K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2022

Tham khảo

Mở bài : Bài văn “Bàn về phép học” của tác giả Nguyễn Thiếp đã đánh thức mỗi chúng ta trong việc học tập như thế nào cho đúng . Một trong số cách học khá phổ biến đó là “Học đi đôi với hành” 

Kết bài : Nói tóm lại, “học đi đôi với hành” là một châm ngôn học khá đúng đắn và tuyệt vời , ta vừa có kiến thức lại vừa được áp dụng nhờ đó mà việc học của chúng ta ngày một tiến bộ hơn , việc học tập ngày một nâng cao . 

15 tháng 5 2022

đừng chép của người ta nx:)

17 tháng 5 2022

:vv sao không viết cả bài lun;-;;

17 tháng 5 2022

c tham khảo ạ

mở bài:

Từ xưa, mối quan hệ giữa “học” và “hành” vẫn được các học giả đề cập đến. Trong bài “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng có viết “học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Có thể thấy dù ở thời nào thì việc học cũng cần phải có sự đi đôi với việc hành thì mới mang đến ý nghĩa trọn vẹn cho con đường học vấn.

kết bài:

Sự học là vô bờ, xét cho đến cùng học là để có hiểu biết và phải biết vận dụng kiến thức của mình vào những việc có ích. Việc học chỉ đem đến giá trị khi chúng ta biết thực hành, việc thực hành cũng chỉ có giá trị khi chúng ta có kiến thức để thực hành một cách đúng đắn nhất. Mỗi chúng ta hãy ghi nhớ bài học này để tự răn mình phải phấn đấu nhiều hơn trên con đường học vấn.

22 tháng 5 2022

Refer:

Học và hành là hai phần không thể tách rời trong học tập cũng như trong bất cứ công việc nào của cuộc sống. Là người học sinh, chúng ta nên áp dụng học đi đôi với hành ngay trên ghế nhà trường, bao gồm cả kiến thức, văn hóa lẫn những kinh nghiệm từ thực tế đời sống.

22 tháng 5 2022

đây là ghi kb của bài văn đó à chj?

à cho e hỏi là bài nghị luận đó là bài  tự viết ra hay là 1 bài đọc có sẵn ạ?

15 tháng 9 2017

a. Mở bài

– Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được đề cao. Việc học là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn bó với con người trong suốt cuộc đời.

– Nếu chỉ học kiến thức mà không vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thì việc học chẳng mang lại cho ta những kết quả như ta mong muốn.

– Việc học bao giờ cũng phải đi đôi với hành.

b. Thân bài

Giải thích khái niệm:

– Học là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiểu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…

– Hành là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng.

– Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.

Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:

- Những con đường học để tiếp thu kiến thức:

   + Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.

   + Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…

   + Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi. học trong cuộc sống,…

- Mục đích của việc học:

   + Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.

   + Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, … góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.

   + Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.

- Phương châm "Học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng, vì:

   + Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.

   + Nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kĩ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lí thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lí thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.

--> Chúng ta không được học lí thuyết suông mà phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.

Mở rộng, nâng cao vấn đề:

– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.

– Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kĩ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.

– Cần phê phán những quan điểm sai lầm:

   + Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú". Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.

   + Nếu hành mà không học thì sẽ thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.

c. Kết bài

– "Học đi đôi với hành" là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.

– Phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.

– Bản thân phải biết "học đi đôi với hành" đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.

2 tháng 11 2019

a. Mở bài

– Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được đề cao. Việc học là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn bó với con người trong suốt cuộc đời.

– Nếu chỉ học kiến thức mà không vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thì việc học chẳng mang lại cho ta những kết quả như ta mong muốn.

– Việc học bao giờ cũng phải đi đôi với hành.

b. Thân bài

Giải thích khái niệm:

– Học là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiếu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…

– Hành là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng.

– Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.

Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:

- Những con đường học để tiếp thu kiến thức:

   + Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.

   + Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…

   + Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi. học trong cuộc sống,…

- Mục đích của việc học:

   + Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.

   + Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, … góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.

   + Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.

- Phương châm "Học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng, vì:

   + Trong mối quan hệ giữa học với hành, học dóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.

   + Nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kĩ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lí thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lí thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.

→ Chúng ta không được học lí thuyết suông mà phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.

Mở rộng, nâng cao vấn đề:

– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.

– Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kỉ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.

– Cần phê phán những quan điểm sai lầm:

   + Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú". Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.

   + Nếu hành mà không học thì số thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.

c. Kết bài

– "Học đi đôi với hành" là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.

– Phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.

– Bản thân phải biết "học đi đôi với hành" đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.

14 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Con người chúng ta sống với nhau bằng cái tình, đến luật pháp của đất nước ta cũng bị chữ tình chi phối, vì duy tình nên nhiều người dù phạm tội ác đến đâu thì ra đầu thú cũng sẽ được pháp luật khoan hồng. Trong tình cảm lớn ấy thì tình bạn cũng là một tình cảm quan trọng. Nó có vai trò đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Mỗi người chúng ta sống trên đời thì ít nhất cũng có một người bạn.

Trước hết tình bạn có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất của chúng ta. Nói là vật chất không phải bạn có vai trò như bố mẹ ta sẽ cho ta những vật chất cũng không phải là ta có bạn để đổi lại những vật chất mà bạn cho mà cái vật chất nói tới ở đây là sự giúp đỡ của bạn về mặt tài chính khi chúng ta khó khăn. Sự giúp đỡ ấy sẽ khiến chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống đầu sóng gió ấy.

Tuy nhiên nói đến tình bạn trong cuộc sống là nói tới những giúp đỡ về mặt tinh thần nhiều hơn. Vì thế bạn có vai trò quan trọng và đòi hỏi mỗi người trong cuộc sống phải tìm ra cho mình những người bạn tốt. Có tình bạn có nghĩa là chúng ta có một người để chia sẻ những tâm tư tình cảm của mình. Bạn luôn là người đứng bên cạnh ta lắng nghe những niềm vui nỗi buồn của ta. Khi buồn thì nỗi buồn ấy có bạn gánh một nửa, nếu như có nhiều bạn thì nỗi buồn lại càng được vơi đi. Còn khi bạn vui thì niềm vui ấy được nhân lên gấp bội.

Thật sự tình cảm bạn bè là một thứ vô cùng đáng quý. Liệu trên đường đời bạn có bao giờ không buồn không vui không?

Thực tế đã chứng minh hay như câu nói “sông có khúc người có lúc” không thể nào cứ vui mãi cũng không thể nào buồn mãi được chính vì thế mà luôn cần một người để chia sẻ. Dù là một chuyện lớn hay một chuyện rất nhỏ thì chúng ta cũng mong muốn có một người để tâm sự. Bạn đã từng bị bố mẹ mắng bao giờ chưa dù là mắng oan hay mình sai thật thì lúc ấy quả thật rất buồn. Khi ấy người bạn chính là những người mà ta tìm đến để tìm sự đồng cảm an ủi.

Bạn có vai trò như một vị thần tình cảm giúp cho ta vơi đi những nỗi buồn trong lòng và sống đúng hơn. Cũng có khi chúng ta có một niềm vui nho nhỏ là được bố mẹ khen hay được mua một món đồ nào đó mình thích thì chúng ta cũng nói với bạn. Không chỉ là một người tâm sự những khi vui buồn mà bạn còn là người sẵn sàng bảo vệ chúng ta.

Dù có thể bạn của chúng ta không hề to hay khỏe nhưng nếu là một người bạn thật sự thì họ sẽ không để cho những người khác bắt nạt ta. Dù không thể đánh thắng những người bắt nạt nhưng tình bạn sẽ thắng tất cả những sức lực kia, Và sau đó thì chúng ta lại càng quý nhau hơn. Chẳng thế mà có biết bao nhiêu tấm gương về tình bạn đáng học hỏi trong cuộc sống này.

Có những người ngay cả khi bị bạn không quan tâm đến nữa nhưng vẫn âm thầm theo dõi những cuộc sống hàng ngày để rồi đến những lúc nguy hiểm thì chính người đó lại là người xả thân cứu bạn mình. Tóm lại thì họ sẵn sàng bảo vệ ta khỏi những con người xấu xa.Không những thế thì tình bạn còn quan trọng là dù cho cả thế giới này, những người bạn khác quay lưng không chơi với bạn nữa thì người kia vẫn ở lại với bạn. Chia sẻ với bạn những buồn vui và động viên bạn vượt qua những điều khó khăn trong cuộc sống.

Tuy nhiên trong tình bạn nếu không thật lòng với nhau thì chỉ là bè mà thôi. Bạn khác bè ở chỗ là cho dù thế nào đi chăng nữa thì cũng không hề bỏ bạn lại một mình, không a dua theo người khác để không chơi với bạn nữa mà lúc nào họ cũng ở bên cạnh bạn chia sẻ những niềm vui nỗi buồn.

Qua đây ta thấy được tình bạn có một vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của chúng ta. Mỗi người chúng ta phải tìm được một người bạn thật sự để có thế chia sẻ những điều khó khăn buồn vui trong cuộc sống. Tránh để cho những người bè kia làm cho tình cảm ấy rạn nứt.