểu là những người thân của chúng ta luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta. Và dạy con bằng áp lực là một trong những cách dạy "hiệu quả" nhất được các bố các mẹ tin tưởng dùng. Gia đình nghĩ đến một tương lai mở cho con cái của họ thông qua những lời mắng hoặc những trận đòn roi chan chứa đầy yêu thương.

Nhưng liệu có quá mức? Liệu phụ huynh có biết được thế nào là chừng mực? Liệu bố mẹ có biết khi nào nên dừng và thay đổi cách giáo dục? Ngoài ra, liệu nhiều thầy cô đã nhận thấy được sự nguy hiểm khi giáo dục học sinh của mình bằng cách này?

Vâng mình là người chứng kiến những điều đau lòng bậc nhất trong xã hội này. Mình xin phép kể một số câu chuyện...

Hôm đấy là một ngày cuối năm lớp 8. Mình đang rất vui vẻ và háo hức với những con điểm 10 vừa kiếm được trong ngày hôm đấy. Như thường lệ, mình đi xe buýt về nhà cùng một hai đứa bạn, tuy nhiên ngày hôm đó (cũng như khá nhiều ngày trước đấy) bạn không về cùng. Mình hỏi:

- Sao dạo này cậu không về nhà thế, cậu còn đi đâu nữa à?

- Tớ có một chút việc cần xuống xe trước nên cậu cứ về trước nhé.

- Sao cậu có việc gì thế?

- Tớ phải đi thăm một người em cùng hội vẽ với tớ. Hoàn cảnh nó đáng thương lắm.

Bố mẹ nó không coi nó là thành viên trong gia đình nữa rồi. Nó không được nuôi ăn học, bố mẹ nó không cho nó tiền. Nó như con thú hoang trong nhà ý. Mà không, còn tệ hơn, ít nhất thú còn có đồ ăn nước uống, đây nó còn chả được!

Tớ với bạn B toàn đi qua tòa chung cư này để cho nó chút đồ ăn và đưa nó về nhà bạn B. Có một số lúc tớ đưa nó về nhà tớ rồi nhưng bố mẹ tớ không đồng ý. Chán lắm. Nhưng ít nhất tớ cũng cảm thấy hạnh phúc khi đã giúp được em ý.

À mà biết gì nữa không? Bạn bè nó xa lánh nó, bắt nạt nó. Có nhiều hôm người nó tím bầm, nhìn thương lắm. Rồi đến cả thầy cô cũng tạo áp lực lên cho nó. Nói chung là ai cũng vùi dập nó hết á, chỉ có tớ với B thương nó thôi.

Lúc này xe buýt đã đến điểm dừng của bạn ý, mình không hỏi nữa.

Lúc này đã là cuối năm nên rất bận ôn thi, chính vì vậy mình cũng không có nhiều thời gian để hỏi thăm thêm. Tuy nhiên hai tuần sau...

Ra khỏi phòng thi, thấy bạn và B ôm nhau khóc. Tiếng khóc vọng ra rất lớn, thấy thế mình đến, an ủi bạn chút rồi mới hỏi câu chuyện. Chỉ bốn từ vang lên làm mình nhớ đến cả đời: "Em tự tử rồi." Lúc này, mình cũng rất sụp đổ. Sau đó hai bạn kể tiếp chuyện: "Nó không chịu được nữa rồi, nó từ bỏ tất cả rồi. Người ta phát hiện nó nằm bất động tại phía sau tòa chung cư." Vâng, là nhảy lầu tự tử. Suốt nhiều năm học, dù mình được nhận định là rất lạnh, nước mắt đã lần đầu rơi...

Diễn biến tiếp theo ư? Bố mẹ nó rất sợ bị ảnh hưởng đến danh tiếng vì "con của nợ" ấy (trích lời bố mẹ nó từng nói). Thế là, bố mẹ nó đã làm mọi cách để câu chuyện này không liên quan đến mình. Với tư cách nhà báo, chuyện này quả dễ dàng. (!?)

Bạn nghĩ mình chỉ gián tiếp theo dõi một trường hợp. Thưa bạn, bốn mới là câu trả lời. Mình đã trải qua bốn cú sốc như thế này bạn ạ...

Xã hội đang vận hành theo cách này sao?

Con người đang sống nương tựa nhau như thế này sao?

"Mọi thứ vẫn ổn, đúng không con?"

Các bạn nghĩ sao? Mọi thứ vẫn ổn chứ?

4
22 tháng 1 2021

Toxic Parents

22 tháng 1 2021

"Mọi người có từng bị cảm giác như là mình đã vượt lên chính mình rồi nhưng lại bị chính gia đình mình nói những điều như muốn đạp mình xuống thẳm vực thẳm không??"

Câu này có 2 mặt, đối với những người dễ nhụt chí, đảm bảo nghe câu này xong là khỏi muốn cố gắng luôn, có khi nằm trong chăn khóc rưng rức. Những người có tinh thần cứng rắn thì khác nghe xong lại càng cố gắng hơn, bởi nó là kế "khích tướng". Theo tôi những bạn nhụt chí hay khóc về những vấn đề như này, nên thay đổi, bởi xã hỗi này khắc nghiệt lắm, những gì bạn trải qua trong gia đình, nó là 1 phần của xã hội thôi. Ra ngoài làm việc, bạn làm rất tốt nhưng đâu có nghĩa là người ta sẽ khen bạn đâu, bởi rất nhiều người giỏi hơn bạn nhiều, họ thậm chí còn sẽ chê bai lên xuống ấy chứ. "Tốt đối với bạn nhưng với họ chỉ như hạt cát..." Những trường hợp kiểu này tôi thấy cũng nhiều, than lên than xuống về chuyện gia đình. Ừ đúng mà, nhưng lớn lên bạn sẽ nhìn thấy nhiều mặt tốt của việc đó thôi. Ví dụ đánh mắng nhiều thì sẽ học được tính cứng rắn, trừ một số bạn có vấn đề về tâm lí. <Chỉ sợ kiểu sủng cồ lên thì chuyện gì cũng làm được>

"Có ai đêm về bật nhạc nghe và phải bịt miệng để khóc không thành lời 😢.Gặp được mấy người chịu ngồi nghe mình tâm sự, được mấy người lo lắng cho mình"

Ồ có chứ, cơ mà nên nhớ khóc lóc rất tốt, khuyên các bạn khóc nhiều vô. Bởi vì khóc là một cách để xả stress rất hiệu quả. Còn về chuyện tâm sự ấy, nói thẳng ra là chả ai có nghĩa vụ phải ngồi nghe bạn kể lể cả, ừ, nó là một sự thật phũ phàng đấy. Muốn thì ra ngoài đường, đầy người, người ta sẵn sàng ngồi nghe bạn kể thôi, miễn chi cho người ta chút tiền là được. Nói lo lắng ấy, thì lên mạng tìm người có cùng hoàn cảnh với mình mà nói chuyện <người ở cách mình càng xa, càng ko quen biết càng tốt, ko sợ bị mách lẻo>, hiệu quả hơn nhiều. Nhưng tôi đảm bảo, tốt nhất là tự tâm sự với bản thân, hoặc đọc sách, đọc mấy quyển về tâm lý ấy, ví dụ như tôi rất thích quyển "Nhật ký phi thường", phân tích tâm lý rất hay, nhân vật lại khá hợp với hoàn cảnh của tôi <ko phải là tất cả>, đọc để biết rằng nhiều người có hoàn cảnh giống mình, an ủi được phần nào.

"À mà biết gì nữa không? Bạn bè nó xa lánh nó, bắt nạt nó. Có nhiều hôm người nó tím bầm, nhìn thương lắm. Rồi đến cả thầy cô cũng tạo áp lực lên cho nó. Nói chung là ai cũng vùi dập nó hết á, chỉ có tớ với B thương nó thôi."

Ừ rồi lại vụ bạo lực lẫn nhau. Tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ đánh và xa lánh mình đi, rồi khắc phục nó là xong. Muốn thầy cô quý thì học giỏi lên, mang lại danh dự cho cả bố mẹ lẫn thầy cô thì ai làm gì mình? Vậy muốn thế thì phải cố gắng vào, đừng lúc nào cũng ủ rũ mà tốn thì giờ, dành thời gian đó làm việc khác có ích hơn chút. Tôi có quen một thằng bạn, nó cũng ko được bố mẹ quan tâm lắm, nó 3-4 năm trước là 1 thằng nghiện. Nhưng bạn biết ko, nó tự học, tự kiếm việc làm. Nó kể với tôi trước đây nó xin làm trong một xưởng nào đó <ko nhớ>, nó chỉ làm chức vụ nhỏ nhoi, ko có nhiều tiền, nhưng qua việc đọc sách nhiều, nó đã nắm bắt được kiến thức và phát hiện ra cách để hiệu suất của lò trong xưởng tăng lên, và điều đó nó được thăng chức,kiếm được mấy chục triệu/tháng, nó còn là con cưng của các thầy cô nữa nhé, mà nó mới lớp 11 bạn ạ. Vậy nên cố gắng đi, kệ chúng nó, nha.

"Ở trường bị bắt nạt

Ở nhà bị đánh

Sai một chút thì bị chửi

Đúng thì chẳng ai công nhận...

Cố gắng trong vô vọng

Luôn cố mỉm cười để tỏ ra mình ổn

Không có ai thì ngồi khóc trong âm thầm

Lúc nào cũng phải đeo "mặt nạ"

Vui một mình buồn cũng một mình

Tui ổn.....!"

Ô này, đeo mặt nạ lên làm gì thế? Tỏ ra ổn để làm gì? Ai quan tâm đến bạn à mà trưng ra? Bạn ko phải nhìn mặt người khác mà sống đâu,ít nhất là trong hoàn cảnh hiện tại. Bởi ko ai để ý đến bạn hết. Cái chuyện sai một chút thì chửi, đúng thì ko ai công nhận, điều này ai chả bị, đâu phải mỗi bạn? Con người ta hay nhìn vào khuyết điểm chứ ko phải ưu điểm, muốn được công nhận, phải đứng nhất, đứng nhì, một chút cố gắng nhỏ nhoi đối với bạn là lớn, nhưng với họ lại quá nhỏ, đó là điều hiển nhiên bạn à, nên đừng nhụt chí về những cái như này.

"....đến, an ủi bạn chút rồi mới hỏi câu chuyện. Chỉ bốn từ vang lên làm mình nhớ đến cả đời: "Em tự tử rồi." Lúc này, mình cũng rất sụp đổ. Sau đó hai bạn kể tiếp chuyện: "Nó không chịu được nữa rồi, nó từ bỏ tất cả rồi. Người ta phát hiện nó nằm bất động tại phía sau tòa chung cư." Vâng, là nhảy lầu tự tử. Suốt nhiều năm học, dù mình được nhận định là rất lạnh, nước mắt đã lần đầu rơi..."

Nghe cái câu tự tử sau khi biết được những chuyện thực sự ẩn sau nó, ai cũng phải lần đầu sững sỡ thôi. Đó cũng là điều tốt cho nó, một cách để giải quyết ổn thỏa một việc, vì chết là giải thoát. Đối với các bạn, điều đó là ghê sợ, khổ thân này nọ, nhưng đối với nó, chết là sướng nhất. Không phải tôi ủng hộ hay gì, nhưng nếu chết khiến nó thấy hạnh phúc thì tôi cũng ko cảm thấy buồn hay gì. Ko thể hòa nhập, chỉ có thể bị loại bỏ, đây là quy luật của tự nhiên rồi.

"Mình đã trải qua bốn cú sốc như thế này bạn ạ...

Xã hội đang vận hành theo cách này sao?

Con người đang sống nương tựa nhau như thế này sao?

"Mọi thứ vẫn ổn, đúng không con?"

Các bạn nghĩ sao? Mọi thứ vẫn ổn chứ?"

Nó chỉ là một phần của mặt trái xã hội thôi bạn, nhiều chuyện còn đáng sợ hơn thế. Còn người ta ko thể ngồi với nhau bình luận về một vấn đề xem ai sai ai đúng, bởi, cái gì cũng có hai mặt của nó. Ngoài việc chấp nhận nó, chúng ta phải tìm cách giải quyết sao cho thật ổn thỏa, đừng lúc nào cũng nghĩ quẩn này nọ, ko nên ko nên.

P/s: Chuyện về mọi người xa lánh, hay thầy cô ghét bỏ, mình cũng chưa biết là ngọn ngành như nào. Năm ngoái, mình khá ghét ông thầy dạy Vật Lý cho mình, đơn giản là ổng hay mắng, thậm chí khịa mình trước lớp. Xấu hổ lắm chứ, mình cực ghét ổng, cho đến năm nay mình nhận ra ổng ko xấu như mình nghĩ. Ổng chờ điểm đội tuyển với một tâm trạng sốt ruột, hình như ổng khóc, mắt đỏ hoe. Rồi hôm nay mình thấy ổng dắt tay con đi dạo trong trường, mình đã sững người, bởi mình nhận ra nhiều thứ, nghĩ rằng ổng cáu gắt là bởi vì mình học ko hiểu bài nhanh, hoặc vì những thứ khác tiện ko nói. Và năm nay mình cũng có những người bạn ko xa lánh mình như thời c2, bạn rất tốt luôn. Vậy nên bạn nhớ như vầy:" Xung quanh ta nhiều người tốt, việc tốt sẽ xảy đến với bạn, chẳng qua là bạn có đợi được đến lúc đó mà tận hưởng hay ko thôi. Và hãy thay đổi bản thân chứ đừng ủ rũ, than phiền, hay thậm chí kết liễu mạng sống mình vì những suy nghĩ vẩn vơ ko cần thiết nữa".  

Ok hết!!

#hhy-chy

Câu 22: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông?   A. Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.   B. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.   C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.   D. Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.Câu 23: Xã hội phong kiến phương Đông hình thành...
Đọc tiếp

Câu 22: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông?

   A. Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

   B. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

   C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

   D. Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

Câu 23: Xã hội phong kiến phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào?

   A. Từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ X.

   B. Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X.

   C. Từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X.

   D. Từ thế kỉ IV TCN đến thế kỉ X.

Câu 24: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trong khoảng thời gian nào?

   A. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X.

   B. Từ thế kỉ IV đến thế kỉ X.

   C. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ X.

   D. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

Câu 25: Chế độ quân chủ là gì?

   A. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán.

   B. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.

   C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ.

   D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa.

Câu 26: Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến phương Đông là gì?

   A. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

   B. Nghề nông trồng lúa nước.

   C. Kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến.

   D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi.

 

 

Câu 27: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu?

   A. Năm 1010.

   B. Năm 1045.

   C. Năm 1054.

   D. Năm 1075.

Câu 28 : Cấm quân là:

   A. quân phòng vệ biên giới.

   B. quân phòng vệ các lộ.

   C. quân phòng vệ các phủ.

   D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.

Câu 29:  Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là:

   A. Địa chủ và nông nô.

   B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

   C. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

   D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.

Câu 30: Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

   A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường.

   B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.

   C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.

   D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.

Câu 31: Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.

   A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa.

   B. Bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua.

   C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình.

   D. Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc.

Câu 32:  Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước?

   A. Đinh Bộ Lĩnh.

   B. Trần Lãm.

   C. Phạm Bạch Hổ.

   D. Ngô Xương Xí.

Câu 33: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?

   A. Đại Việt

   B. Đại Cồ Việt

   C. Đại Nam.

   D. Đại Ngu

Câu 34: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

   A. Đinh Toàn.

   B. Thái hậu Dương Vân Nga.

   C. Lê Hoàn.

   D. Đinh Liễn.

Câu 35: Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời tiền Lê?

   A. Nho giáo .

   B. Phật giáo.

   C. Đạo giáo.

   D. Thiên Chúa giáo.

Câu 36: Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là:

   A. Châu – Phủ - Lộ

   B. Phủ - Huyện – Châu

   C. Châu – huyện – xã

   D. Lộ - Phủ - Châu

Câu 37: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

   A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

   B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

   C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

  D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 38: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là:

   A. Hình thư

   B. Gia Long

   C. Hồng Đức

   D. Quốc triều hình luật

Câu 39: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

   A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.

   B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.

   C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.

   D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 40: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?

   A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.

   B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.

   C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng.

   D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.

Câu 41: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là:

   A. Ngồi yên đợi giặc đến.

   B. Đầu hàng giặc.

   C. Chủ đông tiến công để phá thế mạnh của quân Tống.

   D. Liên kết với Cham-pa.

Câu 42: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?

   A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.

   B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.

   C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.

   D. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.

Câu 43: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

   A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng tronhg nước.

   B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

   C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.

   D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.

Câu 44: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

   A. Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống.

   B. Ban thưởng cho quân lính.

   C. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

   D. Cả 3 ý trên.

Câu 45: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?

   A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.

   B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.

   C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.

   D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.

Câu 46: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

   A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

   B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.

   C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

   D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

Câu 47: Nhà Lý xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám để làm gì?

   A. Là nơi gặp gỡ của quan lại.

   B. Vui chơi giải trí.

   C. Đón tiếp sứ thần nước ngoài.

   D. Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi.

Câu 48: Nơi nào được coi là trường học đầu tiên của quốc gia Đại Việt.

A. Chùa Một Cột.

B. Văn Miếu.

C. Chùa Trấn Quốc.

D. Quốc Tử Giám.

Câu 49: Ai là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý?

   A. Lý Kế Nguyên

   B. Vua Lý Thánh Tông

   C. Lý Thường Kiệt

   D. Tông Đản

Câu 50: Về điêu khắc, hình tượng nghệ thuật độc đáo và phổ biến nhất thời Lý là:

   A. Hoa văn hình hoa sen.

   B. Hoa văn hình rồng.

   C. Hoa văn chim lạc.

   D. Hoa văn hình người.

3
10 tháng 11 2021

B

10 tháng 11 2021

vc

 

Câu 11: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông?   A. Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.   B. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.   C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.   D. Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh. Câu 12: Đặc điểm của quá trình phát triển xã...
Đọc tiếp

Câu 11: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông?

   A. Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

   B. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

   C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

   D. Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

 

Câu 12: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu?

   A. Hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

   B. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

   C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.

   D. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.

 

Câu 13: Xã hội phong kiến phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào?

   A. Từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ X.

   B. Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X.

   C. Từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X.

   D. Từ thế kỉ IV TCN đến thế kỉ X.

 

Câu 14: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trong khoảng thời gian nào?

   A. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X.

   B. Từ thế kỉ IV đến thế kỉ X.

   C. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ X.

   D. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

 

Câu 15: Chế độ quân chủ là gì?

   A. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán.

   B. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.

   C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ.

   D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa.

 

Câu 16: Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông là:

   A. nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị.

   B. nhà nước phong kiến phân quyền.

   C. Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung do vua đứng đầu.

   D. Nhà nước dân chủ chủ nô.

 

Câu 17: Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến phương Đông là gì?

   A. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

   B. Nghề nông trồng lúa nước.

   C. Kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến.

   D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi.

 

Câu 18: Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến châu Âu là gì?

   A. Nghề nông trồng lúa nước.

   B. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.

   C. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

   D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi gia súc.

 

Câu 19: Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là:

   A. Địa chủ và nông nô.

   B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

   C. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

   D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.

 

Câu 20 : Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến châu Âu là:

   A. địa chủ và nông nô.

   B. lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.

   C. địa chủ và nông dân lĩnh canh.

   D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Câu 11: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông?

   A. Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

   B. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

   C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

   D. Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

 

Câu 12: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu?

   A. Hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

   B. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

   C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.

   D. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.

 

Câu 13: Xã hội phong kiến phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào?

   A. Từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ X.

   B. Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X.

   C. Từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X.

   D. Từ thế kỉ IV TCN đến thế kỉ X.

 

Câu 14: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trong khoảng thời gian nào?

   A. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X.

   B. Từ thế kỉ IV đến thế kỉ X.

   C. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ X.

   D. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

 

Câu 15: Chế độ quân chủ là gì?

   A. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán.

   B. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.

   C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ.

   D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa.

 

Câu 16: Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông là:

   A. nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị.

   B. nhà nước phong kiến phân quyền.

   C. Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung do vua đứng đầu.

   D. Nhà nước dân chủ chủ nô.

 

Câu 17: Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến phương Đông là gì?

   A. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

   B. Nghề nông trồng lúa nước.

   C. Kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến.

   D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi.

 

Câu 18: Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến châu Âu là gì?

   A. Nghề nông trồng lúa nước.

   B. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.

   C. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

   D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi gia súc.

 

Câu 19: Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là:

   A. Địa chủ và nông nô.

   B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

   C. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

   D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.

 

Câu 20 : Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến châu Âu là:

   A. địa chủ và nông nô.

   B. lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.

   C. địa chủ và nông dân lĩnh canh.

   D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

6
13 tháng 10 2021

A

13 tháng 10 2021

Giúp mình mấy câu này nhé !!! Cảm ơn mn nhìu ...

19 tháng 5 2022

Ai-len

19 tháng 5 2022

nước ngoài :)