Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về "Cho đi là còn mãi" (không,chép,mạng)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn có thể tham khảo:
Tận hưởng các giá trị của cuộc sống là hành động của bản năng còn cống hiến sức mình cho xã hội lại được thực hành bởi ý chí. Sống biết cho đi, biết chia sẻ những gì mình có để giúp người khác vượt qua khó khăn thử thách là một hành vi cao quý. Người biết cho đi, biết giúp đỡ người khác một cách vô tư, không vụ lợi luôn được người khác kính trọng, yêu thương và đền đáp. Người không biết cho đi thứ gì thường sống ích kỉ, ỷ lại vào người khác, sẽ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh. Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến. Hạnh phúc cuối cùng mà con người nhận được chính là tình yêu thương và sự tha thứ. Cho đi là còn mãi bởi những gì mình đã cho đi sẽ được sinh sôi nảy nở qua sức lao động của người khác, một ngày nào đó nó sẽ quay trở lại với mình. Khi cho đi, cũng đừng mong cầu người khác đáp trả tương xứng mà hãy nghĩ rằng cuộc sống sẽ trả lại cho mình giá trị ấy dưới một hình thức khác, một giá trị khác. Nghèo mà biết cho đi là giàu hơn tất cả; giàu mà không dám cho là thiếu đến tận cùng. Những ngọn núi cao mãi lên bởi nó không từ chối nhận về những hạt bụi, những dòng sông chảy mãi bởi nó biết cho đi. Hãy cho đi nhiều hơn và nhận lại ít hơn trong cuộc đời mình để tận hưởng giá trị đích thực của cuộc sống, để làm việc thành công, cống hiến nhiều hơn cho xã hội và để sống hạnh phúc
Tận hưởng các giá trị của cuộc sống là hành động của bản năng còn cống hiến sức mình cho xã hội lại được thực hành bởi ý chí. Sống biết cho đi, biết chia sẻ những gì mình có để giúp người khác vượt qua khó khăn thử thách là một hành vi cao quý. Người biết cho đi, biết giúp đỡ người khác một cách vô tư, không vụ lợi luôn được người khác kính trọng, yêu thương và đền đáp. Người không biết cho đi thứ gì thường sống ích kỉ, ỷ lại vào người khác, sẽ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh. Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến. Hạnh phúc cuối cùng mà con người nhận được chính là tình yêu thương và sự tha thứ. Cho đi là còn mãi bởi những gì mình đã cho đi sẽ được sinh sôi nảy nở qua sức lao động của người khác, một ngày nào đó nó sẽ quay trở lại với mình. Khi cho đi, cũng đừng mong cầu người khác đáp trả tương xứng mà hãy nghĩ rằng cuộc sống sẽ trả lại cho mình giá trị ấy dưới một hình thức khác, một giá trị khác. Nghèo mà biết cho đi là giàu hơn tất cả; giàu mà không dám cho là thiếu đến tận cùng. Những ngọn núi cao mãi lên bởi nó không từ chối nhận về những hạt bụi, những dòng sông chảy mãi bởi nó biết cho đi. Hãy cho đi nhiều hơn và nhận lại ít hơn trong cuộc đời mình để tận hưởng giá trị đích thực của cuộc sống, để làm việc thành công, cống hiến nhiều hơn cho xã hội và để sống hạnh phúc.
Trở nên mạnh mẽ hơn ? . Đó đã từng là điều mà tôi nghĩ , nếu như trở nên mạnh mẽ sẽ làm mất đi sự dịu dàng của một người con gái . Không , không hề! Chúng ta có thể vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng , chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ hơn với mọi việc , điều đấy sẽ làm bước đệm cho ta vươn đến bờ bến thành công của một con người . Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng , chúng ta là những con người sống trong một xã hội phát triển đầy sự cạnh tranh vì thế chúng ta mặc dù là ai cũng phải trở nên mạnh mẽ hơn . Mạnh mẽ hơn với cảm xúc bản thân , mạnh mẽ hơn trong công việc , trong những nỗi buồn . Vậy làm như thế nào để trở nên mạnh mẽ hơn ? . Chúng ta sẽ tập cách mạnh mẽ từ những việc làm thường ngày trong cuộc sống , chúng ta càng lớn tự ta sẽ mạnh mẽ , lúc nhỏ té một cái là khóc nhưng khi lớn lên người ta tự biết đứng dậy nén chịu đau . Ta học cách mạnh mẽ bằng ý chí và nghị lực trong cuộc sống , trong suy nghĩ của ta . Ta rèn luyện một tinh thần lạc quan hơn , có cái nhìn tích cực hơn với cuộc đời , đó là ta đang trở nên mạnh mẽ . Ngoài ra , ta cũng không còn quá dựa dẫm vào người khác từ việc này tới việc kia nữa mà có thể tự học , tự làm một số việc . Cuộc đời này không có chỗ của người yếu đuối vì thế tự ta phải mạnh mẽ để sau này giúp ích cho tương lai của chính ta cho chính bản thân ta và bớt phần nào gánh nặng cho ba mẹ . Là một người học sinh , ta có thể trở nên mạnh mẽ bằng cách chăm chỉ làm việc , lao động , tự tin giơ tay phát biểu múa phấn trên bảng , muốn có điều đó ta cần học hành thật giỏi . Vì sao người ta , hay người lớn cha mẹ đều muốn ta học giỏi , bởi điều đấy là chân lý đúng đắn là sự nạp kiến thức ngày một cho bản thân . Đó cũng là trở nên mạnh mẽ . Khi ta trở nên mạnh mẽ , ta không cần lấy lòng bất cứ một ai nữa , không phải dựa dẫm vào ai nữa khi đó ta đã có một giá trị riêng của bản thân mình và nâng ánh nhìn tôn trọng từ người khác .
chúng ta sống trong một xã hội mà ''cho đi và nhận lại'' là một thứ gần như bị lãng quên . Chúng ta dần quên đi khái niệm ấy . Khi xã hội phát triển , cũng là lúc lòng người trở nên khó đoán hơn , hiểm độc hơn và ích kỉ hơn . Chúng ta dần hẹp hòi và ít chia sẻ từ những điều nhỏ nhặt cho một ai đó . Chúng ta chỉ biết nghĩ cho bản thân và lợi ích trước mắt. ''Cho đi và nhận lại'' vốn là một phương thức mang lại lợi ích lâu dài về hợp tác trong kinh doanh, là một cách lan tỏa niềm vui đến mọi người xung quanh trong xã hội. ''Cho đi và nhận lại'' thể hiện tấm lòng, sự yêu thương của bản thân với đối phương.Đây là một cụm từ mang ý nghĩa sâu xa, là một lời nhắn đến chúng ta , nhắc nhở chúng ta cần quan tâm, chú ý đến mọi người xung quanh . Cho đi không cần thiết phải nhận lại . Nhưng nếu bạn mặc định về khái niệm cho đi nhất thiết phải nhận lại thì đây là khái niệm hoàn toàn sai . Vì '' Cho đi và nhận lại'' là hành động thể hiện sự yêu thương của bản thân và tất nhiên nó xuất phát từ tấm lòng và không vì lợi ích nào cả ...( bạn tự viết tiếp nhé!)
Nhớ tick
Vạn vật trên thế gian đều có giới hạn và con người cũng vậy. Suy cho cùng, đó chính là ngưỡng cao nhất trong khả năng của con người hoặc điểm cuối, điểm kết thúc của một sự vật, sự việc. Ngoài ra, ta còn thể hiểu giới hạn là những điều cấm kị mà chúng ta không được phép vi phạm. Nhờ có giới hạn mà con người tự ý thức được về năng lực của bản thân từ đó đưa ra định hướng cho đời sống. Trong các mối quan hệ xã hội, giới hạn dạy con người yêu thương lẫn nhau. Khi tồn tại dưới dạng luật pháp, thiết chế xã hội thì giới hạn còn đem đến kỉ cương, trật tự cho cả cộng đồng. Có những giới hạn được tạo nên từ định kiến, sự bảo thủ, nỗi lo âu và điều ta cần làm là đập tan chúng để được sống tự do. Việc quẩn quanh trong vòng an toàn, cam chịu kiếp sống nhàm chán hay việc sống vô kỉ luật, xâm phạm giới hạn của xã hội như vi phạm pháp luật, suy đồi đạo đức đều không đúng đắn. Hãy học cách ghi nhận giới hạn của bản thân và coi đó là nấc thang để ta bước tiếp trên con đường chinh phục hạnh phúc.
Tham khảo
Soi ngược vào những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ của đất nước trong thơ ca, chúng ta mới thấy mảnh đất chúng ta đang sinh sống hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi những hậu quả của ô nhiễm môi trường: mùa thu se se lạnh của Hà Nội bị thay thế bởi cái nóng oi bức mà dai dẳng của mùa hạ, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt làm thiệt hại cả về người và của, một số sinh vật tuyệt chủng vì mất nơi sinh sống, không ít người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước và không khí,… Thật đáng buồn khi người đầu độc nhân loại và các sinh vật khác trên hành tinh lại được coi là bộ phận sở hữu những phát minh vĩ đại làm thay đổi nền văn minh trên Trái đất. Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi công dân trên hành tinh xanh này. Chúng ta phải cùng nhau chung tay thì mới có thể tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân và các sinh vật khác!
Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt. Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người. Người giản dị thường xây dựng một cuộc sống kín đáo, hiền hòa. Họ thích ở làng quê hơn ở phố. Người giản dị cũng yêu thích những cái gì nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một cách hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết. Sống giản dị là một lối sống hết sức lành mạnh và tích. Một lối sống không trọng vật chất, thích những điều đơn giản sẽ mang lại cho con người sự trong sạch trong tinh thần. Lối sống giản dị mang lại cho con người một cuộc sống thanh bình, êm ả. Con người không bị ràng buộc bởi những tiện nghi. Tinh thần lúc nào cũng an nhàn, thoải mái. Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta. Sống giản dị giúp biết cách biết cách ứng xử hiền hòa trước cuộc sống. Ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh mình. Người có lối sống giản dị luôn được người khác yêu mến và kính trọng.
Tham khảo:
Hơn cả một phẩm đức tốt đẹp, giản dị là một truyền thống cao quý của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Người có lối sống giản thường không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách, biết quý trọng của cải, vật chất, không chạy theo nhu cầu vật chất hay hình thức bề ngoài. Người giản dị luôn thẳng thắn, sống chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi thế họ luôn được quý trọng và yêu mến. Ai cũng cần thực hành lối sống giản dị trong cuộc sống của mình. Trước hết, không phung phí tiền bạc và thời gian nếu không cần thiết. Sống cuộc sống đơn sơ, giản dị, hòa hợp với cộng đồng, thân thiện và cởi mở với mọi người. Biết yêu thương, quý trọng và giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, giản dị không có nghĩa là tềnh toàng, cẩu thả hay thiếu tôn trọng hình thức của mình một cách thái quá. Giản dị làm nên vẻ đẹp chân thực của con người. Cuộc sống trở nên có ý nghĩa là bởi con người không đề cao vật chất, xem trọng nhân cách, lối sống, hòa hợp bản thân với cộng đồng. Ai cũng biết sống giản dị sẽ tiết kiệm được cho xã hội biết bao thời gian và của cải. Sống giản dị thể hiện một nhân cách cao quý. Bởi thế, lối sống giản dị quả thực là lối sống mẫu mực, đầy tính nhan văn, thật đáng trân trọng và ngợi ca.
Vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh là một người sống có chứng mực, không phung phí, xa hoa, sống hết lòng vì dân và vì nước. Bác là người không phô trương hình thức bên ngoài, Bác vì dân mà nhịn đói, vì dân mà người chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, vì dân mà bỏ qua cả một thời thanh xuân,.....Người đã vì đất nước mà hy sinh mọi thứ để đất nước có được những tháng ngày yên vui. Vị lãnh tụ ấy dù là chủ tịch nước nhưng lúc nào cũng sống những tháng ngày thật bình dị như những người bình thường khác. Sự tích kiệm của Bác có thể kể ở những tác phẩm truyện ngắn nhưng thật sâu sắc và ý nghĩa cho những thế hệ sau này. Bác còn căn dặn mọi người phải biết tiết kiệm tiền bạc, thì giờ, phải biết tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí,..Những lời áy của người các công dân sau này xin ghi nhớ suốt đời.
tham khảo
Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt, dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có dự tính lâu dài, ăn tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn còn không ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, không có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói không với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước thật chặt nếu không sử dụng. Bởi đúng như Benjamin Franklin đã nói: “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu.”