Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ tham nghĩ: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đen sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản
Câu 2. Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
Câu 3. Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt?
Câu 4. Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5
dòng )
a) phương thức biểu đạt : nghị luận
Tham khảo
b) Lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên là :
Cậu bé nói :"Con chào dì , dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?"
c) Theo em người phụ nữa vừa xấu hổ , vừa cảm động rơi nước mắt là vì :
- Dù có nến nhưng người phụ nữ không cho hai mẹ con nhưng đứa trẻ ngây thơ đó lại nghĩ dì ở một mình lại không có nến nên mang sang cho dì hai cây khiến người phụ nữ xấu hổ về hành động ích kỉ của mình .
- Người phụ nữ cảm động trước tình yêu thương , sự sẻ chia của 2 mẹ con nhà nghèo
d) Bài học về " sự sẻ chia" có ý nghĩa nhất với em .
Vì : Mỗi chúng ta là một cá thể trong xã hội này , sự sẻ chia là vô cùng cần thiết để nối liền tình cảm giữa người với người. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn nhận lại những thứ tình cảm bình dị mà đáng quí . Đối với mỗi người cần rèn luyện tấm lòng biết sẻ chia để hoàn thiện bản thân và gắn kết xã hội .