K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2022

Tham khảo

Chu Huy Mân tên thuở thiếu thời là Chu Văn Điều (1913–2006) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tướng. Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nổi tiếng với vai trò Tư lệnh Quân khu Tây Bắc và được bổ nhiệm làm Chính ủy các chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng trong Chiến tranh Việt Nam

18 tháng 5 2022

tham khảo

Chu Huy Mân tên thuở thiếu thời là Chu Văn Điều (1913–2006) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tướng. Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nổi tiếng với vai trò Tư lệnh Quân khu Tây Bắc và được bổ nhiệm làm Chính ủy các chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng trong Chiến tranh Việt Nam

6 tháng 4 2021

Đại tướng Võ Nguyên Giaps là vị tướng tài có công lớn đối với chiến thắng lịch sử của dân tộc. Ông mất đi để lại biết ba đau xót cho thế hệ những người ở lại. Cả cuộc đời, đại tướng đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp chiến đấu của non sông. Nay ông mất đi làm sao mà dân tộc ta không đau xót cho được. Ngày nghe tin đại tướng mất, cả nước ta vô cùng bàng hoàng và tiếc nuối. Vị  anh hùng lịch sử dân tộc ấy đã mãi mãi ra đi , về với cõi vĩnh hằng. Đất nước đã để tang người chiến sĩ ấy, đồng thời thực hiện di nguyện của ông, đưa ông trở về với vùng đất Quảng Bình nơi ông được sinh ra và lớn lên. Biết bao người dân đổ dồn về buổi thực hiện tang lễ. Họ đến để một lần cuối cùng cúi đầu tạ ơn công lao của người anh hùng,đồng thời tiễn đưa linh cĩu của ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong những ngày đưa tang, không khí buổi lễ diễn ra trang trọng avf tôn nghiêm trước sự chứng kiến của hàng nghìn người. Biết rằng con người ta không thể trường tồn mãi mãi nhưng chẳng ai có thể khỏi ngậm ngùi trước sự ra đi của vị tướng ấy. Sinh thời, ông đã cống hiến hết mình vì non sông, đất nước, giờ ông mất đi, công lao ấy đáng được ghi nhận. Và  việc cả nước để tang đại  tướng cũng là cách dân tộc ta bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến công ơn của ông đã bỏ ra cho dân tộc. Sau khi đã hoàn thành tâm nguyện của ông, tất cả mọi người dân trên dải đất hình chữ S ai cũng cảm thấy được yên lòng vì đã một phần nào đó giúp người đã khuất cảm thấy được thảnh thơi. Có thể nói, với những cống hiến vĩ đại của đại tướng Võ Nguyên Giaps , ông xứng đáng được nhân dân suy tôn và ghi nhận .

6 tháng 4 2021

có vẻ phần hiểu biết ko đc nhiều lắm

4 tháng 2 2023

- Hiểu biết về chủ tướng Lê Lợi:

+ Lê Lợi - một hào trưởng uy tín ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá). Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người.

+ Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước.

+ Suốt 10 năm (1418 - 1427), Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

  
16 tháng 12 2018

võ nguyên giáp

Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn.

Sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 1925 đến 1926, đồng chí tham gia phong trào học sinh ở Huế, năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Năm 1930, đồng chí bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh. Năm 1936, đồng chí hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên các báo của Đảng: “Tiếng nói của chúng ta”, “Tiến lên”, “Tập hợp”, “Thời báo”, “Tin tức”… Tham gia phong trào Đông Dương đại hội, đồng chí được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6/1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Đầu năm 1941, đồng chí về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng.

Tháng 12/1944, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Tháng 4/1945, tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ, đồng chí được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ. Từ tháng 5/1945, đồng chí là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6/1945, đồng chí được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng.

Tháng 8/1945, đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, đồng chí được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 3/1946, đồng chí là Chủ tịch Quân sự, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương. Tháng 10/1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam. Tháng 1/1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, đồng chí là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.

Từ tháng 1/1980, đồng chí là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4/1981 đến tháng 12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).

Đồng chí liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Do công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc của Việt Nam, người đã có những đóng góp vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Ông đã tham gia tích cực trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đồng thời cũng là người lãnh đạo quân đội Việt Nam trong những chiến dịch quân sự quyết định như chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh trên Đường Trường Sơn.Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đóng góp quan trọng vào việc giúp đất nước giành được độc lập và tự do, bảo vệ chủ quyền quốc gia, và đặt nền móng cho sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam sau chiến tranh. Ông cũng là một trong những người đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển kinh tế và xã hội đồng đều sau chiến tranh, đồng thời đề xuất các chiến lược phát triển bền vững cho đất nước.Với những đóng góp to lớn của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử và tâm hồn của dân tộc Việt Nam, và sẽ mãi mãi được nhớ đến với tình yêu và lòng biết ơn của người dân.

Chúc bạn học tốt!

6 tháng 11

Viết đoạn văn về truyền thống 

13 tháng 12 2016

Trong khi nhà Tống đang tiến hành xâm lược Đại Việt, Thái úy Lý Thường Kiệt được cử làm chỉ huy.Ông cho quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.Ông thực hiện chủ trương độc đáo"tiến công trước để tự vệ",ông thường nói"ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.Tháng 10-1075,Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy bộ đánh vào đất Tống.Trận tập kích này đã đánh 1 đòn phủ đầu ,làm hoang mang quân Tống,dẩy chúng vào thế bị động.Sau khi về nước LTK cho xây dụng phòng tuyến sông Như Nguyệt đói phó với quân xâm lược Tống.Khi quân Tống thua to,LTK chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng,giảng hòa. Qua cuộc kháng chiến chống Tống này e thấy Lý Thường Kiệt đúng là 1 tên tuổi đáng được ghi danh vào lịch sử .

11 tháng 12 2016

2.

Người anh hùng dân tộc vĩ đại, danh tướng kiệt xuất Lý Thường Kiệt (1019-1105)

Ông quê ở Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Ông là danh tướng kiệt xuất thời nhà Lý (Thời hậu Lý). Ông không những văn, võ toàn tài mà còn là nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất. Ông đã để lại cho đời những mốc son chói lọi về sự nghiệp quân sự cũng như những cải cách tiến bộ làm cho nước ta thời kỳ đó rất hưng thịnh.

 

Trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, Ông thể hiện thiên tài quân sự để lại dấu ấn bằng những trận đánh để đời làm cho giặc xâm lăng bạt vía kinh hồn, người đời và hậu thế thán phục. Trận đánh cuối năm 1075 và đầu năm 1076 trên biên giới Tống là trận thắng rất độc đáo trên đất giặc, Ông chủ động đánh đòn phủ đầu lên quân giặc làm tiêu hao đáng kể sinh lực địch, tiêu hủy hậu cần, san phẳng thành lũy Tống, dập tắt ý đồ xâm lược nước ta và làm nhụt nhuệ khí bọn cầm quyền phương Bắc; Có được kết quả đó, còn là sự tài giỏi sáng suốt của Ông trong kết hợp với dân vận để cho nhân dân hai nước gần biên giới hiểu rõ chính nghĩa của ta là đánh giặc giữ nước và cứu dân làm cho nhân dân hai nước đồng tính ủng hộ.

Nhưng làm nên tên tuổi người anh hùng dân tộc vĩ đại chính là chiến thắng giặc Tống tại sông Như Nguyệt (Nay là sông Cầu) đầu năm 1077 là một trong những trận đánh hay nhất trong nghệ thuật quân sự của nước nhà cũng như thế giới và một trong những trận thắng hay nhất trong lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Cái hay cái độc đáo ở chổ Ông kết hợp vừa dùng võ đánh giặc, vừa dùng văn (Ngày nay gọi là chiến tranh tâm lý) để đuổi giặc, trong đêm Ông sai người vào Đền thờ Trương Hống, Trương Hát, đọc bài thơ“Sông núi nước Nam” với hồn thơ đanh thép khẳng định chủ quyền Quốc gia thiêng liêng “Sông núi nước Nam, vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời.), nếu kẻ nào xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.”, giặc nghe mất vía cho là bài thơ thần liền buông vũ khí đầu hàng, ta tha chết cho chúng về nước, vừa thắng giặc, vừa đỡ đổ máu cho tướng sỹ, vừa tránh thiệt hại cho dân. Bài thơ bất hủ này cũng là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Ông không những dẹp yên giặc phương Bắc mà còn dẹp yên giặc ở phương Nam, giữ ổn định về chính trị để Đất nước được cường thịnh.

Lý Thường Kiệt là anh hùng dân tộc vĩ đại nhất thời nhà Lý mà tên tuổi và sự nghiệp vẫn sáng chói mãi trong lịch sử vinh quang của dân tộc. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, nhân dân ta đã lập đền thờ Ông ở nhiều nơi với lòng thành kính Bậc tiên hiền có công lớn trong dựng nước và giữ nước.