K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2022

Tham khảo

a. Dịch vụ:

– Phát triển mạnh, chiếm 79,4% gdp (2004)

– Ngoại thương:

+ chiếm 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới, giá trị nhập siêu ngày càng lớn 

– Giao thông vận tải:

+ hệ thống đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới 

+ có số sân bay nhiều nhất thế giới với 30 hãng hàng không đảm nhiệm 1/3 số khách hàng thế giới 

+ các ngành vận tải khác cũng phát triển 

– Tài chính: hệ thống ngân hàng tài chính phát triển mạnh có mặt khắp thế giới 

– Thông tin liên lạc:hiện đại có nhiều vệ tinh, thiết lập hệ thống định vị toàn cầu 

– Du lịch phát triển mạnh, doanh thu lớn 

b. Công nghiệp:

– Là nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của hoa kỳ 

– Nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới 

– Sản xuất công nhiệp gồm có 3 nhóm ngành:

+ công nghiệp chế biến chiếm 84,2 giá trị hàng xuất khẩu 

+ công nghiệp điện lực gồm nhiệt điện thủy điện điện nguyên tử điện mặt trời (đứng đầu thế giới)

+ công nghiệp khai khoáng:đứng đầu thế giới khai thác phốt phát, 2 thế giới về vàng bạc đồng chì than thứ 3 về dầu mỏ 

– Cơ cấu công nghiệp cũng có sự thay đổi:giảm tỉ trọng các công nghiệp truyền thống tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hiện đại 

– Sản xuất công nghiệp có sự khác nhau giữa các vùng:

12 tháng 5 2022

nhanh nhỉhaha

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Kinh tế Hoa kỳ phát triển:

+ Quy mô GDP lớn nhất thế giới, 

+ Có cơ cấu đa dạng, dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu GDP.

+ Đang tập trụng vào lĩnh vực có trình độ khoa học- công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển.

+ Nhiều lĩnh vực kinh tế đứng đầu mang tính dẫn dắt đối với kinh tế thế giới. 

- Nguyên nhân:

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa.

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao.

+ Tham gia toàn cầu hóa kinh tế.

+ Qúa trình sản xuất luôn gắn liền với nghiên cứu khoa học - kỹ thuật.

8 tháng 8 2023

Sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Công nghiệp: Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ. Công nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ đa dạng, từ ô tô, hàng điện tử, hàng không vũ trụ cho đến công nghệ thông tin.

Dịch vụ tài chính: Ngành dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và quản lý tài sản, đóng góp quan trọng vào GDP của Hoa Kỳ. Wall Street ở New York là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.

Công nghệ thông tin: Sự phát triển của các công ty công nghệ lớn như Apple, Microsoft, Google đã đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

Cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ có sự chuyển dịch như sau:

Từ công nghiệp sang dịch vụ: Ngành dịch vụ đã trở thành nguồn thu chính của nền kinh tế Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Các ngành như giáo dục, y tế, du lịch và công nghệ thông tin đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế.

Từ sản xuất hàng hóa sang sản xuất công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ. Các công ty công nghệ đã trở thành những nguồn lực quan trọng, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.

Từ nông nghiệp sang ngành dịch vụ: Ngành nông nghiệp đã giảm tỷ trọng trong GDP của Hoa Kỳ. Thay vào đó, ngành dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế

28 tháng 5 2021

Đáp án

- Hoa Kì có nền kinh tế phát triển cao, trong đó nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới như sản xuất điện, máy móc, thiết bị,....

- Là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

28 tháng 5 2021

Nền kinh tế Hoa Kỳ:

Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới.

GDP: GDP thực tế tăng 3,9% trong vòng 4 quý năm 2004. Sự tăng trưởng này nhờ những khoản thu trong chi phí tiêu dùng, đầu tư cố định kinh doanh, đầu tư nhà đất và chi phí của chính phủ. Xuất khẩu ròng giữ ở mức tăng trưởng trong 4 quý năm 2004. Năm 2005 GDP của Hoa Kỳ ước tính khoảng 12,36 ngàn tỷ USD, GDP tính theo đầu người là 41.800 USD.

 

Thành phố New York

Lạm phát: Lạm phát giữ ở mức thấp năm 2003, nhưng tăng trong suốt năm 2004. Chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng 3,3% trong vòng 12 tháng năm 2004. Trừ tính không ổn định ở lương thực và năng lượng, mức giá tiêu dùng tăng 2,2% năm 2004 từ 1,9% năm 2003. Giá tiêu dùng năng lượng tăng 17% năm 2004, đặc biệt ở giá năng lượng cơ bản. Giá lương thực tăng 2,7% năm 2004. Lạm phát (được đo bởi chỉ số tiêu dùng) được dự đoán sẽ giữ mức 2,4% những năm tới. Tuy nhiên năm 2005, lạm phát đã tăng lên ở mức 3,2%.

Việc làm: Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng khoảng 2,2 triệu người trong năm 2004, lớn nhất kể từ năm 1999. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,4% vào tháng 12 năm 2004 (thấp so với đỉnh điểm 6,3% tháng 6 năm 2003). Tỷ lệ thất nghiệp năm 2004 dưới mức trung bình của những thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ XX. Việc làm gia tăng ở những khu vực ngành nghề chính năm 2004. Dịch vụ đóng góp 85% sự gia tăng việc làm trong năm, chiếm 83% lao động. Lao động gia tăng ở những ngành: lương thực, xây dựng, sản xuất. Năm 2005 tỷ lệ thất nghiệp ước tính giảm xuống 5,1%.

 

Phố Wall ở New York

Cán cân thanh toán: Sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán tăng năm 2004. Xuất khẩu tăng 4% nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh ở những đối tác thương mại nhưng nhập khẩu tăng mạnh hơn ở mức 7,2%. Sự thiếu hụt trong hàng hóa và dịch vụ đạt mức 5,6% GDP trong quý 4 năm 2004. Sự gia tăng nhanh nhập khẩu thực tế trải rộng ở nhiều lĩnh vực: của cải và cung ứng công nghiệp, xăng dầu và hàng hóa tiêu dùng.

 

Trong nhà máy sản xuất máy bay Boeing

Năm 2005 xuất khẩu ước tính đạt 927,5 tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu là hàng nông sản (đậu nành, trái cây, bắp, lúa mì), phân bón, sản phẩm công nghiệp (chất bán dẫn, máy bay, ô tô, máy vi tính, thiết bị viễn thông), hàng tiêu dùng. Thị trường xuất khẩu chính là Canada, Mexico, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc. Nhập khẩu ước tính là 1.727 ngàn tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu là nông sản, dầu thô, máy vi tính, thiết bị điện tử, viễn thông, máy móc văn phòng, hàng tiêu dùng. Thị trường nhập khẩu chính là Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản, Đức.

 

Cánh đồng lúa mì ở Texas

Chính sách tài chính: Quốc hội Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách cứ 4 năm có những thay đổi giảm thuế nhằm khắc phục những hậu quả của việc thị trường chứng khoán kìm giữ sự phát triển kinh tế; phục hồi sự tăng trưởng của sản lượng hàng hóa, thu nhập và việc làm. Cùng với kích thích nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn, Chương trình hành động năm 2001, 2003 được thiết lập nhằm nâng sự tăng trưởng dài hạn, giảm những hạn chế của hệ thống thuế. Chương trình này giảm thuế đánh vào thu nhập, cổ phần, tài sản. Thuế thấp kích thích những cá nhân và doanh nghiệp sản xuất, dự trữ, và đầu tư nhiều hơn. Dự trữ và đầu tư nhiều tạo ra tích lũy tư bản, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế và nâng cao mức sống.

Chính sách tiền tệ: Trong vòng 4 năm qua, chính sách tiền tệ tập trung vào khắc phục những hạn chế của thị trường chứng khoán và giữ vững tăng trưởng. Từ đầu năm 2001 đến giữa năm 2003, Ngân hàng Dự trữ Liên bang hạ thấp tỷ lệ lãi suất tài chính Liên bang 13 lần, từ 6,5% xuống 1%. Tỷ lệ này được giữ đến tháng 6 – 2004, sau đó Ngân hàng được tăng tỉ lệ từ từ trở lại. Trong năm 2004, kinh tế tăng trưởng mạnh, thị trường lao động được cải thiện, làm giảm nhu cầu kích thích tiền tệ. Tháng 5 – 2005, Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã tăng tỉ lệ lãi suất lên 3%.

 

Bờ biển Florida

Triển vọng trung – dài hạn: Nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục đạt hiệu quả tăng trưởng lâu dài. Chính phủ trông đợi GDP sẽ tăng mạnh năm 2010, lạm phát được giữ ở mức cũ và thị trường lao động được đẩy mạnh. GDP thực tế dự kiến sẽ tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm 3,3% trong vòng 4 năm từ 2005 - 2008. Tỷ lệ thất nghiệp dự tính sẽ dưới mức 5,4% vào cuối năm 2004 và dưới 5,1% năm 2006. Kinh tế tăng trưởng với mức 3,2% năm 2007, 2008 và ở mức 3,15% năm 2009, 2010.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa kỳ và Ấn Độ, năm 2020 (%)

=> Nhận xét:

Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kỳ và Ấn Độ năm 2020 có sự khác nhau về tỉ trọng từng ngành:

- Ngành dịch vụ của Hoa Kỳ và Ấn độ đều chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của từng nước. Tuy nhiên, GDP ngành dịch vụ của Hoa Kỳ có tỉ trọng lớn hơn 22,8% so với Ấn Độ.

- Trong khi tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp của Hoa Kỳ chỉ chiếm 0,9% thì tỉ trọng ngành này ở Ấn Độ chiếm 18,3% trong cơ cấu GDP (cao hơn Hoa Kỳ 17,4%).

- Tỉ trọng GDP ngành công nghiệp và dịch vụ của Hoa Kỳ là 18,1% và Ấn Độ là 23,5% (chênh nhau không quá lớn, 5,4%).

=> Giải thích: Do Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn so với Ấn Độ.

25 tháng 4 2022

Ngành nông nghiệp,công nghiệp,dịch vụ

25 tháng 4 2022

công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ

 

14 tháng 3 2019

Tài nguyên và nền kinh tế chính ở vùng Tây Hoa Kì:

   - Tài nguyên chính:

      + Kim loại màu: vàng, đồng, chì, thiếc, uranium,…

      + Hải sản phong phú.

      + Thủy điện lớn nhất trên song Cô-lum-bi-a và Cô-lô-ra-đô.

   - Kinh tế chính:

      + Đánh bắt hải sản, sản xuất rau, quả, du lịch phát triển đa dạng.

      + Sản xuất thiết bị điện, điện tử, chế tạo máy bay, hóa đàu, công nghệ thông tin.