K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2022

`x` đóng vai trò là thừa số.

\(x × 36 = 72\)

\(x = 72 ÷ 36\)

`x=2`

18 tháng 5 2022

Thừa số

X x 36 =72 

X = 72 : 36

X = 2

10 tháng 2 2023

- Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.

- Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong cuộc sống:

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học. 

+ Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. 

+ Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. 

+ Chăm sóc sức khoẻ con người. 

+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

14 tháng 10 2021

Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng gắn bó với mái trường, với người học sinh. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến và kết thúc một năm học. Như thê hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thế hiện tình cam xao xuyến và nỗi buồn da diết với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò mỗi khi mùa hè đến.

29 tháng 4 2017

Đáp án: C

11 tháng 3 2022

Ôxy được sử dụng trong ty thể để giúp tạo ra ATP trong quá trình oxy hóa hoàn toàn axit piruvic. Oxy là chất có vai trò quan trọng trong hô hấp hiếu khí là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền electron.

11 tháng 3 2022

Refer

Ôxy được sử dụng trong ty thể để giúp tạo ra ATP trong quá trình oxy hóa hoàn toàn axit piruvic. Oxy là chất có vai trò quan trọng trong hô hấp hiếu khí là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền electron.

13 tháng 2 2017

Đáp án A

22 tháng 10 2019

Đáp án: D

1 tháng 10 2017

- Sự trao đổi chất giữa cở thể và môi trường ngoài biểu hiện ở chỗ:

+ Cơ thể lấy các chất cần thiết cho sự sống (oxi, thức ăn, nước, muối khoáng) từ môi trường ngoài.

   + Nhờ các hệ cơ quan chuyên hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đó và thải các chất thừa, chất cặn bã( CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi) ra khỏi cơ thể .

- Hệ tiêu hóa có vai trò: lấy thức ăn, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài môi trường.

- Hệ hô hấp có vai trò: lấy O2 và thải CO2.

- Hệ tuần hoàn có vai trò: dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể và dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.

- Hệ bài tiết có vai trò: lọc máu và thải nước tiểu ra ngoài, duy trì tính ổn định của môi trường trong.

31 tháng 12 2021

bạn tìm ở đâu mà hay vậy

 

4 tháng 12 2017


Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. 18 tuổi (năm 1936) ông bắt đầu viết văn, trình làng với truyện ngắn "Linh Hồn" (đăng trên Tiểu thuyết thứ 7). Nhưng ông chỉ thực sự gây tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết đầu tay “Bỉ Vỏ” khi mới 19 tuổi. “Bỉ Vỏ” được đánh giá là “bức tranh xã hội sinh động về thân phận những con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn... “Bỉ Vỏ” không chỉ có ý nghĩa là một giải thưởng văn chương danh giá của "Tự lực văn đoàn, 1937", mà điều quan trọng kể từ đó, tác phẩm đã xác lập vị trí, uy tín, danh tiếng của nhà văn Nguyên Hồng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Gần 50 năm miệt mài lao động sống và viết - viết đều, viết nhiều, viết không ngừng nghỉ cho đến khi buộc phải “nhắm mắt xuôi tay” ở tuổi 64, nhà văn Nguyên Hồng đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ, vạm vỡ với hơn 40 tác phẩm văn học. Và nỗi day dứt về bộ tiểu thuyết “Núi rừng Yên Thế” viết về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám đang dang dở… Năm 1981, tập 1 bộ tiểu thuyết vừa in xong, thì ngay sau năm ấy - năm 1982 bệnh tai biến mạch máu não đã mang Nguyên Hồng ra đi quá đột ngột, không kịp trăng trối. Đến 1993, tập 2 “Núi rừng Yên Thế” mới ra mắt độc giả.


Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Nam Định, ông  mồ côi cha từ năm 12 tuổi. Mẹ đi bước nữa trong sự ruồng bỏ, hắt hủi và nhất là chịu cảnh “cấm vận” của gia đình nhà chồng, không được gần gũi, chăm sóc con mình. Thiếu tình yêu thương, Nguyên Hồng sống nhờ cô và chịu sự rẻ rúng, khinh miệt của bà. Vốn là người rất nhạy cảm, dễ xúc động, ông cảm thông, chia sẻ những nỗi khổ đau, oan trái với những con người cùng khổ, bất hạnh trong gia đình và cả ngoài xã hội và cũng bất bình trước hành vi vô nhân đạo.


Năm 16 tuổi khi mới học hết bậc tiểu học, ông cùng mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo; rồi về Thủ đô Hà Nội công tác và cuối cùng Nguyên Hồng vẫn là người “dứt áo” khỏi chốn thị thành thực hiện cuộc “xê dịch” cuối cùng về Bắc Giang.


Có thể nói, Hải Phòng đã trở thành quê hương thứ 2 của ông. Hải Phòng đã chứng kiến những năm tháng hàn vi nhất của cuộc đời. Hải Phòng là nơi tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến nghiệp văn chương của ông. 

Đất lạ đã hóa quê hương. Mảnh đất, con người đất Cảng đã thấm vào ông tới từng mạch máu để làm nên một Nguyên Hồng nhân hậu, giản dị, thẫm đẫm tình người, tình đời. Đây là một bước ngoặt trong cuộc đời dâu bể, nhưng cũng chính ở mảnh đất đầy sóng gió này đã găm neo, bền chặt trong tâm hồn ông những giá trị nhân văn. Nguyên Hồng như thuộc về mảnh đất này với từng gương mặt, thân phận con người nơi đây như thể từng con đường, hẻm phố, ga tàu, bến sông, xóm thợ nghèo ở thành phố cửa biển đã trong ông máu thịt để rồi nó chiết xuất thành trang đời, trang văn.


Tuổi thơ bầm dập những nỗi đau, bần hàn, cơ cực, cay đắng, đói ăn, thiếu mặc, chính Hải Phòng đã giang tay đón ông trong hoàn cảnh gần như hai mẹ con “chạy trốn” khỏi quê hương vì một “cái án ở tuổi vị thành niên” chỉ vì trái tim đa cảm không dung thứ cho hành vi bạo lực, ngược đãi của chú dượng. Ông đã tâm sự trong hồi ký: “Năm ấy tôi 16 tuổi, hết hạn tù, được tha. Mẹ tôi lên tận nhà giam đón tôi. Chúng tôi không về Nam Định – quê hương – mà dắt nhau ra Hải Phòng… Ra Hải Phòng, chúng tôi càng khổ sở, trông vào vài hào làm vốn buôn trầu cau, mẹ con tôi được bữa sớm mất bữa tối. Lắm phen, luôn mấy hôm chỉ được bữa cháo lót lòng”. Ông phải lăn lóc vào đời kiếm sống bằng cách đánh đáo kiếm tiền ăn học và nhất là phải sống chung đụng với đủ hạng trẻ hư hỏng của lớp “cặn bã”, “dưới đáy” nơi đầu đường, xó chợ, vườn hoa, bến tàu, bến xe… Trong hoàn cảnh “Gần bùn” ấy sẽ có 2 khả năng xảy ra, một là bị trộn vào kiếp đời lăn lóc để thành “những Tám Bính, Năm Sài Gòn…”; hai là vẫn giữ được những phẩm chất vốn có nguyên vẹn. Nguyên Hồng ở trường hợp thứ hai, nghĩa là may mắn không sa chân lỡ bước…mà trở thành một nhà văn chân chính. Niềm tin để ông neo đậu chính là sự lựa chọn một giải pháp sống tích cực, thông minh bằng văn chương nghệ thuật. Ông mê văn chương như một thứ Tôn giáo kỳ lạ. Thì ra, ngày nhỏ, ông đã có thói quen đọc sách. Ông đọc tinh thông vạn quyển Đông Tây kim cổ. Đất nước, con người Việt Nam Việt Nam từ trong sử sách đã thấm vào tâm hồn tuổi thơ của ông một cách tự nhiên với những Phù Đổng Thiên vương, Mai An Tiêm, Trưng Trắc, Trưng Nhị… Ông tích lũy cho mình những câu ca dao, điệu ru, lời hát… Đôi tai tinh diệu của ông lắng nghe mọi biến động cuộc sống. Một cách tự nhiên như mưa dầm thấm đất, di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại đã thấm vào máu thịt, hòa quyện trong tâm hồn ông.


Hoàn cảnh sống khắc nghiệt và cá tính đã định hướng thị hiếu thẩm mỹ của nhà văn Nguyên Hồng. Điều đó đã tác động đến cảm hứng và tư duy nghệ thuật của nhà văn, khiến những trang văn cuộc đời bao giờ cũng thấm đượm tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, chan chứa tình cảm yêu thương, tin tưởng ở con người, nhất là những con người cùng khổ. Ông trải lòng trong những dòng nhật ký tuổi thơ đẫm nước mắt: “Ngày 14.11.1931 – Phải nhớ cái tát và câu rủa sả này cho đến chết: “Hồng ơi! Bố mày nó chết đi nhưng còn có mẹ mày nó dạy mày. Cầm bằng mẹ mày đánh đĩ theo giai, bỏ mày lêu lổng thì đã có chúng tao… Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa. Mẹ xa con, mẹ có biết không?”[1]. Không dễ để có cái nhìn cảm thông với mọi kiếp đời, nếu như chính ông lại “hà khắc” với chính hoàn cảnh mẹ mình khi cha mất sớm. Sự thành thật là một tố chất trong con người nhân hậu ấy. Vì thế, ngay từ khi lên bảy, lên tám tuổi, Nguyên Hồng đã cảm nhận được một cách hồn nhiên và nhớ rất kỹ trong ký ức tuổi thơ, đã thành thực trải lòng về mối quan hệ của song thân trong cuốn hồi ký: “Hai thân tôi lấy nhau không phải vì quen biết nhau lâu mà thương yêu nhau. Chỉ vì hai bên cha mẹ, một bên hiếm hoi muộn cháu và có của, một bên sợ nguy hiểm giữ con gái đến thì ở trong nhà và muốn cho người con ấy có chỗ nương tựa chắc chắn, được cả một dòng họ trọng đãi nếu mắn con”. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan thán phục cho là ông “can đảm lắm” mới viết được như thế.


Chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng chủ đạo trong hầu hết tác phẩm của ông. Kể cả khi viết về cái ác, cái xấu thì ngòi bút của ông bao giờ cũng chan chứa tình yêu thương con người và canh cánh một nỗi đau. Nguyên Hồng đã tiếp nhận tư tưởng bác ái của Thiên Chúa giáo một cách hồn nhiên. Mặt khác, chính bản thân Nguyên Hồng đã trải qua những ngày thơ ấu xót đau, quẫn bách, tưởng như không có tương lai, tiền đồ. Trong hoàn cảnh như thế, muốn vượt lên số phận, nhà văn trong chừng mực nhất định, cũng đã tìm đến tư tưởng bác ái của Thiên Chúa giáo và lấy nó làm chỗ dựa để chống chọi với đời, để tồn tại và hy vọng.


Hải Phòng đã cho ông “chất bột” để ông “gột nên hồ” với hàng loạt tác phẩm văn xuôi. Đó là 20.000 trang in 4 tập bộ tiểu thuyết "Cửa biển" đồ sộ trong thời gian dài từ 1961-1976: "Sóng gầm" (1961), "Cơn bão đã đến" (1963),"Thời kỳ đen tối" (1973), "Khi đứa con ra đời" (1976) ngồn ngộn hơi thở cuộc sống lao động, đấu tranh ở miền đất đầy sóng và gió. Đây cũng là bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất, dài nhất của đời văn Nguyên Hồng. Và, có lẽ cũng là một trong những tiểu thuyết dài nhất của văn học hiện đại Việt Nam.


Gắn với đất Cảng từ năm 16 tuổi, cuộc đời Nguyên Hồng gắn bó máu thịt với từng góc phố, bến tàu, ngõ chợ, cùng những con người lam lũ cùng khổ nơi đất Cảng. Chất liệu cuộc sống đó đã trở thành nguồn là cảm hứng cho thiên tiểu thuyết “ Bỉ Vỏ”, “ Cửa biển” ra đời. Trong lời đề tựa cuốn "Bỉ vỏ" (tái bản lần thứ tư), Nguyên Hồng viết: “Bỉ vỏ” đã viết xong trên một cái bàn kề khung cửa trông ra vũng nước đen ngầu bọt của bãi đất lấp dở dang và chuồng lợn ngập ngụa phân tro; “Bỉ vỏ” đã viết xong trong một căn nhà cứ đến chập tối là ran lên tiếng muỗi và tiếng trẻ khóc; “Bỉ vỏ” đã viết xong trong một đêm lạnh lẽo, âm thầm mà mọi vật như là rung lên cùng với lòng thương yêu của một đứa trẻ ham sống dạt dào trong những bụi mưa thấm thía”. Khi hoàn thành cuốn “Bỉ vỏ”, ông đã kính dâng tặng mẹ: “Thưa mẹ, người mẹ hiền từ của con, con xin dâng “Bỉ vỏ” cho mẹ với tất cả tấm lòng kính mến trong sạch của con và xin tặng nó cho bạn đọc với tất cả tình đằm thắm tươi sáng của tôi”.


Trái tim đồng cảm với mọi mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống lam lũ đã khiến ông gắn bó với những con người chân đất, những con người dưới đáy xã hội. Trong cuộc sống đời thường, nhiều người được tiếp xúc với nhà văn đều khẳng định rằng Nguyên Hồng rất dễ xúc động, dễ khóc. Ông khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt, khóc khi nghĩ đến đời sống cực khổ của nhân dân mình ngày trước, khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lý tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần do chính mình hư cấu nên...


Năm 1958, Nguyên Hồng lặng lẽ rời cả gia đình từ thủ đô để trở về thôn Cầu Đen, Quang Tiến, Bắc Giang. Chính ở vùng đất này, ông đã gắn bó, đã thương yêu, sống với bà con để viết cuốn tiểu thuyết “Núi rừng Yên Thế” – cuốn tiểu thuyết sử thi về lãnh tụ khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám. Đây là mảnh sống gắn bó nhiều kỷ niệm với ông những năm tháng cuối đời. Nhà văn Nguyễn Tuân đã viết: “Nguyên Hồng diễn tả người thành phố rất tài, nhất là các tầng lớp dân nghèo, nhưng lại là người không thích chen vào chốn phức tạp của phố phường. Ba chục năm nay, anh vẫn đóng ở quả đồi vùng Đề Thám Bắc Giang, vừa viết vừa làm vườn, đánh gộc rừng, bổ củi, quảy nước từ suối lên, quần quật cả ngày như người nông dân”[2].


Sự giản dị đã làm nên nhân cách văn hóa của nhà văn Nguyên Hồng. Nhà văn Pháp Pierre Abraham, chủ biên Tạp chí Văn học Châu Âu rất ấn tượng với nhà văn Nguyên Hồng trong một lần sang thăm Việt Nam. Thịnh tình, mến khách, nhà văn Nguyên Hồng đã tới phòng riêng trong khách sạn Métropole (khách sạn Thống Nhất, Hà Nội) để gặp nhà văn Pierre Abraham. Trong cuộc nói chuyện, hai nhà văn cùng đề cập tới nhà văn Romain Rolland. Khi về nước,  nhà văn Pierre Abraham đã nhận xét “nhà văn Nguyên Hồng đã mang đến tất cả phù sa quý giá của đồng ruộng ven sông Hồng”.


Tình yêu thương con người là điểm tựa để nhà văn đến với cách mạng


Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Từng trang văn ông là từng trang đời thấm đẫm nước mắt số phận con người những năm tháng trước Cách mạng -  những người sống dưới đáy xã hội, những người nghèo, những thân phận bất hạnh, cô đơn, những con người yếu thế nhưng bao giờ cũng cố vươn lên đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm của mình – là nước mắt của nỗi khổ đau cùng cực luôn đi cùng con người và ẩn chứa cả tấm lòng cảm thông sâu sắc của một nhà văn lớn.


Là một nhà văn của nhân dân, với những cống hiến quan trọng, Nguyên Hồng là một trong số 14 nhà văn Việt Nam vinh dự được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt đầu tiên (năm 1996).

Những trải nghiệm của bản thân trong thế giới những người cùng khổ qua hoàn cảnh gia đình và môi trường sống cụ thể của một trái tim đặc biệt giàu xúc cảm là nguồn gốc của cảm hứng thương cảm của Nguyên Hồng. Từ đó, Nguyên Hồng nguyện dấn thân với những phong trào đòi quyền lợi cho nhân dân. Ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9/1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang). Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với các văn nghệ sĩ như: Học Phi, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Trần Huyền Trân... Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là một trong những hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam (1957).

Kỷ niệm 95 năm ngày sinh nhà văn Nguyên Hồng trong thời điểm Đảng ta kỷ niệm 70 năm Đề cương văn hóa Việt Nam và đang tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII). Dưới ánh sáng của Đề cương Văn hóa Việt Nam, Hội Văn hóa cứu quốc – tiền thân của Hội Văn nghệ Việt Nam được thành lập tại Hà Nội theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2-1943) đã đặt ra: “Đảng cần phải phái cán bộ chuyên môn vào hoạt động về văn hóa, đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc chống lại văn hóa phát xít thụt lùi…phải gây ra những tổ chức văn hóa cứu quốc và phải dùng những hình thức công khai hay bán công khai đặng đoàn kết các nhà văn hóa và trí thức…”.  Hội văn hóa cứu quốc nhanh chóng tập hợp được một đội ngũ tiên phong tiêu biểu tham gia cách mạng và trở thành lực lượng nồng cốt của ngành văn hóa, văn nghệ nước nhà. Đội ngũ nhà văn đi theo cách mạng từ ngày ấy đã đặt những “viên gạch đầu tiên” đặt nền móng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hôm nay./.

14 tháng 12 2017

Nhân vật bé Hồng có một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Cha mất, mẹ bỏ đi theo người khác nên bị gia đình chồng thù ghét, Hồng ở với họ hàng bên nội. Sau khi cha Hồng mất gần một năm, sắp đến ngày giỗ đầu của ông, mẹ ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với một tâm địa xấu xa, độc ác. Bà ta vừa cười vừa hỏi Hồng. Đây không phải là sự lo lắng, nghiêm nghị, cũng không phải âu yếm. Cái cười này thể hiện một sự không thiện chí. Câu hỏi của mụ ta: có muốn vào Thanh Hoá thăm mợ mày không cũng chứa đựng ý nghĩa cay độc một sự giả dối.

Nhận ra ý nghĩ cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng sau đó, chú cười đáp lại: "không cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về". Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Em không thể để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Người bà cô "Giọng vẫn ngọt'', "sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!", "Hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn" vào Hồng rồi “Vỗ vai cười nói” “mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Giọng mụ ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn của bà chứng tỏ bà cô rắp tâm muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã dàn tính sẵn. Cử chỉ vỗ vai, cười nói - thể hiện sự giả dối độc ác. Câu nói "mày dại quá..." không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng châm chọc, nhục mạ với một giọng điệu cay nghiệt, độc ác.

Vẫn chưa chịu buông tha Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chúng khiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ức đến cực điếm. Cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Khi đó, sự giả dối thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ.

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

2 tháng 4 2017

Đáp án C

Dung môi phân cực