Nếu ăn thịt sống, chúng ta có thể mắc loại kí sinh trùng nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.
ý I sai vì (1) là cạnh tranh khác loài (vì sống chung thì cả hai có hại, sống riêng rẽ thì bình thường).
þ II đúng vì cả hai loài A và B khi sống chung thì đều có lợi, khi tách riêng thì cả hai đều có hại. Do đó, đây là quan hệ cộng sinh.
ý III sai vì cả hai loài A và B là quan hệ hội sinh, trong đó loài A có lợi, còn loài B trung tính. Vì vậy, A là loài cá ép còn B là loài cá lớn.
þ IV đúng vì B có lợi, A có hại cho nên loài B là loài kí sinh ở trong loài A.
Chọn đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.
ý I sai vì (1) là cạnh tranh khác loài (vì sống chung thì cả hai có hại, sống riêng rẽ thì bình thường).
þ II đúng vì cả hai loài A và B khi sống chung thì đều có lợi, khi tách riêng thì cả hai đều có hại. Do đó, đây là quan hệ cộng sinh.
ý III sai vì cả hai loài A và B là quan hệ hội sinh, trong đó loài A có lợi, còn loài B trung tính. Vì vậy, A là loài cá ép còn B là loài cá lớn.
þ IV đúng vì B có lợi, A có hại cho nên loài B là loài kí sinh ở trong loài A.
1.Lối sống chính của nấm là?
A. Tự dưỡng B.Dị dưỡng. C.Cộng sinh D. Hội sinh.
2.Đặc điểm nào là đúng khi nói về nấm?
A. Nấm là sinh vật dị dưỡng, thức ăn là chất vô cơ từ môi trường.
B. Chúng có thể sống cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể thực vật, động vật, con người.
C. Nấm có dạng cơ thể đơn bào.
D. Nấm đa bào thường không phân nhánh.
3.Đặc điểm nào là đúng khi nói về nấm?
A. Nấm là sinh vật nhân sơ, cấu tạo có thành tế bào kitin.6.
B. Môi trường sống nơi ẩm ướt.
C. Nấm có dạng cơ thể đơn bào và đa bào.
D. Một số nấm có cơ quan sinh sản gọi là sợi nấm.
4.Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ. B.Thường sống quanh các gốc cây.
C. Sinh sản bằng cách phân đôi. D. Sinh sản bằng cách nảy chồi.
5.Nấm nào sau đây được dùng làm thực phẩm chức năng.
A. Nấm linh chi. B. Nấm rơm.
C. Nấm hương D. Nấm mộc nhĩ
6.Đặc điểm nào là đúng khi nói về nấm túi?
A. Là loại nấm thể quả dạng hình túi.
B. Là loại nấm thể quả có mũ.
C. Có các sợi phân nhánh, màu nâu.
D. Đại diện: nấm rơm, nấm sò….
Giun xoắn: Bệnh giun xoắn là một bệnh truyền nhiễm do giun Trichinella spiralis gây nên. Người bị nhiễm tình cờ khi ăn thịt chứa ấu trùng loài Trichinella nấu tái, sống lây truyền từ lợn hoặc chuột sang người, chủ yếu qua đường ăn uống do ăn thịt lợn hoặc thịt các động vật hoang dã sống (nấu chưa chín) có chứa ấu trùng giun xoắn. Giun xoắn không lây truyền trực tiếp từ người sang người.
Các triệu chứng điển hình thường xuất hiện sau 5 - 15 ngày kể từ khi ăn phải thịt nhiễm ấu trùng giun xoắn và tùy thuộc lượng ấu trùng giun xoắn mà bệnh nhân ăn phải nhiều hay ít. Những trường hợp nhiễm giun xoắn số lượng lớn có thể gây ra liệt cơ, teo cơ, đặc biệt nếu ảnh hưởng đến hô hấp có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Không ăn gỏi cá, thịt tái sống để tránh nhiễm bệnh.Giun đầu gai: Giun đầu gai là ký sinh sống bám vào chó, mèo. Ấu trùng sẽ nở ra khi theo phân chó mèo vào nước và trở thành ký sinh trùng sống trong các loài ăn phải nó như lươn, ếch, cá lóc... Người nhiễm bệnh này thường do đã lỡ ăn hoặc do thói quen ăn thịt lươn, ếch hoặc cá lóc nấu chín không kỹ. Khi đó, khi vào trong dạ dày con người, ấu trùng giun đầu gai sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể. Ấu trùng di chuyển, đi đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó, bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói, đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Ấu trùng di chuyển đến da tạo thành những cục u sờ thấy, nhúc nhích dưới da thay đổi vị trí nhanh chóng, biến mất nhanh, đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da. Khi ấu trùng xâm nhập hệ thống thần kinh trung ương: Có thể bị viêm màng não, viêm não tủy, hậu quả dẫn đến biến chứng liên quan đến cảm giác (đau nhức) và rối loạn vận động. Nặng hơn nữa có thể gây rối loạn não liên quan đến vùng bị xâm nhập (mù, mất ý thức, loạn...) hoặc tử vong do xuất huyết hay hoại tử ở não.
Sán lá gan: Có 2 loại sán lá gan, sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ:
Trứng sán lá gan lớn có kích thước 140x80mm. Trứng xuống nước, nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi, ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loại rau mọc dưới nước tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước. Người hoặc trâu bò ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống nước lã có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn. Khi người ăn sống rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán, ấu trùng sán vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan. Nếu sán sâm nhập vào đường mật gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hoá đường mật thứ phát, có thể gây ung thư biểu mô đường mật, viêm tụy cấp...
Đối với sán lá nhỏ là loại ký sinh trùng có chu kỳ phức tạp bao gồm cả người và vật chủ trung gian (như ốc, cá...). Cách tốt nhất để ngăn chặn sự lan truyền bệnh là phá vỡ ít nhất một khâu trong vòng đời của sán. Do sán thường bám chặt vào ống mật, dùng mồm để hút thức ăn nên lâu dần gan sẽ bị xơ hóa lan tỏa và thoái hóa mỡ. Độc tố do sán tiết ra có thể gây nên các tình trạng dị ứng, đôi khi có thể gây thiếu máu. Nếu không được phát hiện, giai đoạn muộn người bệnh thường đau vùng gan nhiều hơn, kèm theo thiếu máu, vàng da và cổ trướng có thể xuất hiện. Nếu có bội nhiễm do vi khuẩn, bệnh nhân có thể sốt thành từng cơn hoặc sốt kéo dài.
Sán phổi: Bệnh do loài sán hình bầu dục, to bằng hạt cà phê ký sinh trong phổi hoặc màng phổi. Sán lá phổi tạo nên những ổ áp-xe gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi. Đôi khi sán ký sinh ở nơi khác như phúc mạc, dưới da, tinh hoàn, đặc biệt ở não, gây các triệu chứng về thần kinh như: co giật, động kinh, nhức đầu, liệt... Loài sán này có thể sống rất lâu, từ 6 - 16 năm. Các chuyên gia lưu ý sán lá phổi có thể bị chẩn đoán nhầm là lao phổi. Bệnh sán lá phổi có thể điều trị trung bình trong 2 ngày nhưng nếu chẩn đoán nhầm lao thì nhiều bệnh nhân phải điều trị lâu dài.
Sán ruột: Bệnh sán lá ruột chủ yếu phát hiện ở lợn, trứng theo phân ra ngoài và phát triển trong môi trường nước ngọt ao hồ. Gặp nhiệt độ thích hợp, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, di động xâm nhập một số loại ốc và chuyển thành bào ấu. Sau khi nở thành rất nhiều ấu trùng đuôi chúng rời vỏ ốc và sống bám vào một số cây mọc dưới nước như củ ấu, củ niễng, ngó sen, bèo và phát triển thành nang trùng. Người và lợn ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này sẽ nhiễm bệnh. Nếu nhiễm sán nhiều và không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng với các triệu chứng phù toàn thân như phù mặt, phù thành bụng, phù chân, tràn dịch nhiều ở nội tạng nhất là tim phổi, cổ trướng và bệnh nhân có thể chết trong tình trạng suy kiệt.
Sán dây lợn: Bệnh sán dây lợn phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh và thói quen ăn uống như ăn thịt tái, nem chua, tiết canh. Thường gặp ở miền núi nhiều hơn tỉ lệ khoảng 6%, đồng bằng 0,5 - 2%. Người mắc bệnh thường là nam giới tuổi 20 - 40. Sán dây lây nhiễm vào người qua đường tiêu hóa là do ăn phải ấu trùng sán dây ở lợn, thịt bò chưa được nấu chín, bệnh sẽ phát triển thành ký sinh trùng trưởng thành ở ruột non; lây nhiễm do ăn phải trứng sán dây lợn, thường gặp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chăn nuôi gia súc thả rông, qua nước uống, rau sống rửa không sạch, sau đó trứng sán dây qua đường tiêu hóa sẽ phát triển thành nang kén theo đường máu đến ký sinh ở da, các hệ cơ vân, mắt và não.
Vì vậy, để phòng bệnh lây nhiễm trên bà con thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín, không ăn tiết canh, gỏi cá, nem chạo… Tuyệt đối bỏ thói quen ăn thịt tái để tránh nguy cơ bị nhiễm bệnh rất nguy hiểm. Khi đã nghi ngờ mắc hoặc phát hiện nhiễm bệnh, cần tích cực điều trị để dự phòng các biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo:>