kể về tâm hồn mẹ em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:Hồng là một cậu bé đáng thương trong xã hội phong kiến, cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là người cô. Người cô luôn cố muốn xóa đi tình cảm trong sáng về người mẹ của cậu bé đáng thương.Nhưng không,cậu luôn đánh tan mọi lời nói của người hàng xòm cay độc đó.cậu vẫn luôn tin vào mẹ của mình, bảo vệ mẹ và tình yêu mẹ lại càng mãnh liệt hơn nữa.Vì thế ngày xưa số phận con người có lúc lênh đênh lật đật,chả ra đâu cả.Nhưng tình cảm con người vẫn còn chỉ là số ít mà thôi.
Câu 2:Những nhân vật trẻ em có số phận bất hạnh và tâm hồn cao đẹp như chú bé Hồng phải kể đến cô bé bán diêm.Hay nhân vật hai anh em Thành và Thủy.
tham khảo:
Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ"
Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.
Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.
Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.
- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.
Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.
Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào,.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu
Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm nhưng cô bé Kiều Phương vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện là bức tranh. Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn thì thầm vào tai anh: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.Điều đáng lưu ý là người anh cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ vì nhận ra những yếu kém của mình và thấy mình không xứng đáng: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Người đọc hình dung được trạng thái dằn vặt của cậu ta. Với những suy nghĩ, lời nói và hành động không tốt, cậu ta không xứng đáng được đối xử tốt như thế. Người anh đứng trước bức tranh ấy cũng giống như soi mình vào tâm hồn trong sáng và nhân ái của em gái để nhìn thấy rõ hơn những cái xấu của lòng tự ái, tự ti và đố kị.
REFER
Tết đến, xuân về - đây là thời điểm mà mọi người háo hức bắt đầu chuẩn bị đi mua sắm Tết. Những khu chợ trở nên đông vui nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đặc biệt nhất là khu chợ hoa Tết thu hút nhiều người đến mua. Năm nay, em đã có một trải nghiệm thú vị, đó là đi chợ hoa Tết cùng bố.
Từ hai lăm đến ba mươi Tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa. Những người người đến xem đông như trẩy hội. Nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… Muôn loài hoa đang khoe sắc để chào đón một năm mới sang. Khoảng chín giờ sáng hai mươi sáu Tết, bố nói với mẹ sẽ ra chợ để sắm hoa Tết. Em thuyết phục bố cho đi cùng. Sau mười lăm phút đưa ra đủ lý do, bố cũng đồng ý. Hai bố con đi khoảng mười lăm phút là tới nơi. Chợ hoa ngày cuối năm nhộn nhịp và náo nhiệt không kém chợ tết là mấy. Chợ hoa Tết cũng đông vui không kém những khu chợ khác. Người mua, kẻ bán cười nói rôm rả, xôn xao khắp cả chợ.
Những chiếc xe chở phía sau những chậu quất, cành đào ra vào tấp nập. Gương mặt của mọi người đều tươi rói, hớn hở vì một mùa xuân mới lại sắp về. Bên cạnh những gian hàng bán đào và quất là các gian bán hoa tươi. Các loại hoa được bày bán rất đa dạng. Hoa hồng, hoa cúc, hoa vi-ô-let, hoa lan, hoa dơn, hoa thược dược… Tất cả tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc cho chợ hoa. Đắt Những quầy bán hoa thu hút rất đông người mua. Bởi có lẽ mọi người đều muốn chọn cho mình những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất để về đặt lên bàn thờ tổ tiên trong ngày tết.
Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa, người mua vừa chiêm ngưỡng những đóa hoa đẹp nhất vừa đắn đo lựa chọn những bó hoa đủ mọi sắc màu. Người ta đi chợ hoa như đi trẩy hội để dành cho mình những sắc hương đẹp nhất mang về trang hoàng và mang không khí tết về với gia đình. Đông đúc nhất phải là những khu bán đào, mai và quất. Bởi đây là những loại cây đặc trưng của ngày tết, nên mọi người đều muốn mua một chậu đào, mai hoặc quất về chơi Tết. Những chậu cây được tạo với nhiều hình dáng độc đáo. Những nụ hoa đào, hoa mai đã bắt đầu bung nở trong những cơn mưa xuân.
Hai bố con đi dạo một vòng quanh khu chợ. Thỉnh thoảng, bố dừng lại trước một khu bán đào hay bán quất để ngắm. Cuối cùng, bố em cũng chọn được một chậu đào rất đẹp. Khi bố mang chậu hoa về, em cảm thấy rất thích nó. Chợ hoa Tết chính là một nét đẹp của dịp Tết cổ truyền dân tộc. Trải nghiệm được đi chợ hoa vào những ngày giáp Tết khiến em không chỉ cảm nhận được không khí Tết đang về. Mà còn cảm thấy tự hào hơn về một nét đẹp cần giữ gìn của dân tộc.
Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Và những khu chợ hoa cũng đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của những ngày tết.
tham khảo
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành phố và thôn quê khác nhau như thế nào chưa? Trong kì nghỉ hè năm ngoái, tôi đã về quê ngoại chơi, tôi đã có được trải nghiệm đáng nhớ, những bài học mà chỉ có thôn quê dạy cho tôi hiểu. Đối với tôi, đây là kì nghỉ hè đáng nhớ nhất trong kí ức.
Tháng 6, chúng tôi thi hết học kì hai kết thúc năm học vất vả. Tôi lên chuyến xe khách của một bác người quen ở quê ông ngoại nên rất yên tâm (do bố mẹ tôi bận đi công tác) bắt đầu kì nghỉ hè. Những ngày đầu tôi khá xa lạ với cuộc sống ở nơi đây. Mọi người thức dậy rất là sớm để đi làm, ăn cơm cũng rất đúng bữa, tối thì tĩnh lặng không ồn ã như trên thành phố. Nhưng dần tôi cũng làm quen với nó. Thật tuyệt, cuộc sống bình lặng trôi qua như vậy đó!
Hơn một tháng sau, trên những cánh đồng trải dài khắp các làng quê đã đến vụ thu hoạch lúa. Lần đầu tiên, tôi được ngoại cho đi thu gặt lúa cùng. Dưới cái nắng bức oi ả của mùa hè, tất cả mọi người vẫn chăm chỉ gặt lúa, tay ai người nấy gặt nhanh thoăn thoắt, rồi những con bò hì hục kéo lúa về. Trên đồng, mỗi nhà ba bốn người đi gặt gọi nhau í ới, nói chuyện rôm rả, cười đùa để quên đi cái mệt nhọc. Tối hôm ấy về nhà, tôi nằm suy nghĩ, tôi đi gặt mới biết sự mệ nhọc của người nông dân, sự vất vả để có được bát cơm ngon hằng ngày. Nếu cứ ở thành phố mãi, tôi sẽ chẳng bao giờ biết được hạt gạo có được từ đâu.
Gần hết kì nghỉ là lúc tôi phải chuẩn bị quay trở lại thành phố. Bố mẹ tôi đã về quê đón tôi và đã kể cho họ nghe những gì tôi trải qua, cảm nhận về cuộc sống nơi đây. Nó gần gũi, bình dị và ấm áp đến lạ thường.
Kì nghỉ là một trải nghiệm đặc biệt với tôi. Lần đầu tôi được sống trong cuộc sống bình yên đến thế khác xa nơi đô thị phồn hoa. Tôi càng thêm yêu quê hương của mình.
bậy ;-;
tam hon me em thi phai hoi me em chu sao lai hoi em