K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 :Ngay từ 2000 năm trước ,vào thời La Mã cổ,người ta dùng chim bồ câu để đưa thư.Họ gọi những chú chim bồ câu thay con người truyền tin này là "bồ câu đưa thư.Ngày nay,người ta còn dùng chim câu để tổ chức các cuộc thi thể thao,loại chim câu này lại được gọi là "chim câu đua".Trong quân đội thời hiện nay,tuy có các thiết bị truyền thông có tính năng ưu việt,nhưng họ vẫn huấn luyện bồ câu đưa thư, để sử dụng dự bị vào những lúc thiết bị truyền thông khác bị mất tác dụng

Tóm tắt :

Từ 2000 năm trước vào thời La Mã cổ người ta dùng chim bồ câu để đưa thư, nưng chú chim thay con người truyền tin này được gọi à '' bồ câu đưa thư". Ngày nay người t cò dùng chim bồ câu để tổ chức các cuộc thi thể thao, được gọi là "chim câu đưa" . Trong quân đội họ huấn luyện bồ câu để đưa thư phogf khi trường hợp thiết bị truyền thông mất tác dụng .

11 tháng 4 2021

Khả năng

Khả năng đưa thư của loài bồ câu đã được biết đến từ thời Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên bồ câu đưa thư đơn giản chỉ lần theo các tuyến đường, chim bồ câu có khả năng bắt chước và ghi nhớ rất tốt, quá trình tiến hóa được thúc đẩy bởi khả năng ghi nhớ dài hạn, cho phép động vật nhớ những sự kiện đặc biệt ở thế giới bên ngoài và những hành vi phù hợp với sự kiện ấy. Do đó, để có thể sinh tồn, khả năng ghi nhớ dài hạn ở động vật ngày càng được hoàn thiện. Loài chim bồ câu nắm bắt rất hiệu quả những con đường khi chúng bay có đôi. Nếu có bạn đồng hành, chúng sẽ đủ thông minh để làm con đường ngắn lại hơn là khi bay một mình.

Các bưu tá viên bồ câu không tìm đường đến địa chỉ người nhận thư bằng cách định hướng theo mặt trời. Chúng bay dọc theo đường lớn, chuyển hướng ở các giao lộ, thậm chí vòng theo bùng binh. Chim bồ câu có thể tự tìm đường khi thực hiện các cuộc hành trình dài, ngay cả lần đầu tiên làm nhiệm vụ. Khi bay nhiều lần trên cùng một tuyến đường, chúng thường nghỉ ngơi ở một chỗ quen thuộc trên đường đi. Khả năng tìm hướng bay bằng khứu giác của bồ câu.

Huấn luyện

Bài chi tiết: Nuôi chim

Họa phẩm về bồ câu đưa thư mang một cánh thư đến cho một cô tiểu thư

Bồ câu đưa thư thì cũng nuôi như bồ câu bình thường, nhưng sẽ nuôi tại một cơ sở nào đó để nhận thư, khi muốn chúng đưa thư thì chúng ta mang chúng theo, đến khi cần chúng mang thư thì viết thư ngắn gọn buộc vào chân và thả chúng ra, chúng sẽ tìm đường bay về nhà và mang theo bức thư đó, người nhà chúng ta sẽ nhận được thư. Không phải giống nào cũng đưa được thư, mà chỉ có một số giống bồ câu đưa được thư mà thôi. Người ta thường mua chim con tầm từ 4 đến 8 tuần tuổi, nuôi chúng lớn khoảng 3 tháng thì có thể tập huấn gần trong vòng vài chục km với các khoảng cách tăng dần hay đợi đến khi con chim bắt đầu cặp đôi để sinh sản thì đem chúng đi tập huấn. Đến tuổi này thì có thể tập huấn các khoảng cách.

Đề bài 1 Đọc văn bản sau:VÌ SAO CHIM BỒ CÂU KHÔNG BỊ LẠC ĐƯỜNG     Chim bồ câu có khả năng trở về tổ cực kì tốt, dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà. Từ thời La Mã cổ đại, con người đã ý thức được khả năng này của loài bồ câu và dùng chúng làm chim đưa thư. Vì sao bồ câu lại sở hữu khả năng kì diệu này?     Khi bị đưa tới một nơi mới, thông thường...
Đọc tiếp

Đề bài 1

Đọc văn bản sau:

VÌ SAO CHIM BỒ CÂU KHÔNG BỊ LẠC ĐƯỜNG

     Chim bồ câu có khả năng trở về tổ cực kì tốt, dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà. Từ thời La Mã cổ đại, con người đã ý thức được khả năng này của loài bồ câu và dùng chúng làm chim đưa thư. Vì sao bồ câu lại sở hữu khả năng kì diệu này?

     Khi bị đưa tới một nơi mới, thông thường bồ câu phải bay lượn vài vòng mới nhận biết được vị trí ấy, sau đó, nó sẽ bay về hướng đã xuất phát theo con đường gần như chính xác. Mấu chốt của khả năng tìm đường về nhà là trong não bộ của bồ câu có một hệ thống chỉ đường tinh vi. Hiện có ba giả thuyết về hệ thống chỉ đường này là định hướng bằng Mặt Trời, bằng từ trường Trái Đất và bằng khứu giác. Cả ba giả thuyết này đều được kiểm chứng ở mức độ nhất định.

     Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời. Nhưng vào ngày trời râm không có Mặt Trời hoặc buổi tối, chúng chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất. Mỏ trên và trong não bồ câu đều tồn tại vật chất mang từ tính, giống như một chiếc la bàn nhỏ, có thể cảm nhận được sự thay đổi của từ trường. Thực nghiệm cũng chứng tỏ khứu giác đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng của loài bồ câu, nhưng không hoàn toàn chứng minh được bồ câu chỉ dựa vào khứu giác mà có thể tìm được đường về tổ ở một cự li xa.

     Các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho (Oxford) phát hiện ra rằng thông qua đường bay, bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về. Nói tóm lại, bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà. Ngoài ra, chúng còn có thể sử dụng những cách khác, nhưng điều đó cần chờ đợi những phát hiện và kiểm chứng sau này.

(Hoàng Tân, Trần Thúy Hoa, 10 vạn câu hỏi vì sao, tập Động vật,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Xác định thể loại của Vb trên:

A.VB nghị luận                                                          B. VB thông tin

B. VB truyện                                                              D. VB tùy bút

Câu 2: Mục đích chính của văn bản trên là gì?

A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt.

B. Giới thiệu về hiện tượng chim bồ câu ngày xưa có trí thông minh tuyệt vời.

C. Thuyết minh cách thức đưa thư ngày xưa bằng việc sử dụng chim bồ câu.

D. Giới thiệu về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho về chim bồ câu.

Câu 3: Câu văn nào sau đây nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản?

A. Chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt.

B. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

C. Dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà.

D. Vì sao bồ câu lại sở hữu khả năng tuyệt diệu này?

Câu 4: Câu văn nào giải thích khái quát về trí nhớ tuyệt vời của bồ câu?

A. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

B. Mấu chốt của khả năng tìm được đường về nhà là trong não bộ của bồ câu có một hệ thống chỉ đường tinh vi.

C. Nhưng vào ngày trời râm không có Mặt Trời hoặc buổi tối, chúng chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất.

D. Các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho phát hiện ra rằng thông qua đường bay, bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về.

Câu 5: Đoạn văn “Ban ngày, bồ câu chủ yếu [...] về tổ ở một cự li xa.” được trình bày theo cách nào?

A. Diễn dịch                                                    B. Quy nạp

C. Song song                                                    D. Phối hợp

Câu 6: Nhận xét nào khái quát được cách tìm đường về nhà của chim bồ câu?

A. Bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về.

B. Bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà.

C. Bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

D. Bồ câu chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất để trở về nhà.

Câu 7: Cách triển khai ý tưởng và thông tin chủ yếu của VB trên là:

A.Theo quan hệ nhân quả

B.Theo trình tự thời gian

C.Theo mức độ quan trọng của đối tượng

D.Theo cấu trúc so sánh và đối chiếu

Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:

Câu 8: Vì sao văn bản trên được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Câu 9: Em biết thêm được điều gì từ văn bản giải thích nêu trên?

Câu 10: Viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu những điều em thích về chim bồ câu.

Đề bài 2: Xác định kiểu đoạn văn trong các trường hợp sau và tìm câu chủ đề của mỗi đoạn (nếu có)

a) Bên cạnh thuỷ triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió. Không chỉ góp phần tạo nên các hoàn lưu và dòng chảy trên biển, gió còn khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống. Tác động của gió và áp suất khí quyển trở nên rõ ràng nhất khi xảy ra bão.

                                                                                             (Theo Lưu Quang Hưng)

b) Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng (như ở các vùng đồng bằng thuộc miền Trung nước ta) khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập úng. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài còn hình thành nên các cơn lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.

                                                                                                      (Theo Mơ Kiều)

c) Mỗi cơn lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật. Ngoài ra, tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng các loại cây lương thực vì bị ngập ủng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm. Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân.

                                                                                                        (Theo Mơ Kiều)

d) Không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng. Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người.

                                                                                                       (Theo Mơ Kiều)

 

 

0
26 tháng 11 2019

   Sáng sớm, bầu trời trong xanh và hiền hòa, đôi bồ câu tung cánh bay lượn. Lúc thì mải miết bay vút từng không, lúc thì xòe cánh như một chiếc tàu lượn. Chúng chao qua cây trước sân rồi nhẹ nhàng đáp xuống mái nhà. Đôi uyên ương chúc đầu vào nhau, cặp cánh khép lại, cái đuôi xòe ra, khẽ cất tiếng gù êm ái. Một lúc sau, chúng lại cùng nhau đáp xuống sân nhà, thơ thẩn đi đi lại lại. Đôi chân ngắn, lũn chũn dưới một thân hình tròn, mập trông chúng dễ thương và đáng yêu vô cùng.

6 tháng 3 2021
undefined

Tham khảo bằng sơ đồ tư duy nè

Nội dung chính ở chim bồ câu 

- Cách thức di chuyển : Vỗ cánh để bay hay bay lượn

- Tập tính kiếm ăn:

+ Kiếm ăn vào ban ngày

+ Chim hoạt động liên tục nên tốn nhiều năng lượng , chúng phải săn mồi nhiều , ăn nhiều , nhất là khi sinh sản.

+ Lượng thức ăn có khi đến 1/3 khối lượng cơ thể

- Sinh sản: 

+ Thụ tinh trong: Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời.

+ Chim bò câu đẻ 2 trứng/ lứa. Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôiCó hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều

tk

Trong Do Thái giáo và Kitô giáo, con chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình bởi  theo Kinh Thánh, nó đã đem cành ô liu báo hiệu cho con tàu Nô-ê rằng Thiên Chúa đã thôi cơn thịnh nộ.

4 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong Do Thái giáo và Kitô giáo, con chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình bởi  theo Kinh Thánh, nó đã đem cành ô liu báo hiệu cho con tàu Nô-ê rằng Thiên Chúa đã thôi cơn thịnh nộ.

chim sẻ:3 con

chim ngói:2con

chim bồ câu:25 con 

nếu đúng k cho milk với nha

2 tháng 1 2018

Gọi lần lượt số chim sẻ, bồ câu và ngói lá a,b,c.

a/3 +2b+c/2=30

quy đồng lên được 2a+12b+3c=180

như vậy ta có hệ 2 pt 3 ẩn là a+b+c=30 và 2a+12b+3c=180

nhân pt 1 với 2 ta được 2a+2b+2c=60

trừ cho nhay ta được 10b+c=120

10b<120 nên b<12

em cho b=1,....,11 thay vào tìm ra c

sau đó tìm nốt ra a

chú ý c phải chia hết cho 2

và c<30

nên 10b>120-30=90 nên b>9

vậy b=10 hoặc 11

b=10 thì c=20 từ đó a=0 loại

b=11 thì c=10 nên a=9

a=9,b=11, c=10 là đáp số

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?A. Là động vật hằng nhiệt.B. Bay kiểu vỗ cánh.C. Không có mi mắt.D. Nuôi con bằng sữa diều.Câu 6: Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau :Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)… .·         A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôiB. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng daiC. (1) : 2 trứng ; (2) : màng daiD. (1) : 5 – 10 trứng ; (2)...
Đọc tiếp

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?

A. Là động vật hằng nhiệt.

B. Bay kiểu vỗ cánh.

C. Không có mi mắt.

D. Nuôi con bằng sữa diều.

Câu 6: Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau :

Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)… .

·         A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi

B. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng dai

C. (1) : 2 trứng ; (2) : màng dai

D. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : vỏ đá vôi

Câu 7: Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Giữ nhiệt.

B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.

C. Làm cho đầu chim nhẹ.

D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.

Câu 8: Đặc điểm của kiểu bay vỗ cánh là

A. Cánh dang rộng mà không đập

B. Cánh đập chậm rãi và không liên tục

C. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió

D. Cánh đập liên tục

1
9 tháng 3 2022

C

A

D

D

28 tháng 1 2021

Người ta nhận thấy loài bồ câu biết định vị và bay về nhà ở một khoảng cách khá xa, có khi lên đến cả hàng ngàn km do đó đã huấn con chim đó chuyển thông tin về nhà một cách nhanh chóng, vì thế chúng được gọi là bồ câu đưa thư.

28 tháng 1 2021

Thank you!

 

 

Hội thả chim bồ câuHằng năm, vào mùa đông xuân, thời tiết bắt đầu ấm áp, nhiều làng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ thi nhau mở hội thả chim bồ câu. Đây là một trò chơi dân gian lành mạnh, nhẹ nhàng, một thú vui tao nhã được nhiều người ưa thích trong lúc nông nhàn.Đàn chim phải bay được qua ba tầng: hạ, trung và thượng mà không phạm lỗi. Đàn chim càng lên cao càng bỏ đàn, bốc nhanh, khi bay vòng nhỏ...
Đọc tiếp

Hội thả chim bồ câu

Hằng năm, vào mùa đông xuân, thời tiết bắt đầu ấm áp, nhiều làng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ thi nhau mở hội thả chim bồ câu. Đây là một trò chơi dân gian lành mạnh, nhẹ nhàng, một thú vui tao nhã được nhiều người ưa thích trong lúc nông nhàn.

Đàn chim phải bay được qua ba tầng: hạ, trung và thượng mà không phạm lỗi. Đàn chim càng lên cao càng bỏ đàn, bốc nhanh, khi bay vòng nhỏ như vòng hương khói, vỗ cánh liên tục và dóng thẳng tới tâm điểm của bãi thi. Hội thi thả chim bồ câu là một thú vui lâu đời mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và tế nhị.

Bồ câu là giống chim hiền lành, được xem là biểu tượng của hòa bình và thủy chung. Bồ câu lại sống theo bầy đàn, có tinh thần đồng đội, không bỏ đàn khi bay. Con người đã dựa vào những đặc tính ấy để nghĩ ra trò chơi lành mạnh này. Hội thả chim bồ câu là một thú vui lâu đời mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về tinh thần tập thể và đức tính chung thủy cho con người.

(Hương Liên)

Em hiểu nghĩa của từ "nông nhàn" là gì?

A.Nghề nông vào thời kì nhàn rỗi.

B.Những người nông dân không phải làm việc gì, đi chơi xuân.

C.Người nông dân nhàn nhã.

2
30 tháng 7 2021

Em hiểu nghĩa của từ "nông nhàn" là gì?

A.Nghề nông vào thời kì nhàn rỗi.

B.Những người nông dân không phải làm việc gì, đi chơi xuân.

C.Người nông dân nhàn nhã.

22 tháng 2 2022

A