K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2021

Cháu chào các bác sĩ ạ.Cháu tên là...Khi cháu xem thời sự trên TV cháu thấy rất biết ơn đến các y bác sĩ .Dịch bệnh được 2 năm đã quá căng thẳng,và mọi người cũng đã quá vất vả để mọi người chống dịch.2 năm phải chịu nhiều khổ sở cháu thấy nhiều người trên thế giới đã bị mắc bệnh Covid-19 này và đã nhiều người phải ra đi 1 cách thanh thản ,đau lòng.Cháu mong các y bác sĩ có nhiều sức khỏe,tự tin rằng mình có thể chiến thắng được đại dịch này.Cháu chúc tất cả các y bác sĩ luôn luôn cố gắng và sẽ 1 ngày nào đó chúng ta cũng sẽ thắng đại dịch này 

Xin trân trọng cảm ơn!

                            Người viết thư

                       

 

MIK CHỈ VIẾT ĐC ĐẾN ĐÓ THÔI ,NẾU MUỐN BẠN CỨ VIẾT J THEO BN THIK.ありがと❤😄     

 

25 tháng 9 2021

Có thể nói mik viết k hay lắm ha

Chiến sĩ áo trắng em vô cùng trân trọng là nhà khoa học Sarah Gilbert. Bà là mẹ đẻ của vacxin AstraZeneca ( chống Covid 19). Bà là người phát minh ra vacxin và có thể nhận được lợi nhuận khổng lồ nhưng bà đã từ chối để nhận bằng sáng chế Vacxin để chia sẻ công nghệ sản xuất đến với mọi người. 

Bạn có thể search thêm để tìm hiểu rồi xây dựng câu chuyện chi tiết hơn nha

 

3 tháng 4 2020

Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, nhất là những diễn biến phức tạp của tình hình hiện nay do viuss COVID 19 gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe , kinh tế của nước ta và toàn thế giới. Với tốc độ lây lan khủng khiếp, dịch bệnh COVID 19 là tình trạng chung của nhiều nc. Đó cũng là lúc mà những " Siêu anh hùng thầm lặng" xuất hiện. Họ là những người bác sĩ, những chiến sĩ công an, bồ đội .... đag ngày đêm thúc trực 24/24 để sẵn sàng ứng phó vs dịch bệnh. Không quản khó khăn, hiểm trở họ vẫn đều đặn làm việc. Nhìn hình ảnh những chiến sĩ công an, những chú bồ đội nhường chỗ ngủ cho người dân lòng tôi lại cảm thấy biết ơn họ vô bờ. Nhưng người làm việc mệt nhọc nhất vẫn là những y bác sĩ, những điều dưỡng viên đang cố gắng để cứu nhưng người bị nhiễm. Họ là những con người tận chung vì dân vì nước mà quên mình. Tôi thầm cảm ơn nhưng " Anh hùng" , những người đang nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh. Để góp 1 phần mình vào đó, tôi nghĩ chúng ta hãy nên chung tay cùng họ " Chống giặc Covid" để lại cs thể sống trong bầu không khí trong lành. Tôi đã và đang làm, còn bạn thì sao?

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 4 2020

Những hình ảnh thầy thuốc, các y bác sĩ ngày đêm hết lòng cứu  chữa người bệnh, không quản nguy nan của bản thân trong điều trị , cách ly,phòng chống nguy cơ lây dịch COVID -19 đã làm lay động hàng triệu con tim Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của ngành y tế nói riêng và nhân dân cả nước nói chung . Hình ảnh những chiến binh áo trắng ngày đêm hết lòng vì bệnh nhân là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Đội ngũ áo trắng đã hết lòng hết sức làm việc không ngừng nghỉ.Hãy động viên cẩu vũ các y bác sĩ trên tuyến đường chống dịch.Trong cuộc chiến chống dịch này không ai bị bỏ lại đâu . Cảm ơn các y bác sĩ đã hết lòng vì mọi người. Cảm ơn rất nhiều...

tham khảo thôi nha !

học tốt

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn và thách thức. Những người lính xông pha tuyến đầu là các bác sĩ điều trị vất vả thay nhau cứu chữa cho các bệnh nhân COVID-19, đến mỗi cán bộ y tế “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để điều tra dịch tễ. Đồng hành với họ, còn có những cán bộ làm công tác xét nghiệm. Họ thực sự là những người lính thầm lặng, luôn có mặt từng phút giây trong cuộc chiến gian nan này.

Mang đến sự an lòng

Xét nghiệm phát hiện Covid -19 là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh,hỗ trợ rất lớn cho việc chẩn đoán và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khống chế không để lây lan rộng ra cộng đồng. Vì thế, khi ổ dịch phát triển tại Đà Nẵng và sau này là ở các địa phương cùng với nhiệm vụ khác, công tác xét nghiệm luôn được đặt lên hàng đầu.

Những cán bộ bác sĩ làm công tác xét nghiệm không chỉ âm thầm phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm hàng ngày “làm bạn” với virus, mà họ cũng sẵn sàng đi đến đâu cơ sở cần; dù đêm khuya hay sáng sớm, để lấy mẫu gửi về cho các đồng nghiệp xét nghiệm phát hiện bệnh. Dù ở trong phòng thí nghiệm hay xuống vùng dịch tễ, thì vẫn đầy rủi ro tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. “Có những đêm đang ngủ bật dậy, mơ mơ hồ hồ, miệng khô khốc, nuốt nước bọt thấy đau rát, cảm giác người gai gai lạnh, nóng thất thường, nghĩ rằng mình bị nhiễm bệnh. Để rồi khi nhận được kết quả mẫu âm tình lại thở phào, nhẹ nhõm”. Một cán bộ lấy mẫu xét nghiệm chia sẻ.

Công việc của họ đòi hỏi tỉ mỉ và thận trọng, nên dù mỗi lần phải ở trong phòng xét nghiệm khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ, có lúc 24/24h với bộ quần áo kín mít, nhưng mỗi cán bộ, nhân viên luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn. Bởi, việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng để có thể nhanh chóng triển khai các phương pháp cách ly đặc biệt ngay từ những giờ đầu và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.  Ngoài ra, còn là căn cứ xác định ổ dịch để khoanh vùng, cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm, từ đó dập dịch kịp thời. Đồng thời, cho những kết quả nhanh chóng, chính xác cũng là để chia sẻ với nỗi niềm mong đợi của các bệnh viện và sự lo lắng của cả cộng đồng.

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn và thách thức. Những người lính xông pha tuyến đầu là các bác sĩ điều trị vất vả thay nhau cứu chữa cho các bệnh nhân COVID-19, đến mỗi cán bộ y tế “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để điều tra dịch tễ. Đồng hành với họ, còn có những cán bộ làm công tác xét nghiệm. Họ thực sự là những người lính thầm lặng, luôn có mặt từng phút giây trong cuộc chiến gian nan này.

Mang đến sự an lòng

Xét nghiệm phát hiện Covid -19 là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh,hỗ trợ rất lớn cho việc chẩn đoán và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khống chế không để lây lan rộng ra cộng đồng. Vì thế, khi ổ dịch phát triển tại Đà Nẵng và sau này là ở các địa phương cùng với nhiệm vụ khác, công tác xét nghiệm luôn được đặt lên hàng đầu.

Những cán bộ bác sĩ làm công tác xét nghiệm không chỉ âm thầm phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm hàng ngày “làm bạn” với virus, mà họ cũng sẵn sàng đi đến đâu cơ sở cần; dù đêm khuya hay sáng sớm, để lấy mẫu gửi về cho các đồng nghiệp xét nghiệm phát hiện bệnh. Dù ở trong phòng thí nghiệm hay xuống vùng dịch tễ, thì vẫn đầy rủi ro tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. “Có những đêm đang ngủ bật dậy, mơ mơ hồ hồ, miệng khô khốc, nuốt nước bọt thấy đau rát, cảm giác người gai gai lạnh, nóng thất thường, nghĩ rằng mình bị nhiễm bệnh. Để rồi khi nhận được kết quả mẫu âm tình lại thở phào, nhẹ nhõm”. Một cán bộ lấy mẫu xét nghiệm chia sẻ.

Công việc của họ đòi hỏi tỉ mỉ và thận trọng, nên dù mỗi lần phải ở trong phòng xét nghiệm khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ, có lúc 24/24h với bộ quần áo kín mít, nhưng mỗi cán bộ, nhân viên luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn. Bởi, việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng để có thể nhanh chóng triển khai các phương pháp cách ly đặc biệt ngay từ những giờ đầu và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.  Ngoài ra, còn là căn cứ xác định ổ dịch để khoanh vùng, cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm, từ đó dập dịch kịp thời. Đồng thời, cho những kết quả nhanh chóng, chính xác cũng là để chia sẻ với nỗi niềm mong đợi của các bệnh viện và sự lo lắng của cả cộng đồng.Cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn và thách thức. Những người lính xông pha tuyến đầu là các bác sĩ điều trị vất vả thay nhau cứu chữa cho các bệnh nhân COVID-19, đến mỗi cán bộ y tế “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để điều tra dịch tễ. Đồng hành với họ, còn có những cán bộ làm công tác xét nghiệm. Họ thực sự là những người lính thầm lặng, luôn có mặt từng phút giây trong cuộc chiến gian nan này để mang đến sự an lòng.

Xét nghiệm phát hiện Covid -19 là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh,hỗ trợ rất lớn cho việc chẩn đoán và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, khống chế không để lây lan rộng ra cộng đồng. Vì thế, khi ổ dịch phát triển tại Đà Nẵng và sau này là ở các địa phương cùng với nhiệm vụ khác, công tác xét nghiệm luôn được đặt lên hàng đầu.

Những cán bộ bác sĩ làm công tác xét nghiệm không chỉ âm thầm phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm hàng ngày “làm bạn” với virus, mà họ cũng sẵn sàng đi đến đâu cơ sở cần; dù đêm khuya hay sáng sớm, để lấy mẫu gửi về cho các đồng nghiệp xét nghiệm phát hiện bệnh. Dù ở trong phòng thí nghiệm hay xuống vùng dịch tễ, thì vẫn đầy rủi ro tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. “Có những đêm đang ngủ bật dậy, mơ mơ hồ hồ, miệng khô khốc, nuốt nước bọt thấy đau rát, cảm giác người gai gai lạnh, nóng thất thường, nghĩ rằng mình bị nhiễm bệnh. Để rồi khi nhận được kết quả mẫu âm tình lại thở phào, nhẹ nhõm”. Một cán bộ lấy mẫu xét nghiệm chia sẻ.

Công việc của họ đòi hỏi tỉ mỉ và thận trọng, nên dù mỗi lần phải ở trong phòng xét nghiệm khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ, có lúc 24/24h với bộ quần áo kín mít, nhưng mỗi cán bộ, nhân viên luôn tập trung cao độ để có kết quả chính xác, không được phép nhầm lẫn. Bởi, việc sớm có kết quả xét nghiệm chính xác có vai trò rất quan trọng để có thể nhanh chóng triển khai các phương pháp cách ly đặc biệt ngay từ những giờ đầu và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.  Ngoài ra, còn là căn cứ xác định ổ dịch để khoanh vùng, cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm, từ đó dập dịch kịp thời. Đồng thời, cho những kết quả nhanh chóng, chính xác cũng là để chia sẻ với nỗi niềm mong đợi của các bệnh viện và sự lo lắng của cả cộng đồng.

Nghề Y luôn được xã hội coi trọng, tôn vinh

Dân tộc Việt Nam trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì phát triển nòi giống, ghi danh nhiều danh Y nổi tiếng. Tiêu biểu nhất cho các danh Y trong lịch sử dân tộc là 2 đại danh Y: Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế một khối lượng tri thức phong phú về Y lý, Y đức, Y thuật và những bài thuốc quý.

Ở bất kỳ thời kỳ nào,

nghề Y luôn là nghề cao quý được xã hội coi trọng, tôn vinh. Hơn 200 năm trước, đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng nói: “Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người, sống chết trong tay mình nắm, phúc họa do một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới một chủ nghĩa nhân văn cao cả và trong sáng. Điều đó đã trở thành hoài bão, là mục tiêu và động lực đấu tranh kiên cường và bất khuất của Người. Mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và đi đến giải phóng triệt để con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng con người là gốc của mọi công việc. Mối quan tâm lớn nhất xuyên suốt của Chủ

tịch Hồ Chí Minh là vấn đề con người và sự phát triển con người một cách toàn diện, trong đó xem sức khỏe là vốn quý nhất. Người đưa ra những tư tưởng, quan điểm về sức khỏe, về xây dựng và phát triển ngành Y tế Việt Nam, trong đó Người đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ các y bác sĩ, thầy thuốc. Trong nội dung bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Bác viết: “Người bệnh phó thác tính mệnh nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác giao cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương Y phải như từ mẫu”.

Đoàn kết, đồng lòng phòng, chống dịch Covid-19

Hiện nay, cả thế giới đang phải gồng mình đối phó với đại dịch Covid-19, được coi là đại dịch gây ra khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Việt Nam chúng ta là một trong số nước phát hiện dịch bệnh sớm, sau Trung Quốc là nước phát hiện dịch bệnh bùng phát đầu tiên với số người bị nhiễm bệnh và tử vong đứng hàng đầu thế giới.

Như bao cuộc chiến trong lịch sử đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta, toàn dân cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi "Chống dịch như chống giặc". Ngành Y với đội ngũ các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế đang giữ vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu và đối mặt với hiểm nguy, vô cùng gian khó, ngày đêm bảo vệ tính mạng cho đồng bào. Những chiến sỹ áo trắng đã phải thực hiện cùng một lúc đồng bộ nhiều nhiệm vụ, nhiều giải pháp, là nòng cốt tham mưu cho Đảng, Chính phủ để lãnh đạo, chỉ đạo đất nước trước dịch bệnh.

Các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế gác lại cuộc sống thường nhật. Họ phải tạm rời xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu với đại dịch, nhiều y bác sĩ không thể có một "nụ hôn" với đứa con thơ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh. Tất cả vì cuộc chiến với đại dịch vì sự an toàn tính mạng cho hơn 90 triệu người dân. Nhiều bài thơ, ca khúc, bức thư,… đã viết lên những hoàn cảnh đầy cảm xúc đó, khiến bao người rơi lệ,... Nguy hiểm là vậy, gian khó là vậy nhưng những “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả nước, có cả những người mang quốc tịch nước ngoài… Với tinh thần trách nhiệm cao cả, các bác sỹ đều hết lòng chăm sóc, phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết.

Mấy ngày qua, cả nước hướng về Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mong mỏi trông chờ từng tin có được từ bệnh viện. Mỗi một thông tin bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh, xuất viện là niềm vui của người dân cả nước lại vỡ òa. Đó là những món quà tinh thần vô giá mà ngành y tế, các y bác sĩ dành cho Tổ quốc và nhân dân mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn dân đã chấp hành, ủng hộ công tác phòng chống dịch, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực.

Tổ chức y tế thế giới WHO và dư luận quốc tế đã ghi nhận và đánh giá cao, cho rằng Việt Nam đã xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Có được kết quả như vậy, phải kể đến sự nỗ lực của ngành y, tinh thần quyết chiến quyết thắng của đội ngũ y bác sĩ những “Chiến sĩ áo trắng”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng, với kẻ thù vô hình nhưng đầy hiểm nguy. Lịch sử sẽ ghi nhận tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong cuộc chiến chống Đại dịch Covid-19 vô cùng gian khó và hiểm nguy này.

Bài giải:

Chiều rộng hình chữ nhật là:

        12 : 4 = 3 ( dm)

Chu vi mảnh tấm bìa đó  là:

        ( 12 + 3 ) x 2 = 30 ( dm)

                 Đáp số: 30dm.

9 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Hơn một năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt là từ cuối tháng 8/2021 khi xuất hiện các trường hợp F0 liên quan đến ổ dịch Huyện Nông Cống, không quản ngại khó khăn, gian khổ và cả nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Vượt lên tất cả, cùng với lực lượng tuyến đầu như công an, quân sự, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế huyện Như Thanh đã và đang ngày đêm thầm lặng cống hiến, góp một phần không nhỏ cùng cả nước chiến đấu và chiến thắng đại dịch COVID-19.

 

 

Bác sĩ Chuyên khoa I Hàn Mạnh Hùng, Trưởng khoa Cận lâm sàng, Trung tâm Y tế huyện Như Thanh chia sẻ: Mặc dù, hàng ngày phải tiếp xúc trực tiếp với những người có nguy cơ lây nhiễm rất cao như những người trở về từ vùng dịch, hay các trường hợp F1, F2…, thậm chí là F0, có những ngày phải đi điều tra dịch tễ cho nhiều người, lại ở nhiều điểm khác nhau, có khi phải lao mình đi lấy mẫu giữa đêm khuya, nhưng các “chiến sĩ” áo trắng không hề nao núng trong bất cứ tình huống nào, khi có lệnh điều động là lập tức chuẩn bị dụng cụ, trang phục khẩn trương lên đường. Dẫu biết rằng trong điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm rất vất vả, đối diện với người có nguy cơ lây nhiễm COVID - 19, mặt đối mặt rất gần để lấy mẫu bệnh phẩm ở vùng hầu họng và ở mũi. Những động tác này dễ kích thích ho, sặc, có nguy cơ phát tán mầm bệnh, vậy nên phải mang trên mình bộ đồ bảo hộ kín mít, dù rất nóng và ngộp, nhưng họ luôn cố gắng cẩn trọng làm sao thật nhẹ nhàng để người được lấy mẫu làm test nhanh hoặc xét nghiệm PCR cảm thấy đỡ khó chịu nhất, qua đó hoàn thành nhiệm vụ một cách khẩn trương nhất, để sớm có kết quả sớm nhất, giúp các cơ quan chức năng xác định rõ đối tượng để có biện pháp cách ly phù hợp.

Trong thời gian qua, đặc biệt là từ ngày 26/8 địa bàn huyện xuất hiện F0 liên quan đến ổ dịch tại Huyện Nông Cống. Ngay khi nhận được lệnh của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 huyện, trung tâm y tế Huyện lập tức vào cuộc quyết liệt, "thần tốc" với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, không chủ quan, lơ là, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; duy trì và thực hiện hiệu quả vai trò của các tổ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại cộng đồng như tổ chức Test nhanh tầm soát trong cộng đồng. Đến nay, Số mẫu test nhanh kháng nguyên được trên 31.000, Số mẫu làm PCR được gần  1.900. Số ca dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn huyện là 15 ca. Trong đó 11 bệnh nhân đã khỏi bệnh. 03 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện phổi Thanh Hóa 01 bệnh nhân tái dương tính tại khu cách ly cộng đồng. Trên tuyến đầu chống dịch, tại các khu cách ly, các điểm lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tễ, giữa vòng nguy hiểm của dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, đội ngũ y, bác sĩ nhân viên y tế huyện Như Thanh vẫn luôn phát huy trách nhiệm, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để sát cánh cùng Nhân dân "đánh giặc" COVID-19. Không chỉ tình nguyện ngày đêm truy vết lấy mẫu những người nghi ngờ mắc COVID-19, những “chiến binh áo trắng” còn thầm lặng ngày đêm phân luồng, cách ly, xét nghiệm, khám bệnh, điều tra dịch tễ những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19. Họ đã thực sự quên mình để bảo vệ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe của người dân. Anh Hoàng Xuân Minh, Trưởng trạm y tế xã Hải Long chia sẻ: Từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, dù công việc có nhiều áp lực, căng thẳng nhưng đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ luôn trong tâm thế sẵn sàng chống dịch, chúng tôi làm việc quên mình vì cộng đồng, sẻ chia và cảm thông cùng người dân trong cuộc chiến cam go chống lại dịch bệnh. Đặc biệt trong dịp nghỉ Lễ 2/9 những người làm y tế như chúng tôi chưa được một phút nghỉ ngơi, tất cả đồng nghiệp của tôi đều gác lại công việc gia đình, gác lại mọi niềm riêng chung tay cùng với cả nước phòng, chống dịch bệnh”.

Cũng từ ngày huyện thành lập các khu cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19 cho đến đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất, lẫn tinh thần, có nhiều người trong số họ đã vài tháng nay chưa được về nhà với gia đình. Với họ, công việc không quản thời gian, mưa nắng, đêm tối, thậm chí đối diện với sự nguy hiểm khi phải tiếp xúc trực tiếp với những trường hợp thuộc diện nguy cơ cao, như các trường hợp trở về từ vùng dịch, trong đó có cả F0, nhưng các chiến sĩ áo trắng đã cùng với các cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội, dân quân tự vệ tại các khu cách ly tập trung của huyện, vẫn miệt mài, cần mẫn với các nhiệm vụ được phân công, nêu cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn tại các khu cách ly tập trung, góp phần cùng với cả huyện và cả nước sớm chiến thắng đại dịch COVID-19. Là người được phân công làm nhiệm vụ phục vụ đã gần 2 tháng nay tại khu cách ly tập trung của huyện, ở Công sở xã Phúc Đường cũ, Điều dưỡng viên Quách Văn Huy, khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Như Thanh luôn xác định “việc xa nhà, nhớ nhà cũng chỉ là một phần, còn nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 là trên hết, trước hết".

Không thể kể hết những khó khăn, vất vả của những cán bộ y tế, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và nhiều hiểm nguy, thế nhưng những “chiến sĩ” áo trắng vẫn không hề nao núng, họ vẫn luôn vững vàng, kiên cường ở nơi tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng dấn thân để thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Chia sẻ về công tác phòng, chống dịch, Bác sĩ Chuyên khoa I Bùi Văn Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Như Thanh cho: “Cuộc chiến chống dịch COVID-19 như ở nơi “đầu sóng ngọn gió”. Là tuyến đầu chống dịch, chúng tôi xác định rõ luôn cẩn trọng trong mọi tình huống. Trực tiếp tiếp xúc, truy vết, theo dõi, chăm sóc và điều trị cho những đối tượng cách ly, người về từ vùng dịch và các đối tượng có nguy cơ, các bác sĩ, nhân viên y tế luôn phải đối diện với nhiều áp lực và rủi ro bị lây nhiễm bệnh. Nhưng vượt lên trên những khó khăn, sợ hãi của bản thân, họ lặng lẽ cống hiến, hy sinh góp phần thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”.

  

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, công tác phòng, chống dịch được xác định là "cuộc chiến" phức tạp, lâu dài của toàn dân. Chúng ta luôn ghi nhận, tri ân những cống hiến thầm lặng của lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, trong đó có đội ngũ y, bác sĩ. Để công tác phòng chống dịch COVID-19 đạt hiệu quả và dịch bệnh sớm được đẩy lùi thì mỗi cá nhân và cả cộng đồng cũng cần chung tay góp sức, nêu cao ý thức đồng hành cùng họ trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Bởi lẽ, mọi sự nỗ lực của cả hệ thống và tất cả sự hy sinh của lực lượng tuyến đầu cũng như đội ngũ y, bác sĩ rất có thể sẽ trở thành vô nghĩa nếu vẫn còn những cá nhân vô trách nhiệm, không thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 làm phát tán, lây lan dịch bệnh. Do đó, cùng với tinh thần trách nhiệm của lượng lượng tuyến đầu phòng chống dịch thì ý thức của từng người dân là liều vắc xin hữu hiệu nhất, là sức mạnh, là vũ khí quan trọng để chúng ta có thể sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, sớm trở lại cuộc sống bình thường, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

24 tháng 6 2021

vô link này có bài liền:https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/cam-dong-nhung-buc-thu-va-thong-diep-thieu-nhi-tiep-suc-cung-cac-y-bac-si-trong-cuoc-chien-chong-co-1491864132

24 tháng 6 2021

Đại dịch Covid-19 đang lây lan rất nguy hiểm, cả nước đang phải gồng mình chống dịch. Cháu biết mỗi học sinh chúng cháu cũng phải có trách nhiệm chống dịch cùng cộng đồng bằng cách phải đeo khẩu trang, dùng dung dịch rửa tay sát khuẩn, hạn chế đi đến nơi đông người và hạn chế đi ra đường khi không có việc cần thiết . Để chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh, cá nhân cháu có một phần nhỏ bé trích từ tiền mừng tuổi Tết là 1 triệu đồng. Cháu nhờ các bác, các cô, các chú của báo Kinh tế & Đô thị gửi giúp cháu tới quỹ phòng, chống Covid-19 như lời cảm ơn của cháu đến các y bác sĩ, các chú công an và bộ đội đang ngày đêm túc trực nơi tuyến đều chống dịch. Cháu kính chúc mọi người giữ gìn sức khỏe để vượt qua dịch”Trong bức thư, Lê Minh Đăng không chỉ dành nhiều từ ngữ để cho thấy trách nhiệm, kiến thức của bản thân về phòng, chống dịch Covid-19 mà em còn có những hành động cụ thể để tri ân những cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch.

Bạn Tham khảo nka

HokT~

12 tháng 12 2021

 

Sự hy sinh thầm lặng của những “chiến sỹ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19

Hà Nội (TTXVN 18/5)

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, các y, bác sỹ luôn là lực lượng ở tuyến đầu. Căng thẳng, áp lực và nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lặng thầm “gánh trên vai” sứ mệnh cao cả - chữa bệnh cứu người của người thầy thuốc. Họ không ngại xông pha đến các điểm nóng của dịch bệnh; thức thâu đêm lấy mẫu xét nghiệm; tạm gác lại hạnh phúc riêng tư, xa những người thân yêu nhất để ngày đêm túc trực bên buồng bệnh, tận tình chăm sóc bệnh nhân… Dù bao khó khăn, gian khổ, nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lao vào “cuộc chiến” với tâm thế sẵn sàng và một trái tim nhiệt huyết nhất vì người dân và đất nước.

* Thâu đêm làm nhiệm vụ

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang là cơ sở tiếp nhận nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất cả nước. Ròng rã hơn một năm qua, hết đợt dịch này đến đợt dịch khác, bác sỹ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cùng đồng nghiệp kiên trì bám bệnh viện, túc trực bên người bệnh với mong muốn duy nhất giúp họ chiến thắng dịch bệnh, trở về với cuộc sống bình thường.

Thế nhưng đợt dịch lần thứ 4 này quá khắc nghiệt. Lượng bệnh nhân nhiều, bệnh viện lại trong tình trạng cách ly y tế toàn bộ cơ sở 2, song vẫn phải tiếp nhận điều trị các ca dương tính với SARS-CoV-2 nên công việc của bác sỹ, điều dưỡng vất vả bội phần.

Theo bác sĩ Phúc, đêm 14 rạng sáng 15/5 là một đêm có nhiều “kỷ lục” đáng buồn. Kỷ lục về số lượng bệnh nhân nặng nhập viện, chưa bao giờ khoa tiếp nhận lượng bệnh nhân nhiều đến thế. Kỷ lục về số lượng nhân viên y tế cả vòng trong lẫn vòng ngoài được huy động tối đa lúc gần 0h đêm để theo dõi sát sao 18 bệnh nhân nặng, rồi tất tả "ngược xuôi" chạy ECMO (tim, phổi nhân tạo) cho một ca mắc COVID-19 nguy kịch… Trong bất cứ tình huống nào, các bác sỹ đều đảm bảo cấp cứu một cách nhanh nhất.

“Đợt dịch nào anh em cũng vất vả, nhưng lần này đúng là quá nhiều trường hợp nặng phải cấp cứu, lại vào giữa đêm khuya, bệnh nhân đa số kèm theo nhiều bệnh nền nên phải can thiệp nhiều thủ thuật. Chính vì thế, số lượng điều dưỡng, bác sỹ được điều động tăng gấp 3 lần so với đợt dịch trước. Nếu hỏi chúng tôi có mệt không, đúng là mệt, nhưng không vì thế mà chùn bước, nản chí. Anh em luôn sẵn sàng. Bệnh viện cũng đã có các kịch bản đối phó tình huống cấp bách xảy ra với đầy đủ trang thiết bị, vật tư cần thiết, đảm bảo cho công tác cứu chữa được nhanh nhất”, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Cũng tối muộn 14/5, một điểm lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng được dựng lên theo kiểu “dã chiến” tại khu lưu trú công nhân thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất Linh Trung (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) để lấy mẫu cho công nhân, người thân sống tại khu này mới trở về thành phố sau kỳ nghỉ lễ (30/4 -1/5).

Y sỹ Vũ Thị Hoàng Oanh - Khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế thành phố Thủ Đức, trong bộ đồ bảo hộ chống dịch kín mít, nóng bức, đang tất bật gộp mẫu, cắt mẫu xét nghiệm và bỏ vào ống. Mặc cho mồ hôi thấm ướt, chị vẫn thực hiện tất cả quy trình rất nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo tỉ mẩn, nghiêm ngặt, độ chính xác đến tối đa.

Hơn 200 mẫu được lấy trong vòng hơn một giờ đồng hồ, chị cùng ê kíp khoảng 10 người lại tất bật lên đường. Đoàn tiếp tục di chuyển đến một địa chỉ khác để lấy mẫu nhằm kịp chuyển mẫu về bệnh viện ngay trong đêm.

Mẫu được lấy và chuyển đi càng sớm, địa phương sẽ nhanh chóng nhận được kết quả trả về. Những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được nhận diện càng sớm. Ngành y tế khoanh vùng, truy vết, dập dịch càng nhanh và gọn, tiết kiệm thời gian, giảm hậu quả của dịch bệnh.

Chị Oanh kể, những đợt dịch trước, chị và các nữ đồng nghiệp ít phải đi đêm để lấy mẫu, vì sau giờ hành chính, nữ phải vướng bận nhiều với gia đình, con cái. Hiểu và cảm thông điều đó, những đồng nghiệp nam đã chủ động giành hết cực nhọc về mình. Đợt này, dịch được đánh giá khó lường, mức độ lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn, mọi công tác lấy mẫu phải đẩy lên cao độ, khẩn trương gấp nhiều lần hơn so với trước. Ý thức được trách nhiệm của mình, chị và các đồng nghiệp nữ đã chủ động đề nghị chia việc. 

Những ngày cao điểm, chị Oanh cùng các đồng nghiệp phải di chuyển liên tục, lấy mẫu tại 6 điểm hoặc nhiều hơn. Mỗi ngày lấy hàng ngàn mẫu. Có hôm về đến nhà đã rạng sáng, nhưng nhận được lệnh khẩn cấp có ca F1 phải lấy mẫu khẩn trước khi được chuyển đến khu cách ly tập trung, chưa kịp hồi sức, chị lại tiếp tục lên đường.

* Tạm gác những nỗi niềm riêng

Tại Đà Nẵng, khi trường hợp ca mắc COVID-19 không rõ nguồn lây từ nhân viên một công ty ở Khu Công nghiệp An Đồn được phát hiện, thành phố bước vào một cuộc chiến mới, khốc liệt và cam go. Trong khoảng thời gian vô cùng ngắn, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng, đã phải lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 11.000 người để kịp thời đáp ứng công tác truy vết, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Các “chiến sỹ áo trắng” túc trực 24/24 giờ để "đi từng ngõ, gõ từng nhà" nhằm kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Họ liên tục xuất hiện thần tốc tại các điểm nguy cơ như: Khu công nghiệp, trường học hay khu dân cư… làm việc không ngừng để khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, phong tỏa, cách ly những trường hợp nguy cơ.

Anh Lê Hoàng Thuận, cán bộ Đội truy vết Trung tâm y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng, chia sẻ: Gần 12h khuya 11/5, anh nhận cuộc gọi từ các đồng nghiệp và ngay lập tức lên đường. Nhà ở cách nơi làm việc gần 30km, anh Thuận chỉ kịp lấy túi xách rồi phóng xe máy đến cơ quan, không kịp chào vợ và con gái nhỏ mới 2 tháng tuổi. Nỗi nhớ vợ, thương con khiến người cán bộ ấy chỉ mong cho dịch trôi qua thật nhanh để được về với gia đình. "Thực sự chỉ cần được nhìn thấy vợ, con một chút thôi là thỏa nỗi nhớ rồi"- anh Lê Hoàng Thuận chia sẻ.

Cũng phải gác lại tất cả công việc gia đình, tạm xa người thân để tham gia chống dịch, chị Nguyễn Thị Hương, điều dưỡng viên tại Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã cùng 199 y, bác sỹ và điều dưỡng của tỉnh Quảng Ninh lên đường chi viện cho Bắc Giang chống dịch.

Chị Hương cho hay: "Con trai lớn nhà tôi thi lên lớp 10 ngày 12/6 tới. Bạn nhỏ thì chuẩn bị vào lớp một. Ngày chia tay chỉ biết động viên con ôn tốt, thi tốt để mẹ yên tâm và hoàn thành công việc".

Chồng chị Hương làm nghề xây dựng, rất bận, có những hôm đi từ sáng đến tối mịt mới có mặt ở nhà. Ông bà nội, ngoại đều hơn 80 tuổi rồi nên bình thường, chuyện gia đình đều một tay chị lo. Bây giờ, tất cả đều phụ thuộc vào chồng. Trước khi đi, chị cũng chuẩn bị cơm nước và mua ít đồ dùng cho mấy bố con trong những ngày đi vắng.

Ở những đợt dịch trước, chị Hương đã có khoảng nửa tháng (chưa kể thời gian cách ly) đến tâm dịch Đông Triều (Quảng Ninh), còn chuyến tiếp lửa đến Bắc Giang lần này, chị Hương xác định chưa biết ngày về.

Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh tại khoa Hồi phục chức năng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cũng tương tự. Ngày lên đường tiếp lửa vùng dịch Bắc Giang, chị Oanh chỉ có thể ôm hôn con gái trong vội vàng.

Không chỉ xa con cái, xa những người thân yêu, có những y, bác sỹ phải bỏ lại sau lưng bố mẹ già đau yếu. Câu chuyện của cặp vợ chồng bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương không thể về lo tang mẹ vì đang phải chiến đấu với dịch bệnh được chia sẻ những ngày qua khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Hơn nửa tháng qua, cán bộ, công chức, viên chức, các nhân viên y tế cùng các lực lượng tham gia phòng, chống dịch của Trung ương và nhiều địa phương gần như không một phút nghỉ ngơi. Nếu một lần tận mắt chứng kiến những hình ảnh các nhân viên y tế thức trắng đêm để lấy mẫu xét nghiệm; người ướt đẫm mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ, ngất xỉu vì làm việc quá mệt… có lẽ mới có thể thấu cảm được những cố gắng, hy sinh của họ trong cuộc chiến chống dịch. Những hy sinh lớn lao ấy thật khó có gì đo đếm được.

Trong trận chiến chống dịch đầy khốc liệt này, chắc chắn có những hy sinh, mất mát, những nỗi đau khó diễn tả thành lời, nhưng vượt qua tất cả - như lời Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long từng gửi gắm trong bức thư gửi các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành y tế: "Hơn ai hết, mỗi nhân viên y tế luôn ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ cao cả của mình trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh... Mỗi cá nhân, tập thể trong ngành y tế tiếp tục chung sức, đồng lòng, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19, bảo đảm tính mạng, sức khỏe cho nhân dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"./.

12 tháng 12 2021

Không thể kể hết những khó khăn, vất vả của những cán bộ y tế, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và nhiều hiểm nguy, thế nhưng những “chiến sĩ” áo trắng vẫn không hề nao núng, họ vẫn luôn vững vàng, kiên cường ở nơi tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng dấn thân để thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Chia sẻ về công tác phòng, chống dịch, Bác sĩ Chuyên khoa I Bùi Văn Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Như Thanh cho: “Cuộc chiến chống dịch COVID-19 như ở nơi “đầu sóng ngọn gió”. Là tuyến đầu chống dịch, chúng tôi xác định rõ luôn cẩn trọng trong mọi tình huống. Trực tiếp tiếp xúc, truy vết, theo dõi, chăm sóc và điều trị cho những đối tượng cách ly, người về từ vùng dịch và các đối tượng có nguy cơ, các bác sĩ, nhân viên y tế luôn phải đối diện với nhiều áp lực và rủi ro bị lây nhiễm bệnh. Nhưng vượt lên trên những khó khăn, sợ hãi của bản thân, họ lặng lẽ cống hiến, hy sinh góp phần thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”.

6 tháng 12 2021

Tham khảo:
undefined