K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2018

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học

Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.

Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

Khi hoa phượng nở

Ve kêu râm ran

Tiếng trống vang lên

Năm học kết thúc.

Ngày đầu vào lớp

Lạ lẫm, ngỡ ngàng

Giờ lại xốn xang

Xa thầy, xa bạn.

Khi vào trường mới

Con sẽ không quên

Những bài toán hay

Những con chữ đẹp

Nhớ mãi dáng thầy

Nhớ mãi lời cô

Bao kỷ niệm đẹp

Một thời ấu thơ!

Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường mang tên nhà bác học hiền tài Lê Quý Đôn.

26 tháng 5 2018

https://vantonghop.com/viet-cam-xuc-cua-em-khi-phai-roi-xa-mai-truong-tieu-hoc-van-hay-lop-5.html

*Bạn có thể tham khảo các bài văn ở đó !

1 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Em tự hóa thân vào nhân vật như chú chim, con chuột ở nhà bên cạnh để chứng kiến câu chuyện.

Thân đoạn:

- Hình ảnh DM đứng trước nấm mộ DC:

+ Kết hợp thêm miêu tả để đoạn văn hay hơn nhé (về không gian ấy)

+ Đôi vai run run, người đừ ra sờ sờ nhìn DC của DM.

+ Nghe những lời nói ân hận của DM: "..." (em trích trong sgk nha)

- Em tự nghiệm ra bài học cho bản thân mình qua việc làm của DM:

+ Không nên kiêu ngạo.

+ Cần biết yêu thương mọi người xung quanh.

Kết đoạn:

- Hành động cuối cùng của em: chia buồn cùng DM.

1 tháng 2 2023

Anh cố làm ra bài văn giúp em được không em không em còn yếu văn lắm

 

21 tháng 3 2018

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Hoa Lư yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học

Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.

Vào lớp Một, em được học cô Hà. Cô Hà là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.Bây giờ , em đã học lớp 5 , lớp học cuối cùng của bậc Tiểu học ,năm học đầy kỉ niệm . Những kỉ niệm ấy sẽ khiến chúng ta có một thời trẻ con khó quên .

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

‘‘Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’’

21 tháng 3 2018

bạn huỳnh ngọc thục trinh ơi bạn có chép mạng ko vậy

1 tháng 1 2021

Tham khảo nhé:

                                                       Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu vẻ đẹp của những người chiến sĩ trong bài thơ.

II. Thân bài

1. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe

- Trước hoàn cảnh khó khăn bởi những chiếc xe không kính, tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.

- Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:

Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt - từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác.Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ.Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.

2. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn

- Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính, nhưng thái độ thật thản nhiên như một điều bình thường: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.

- Cách nói “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.

- Hành động của người lính trước khó khăn: “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy sự ngang tàng cũng như một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.

3. Tình động đội của những người lính

- Hình ảnh “những chiếc xe họp thành tiểu đội”: những chiếc xe từ trong mưa bom, bão đạn đã tập hợp lại thành một tiểu đội xe không kính. Họ là những đồng đội cùng chung một lý tưởng.

- Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.

- “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, gợi nên một cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.

- “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt. Giọng thơ đầy hồn nhiên, vui vẻ.

- Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng. Giấc ngủ chập chờn không yên.

- Những vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” - Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.

- Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước. Niềm tin và trái tim nhiệt huyết vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

4. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc

- Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…

- Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.

- Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng.

- Tài năng khắc họa, miêu tả của Phạm Tiến Duật.

                                                            Bài làm

Nói đến Phạm Tiến Duật là nói đến một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mỹ. Từng chiến đấu trong đội ngũ những người chiến sĩ vận tải dọc đường Trường Sơn, chở vũ khí quân trang từ hậu phương ra tiền tuyến. Thơ ông có giọng điệu khỏe khoắn tràn trề sức sống, tinh nghịch vui tươi mà giàu chất suy tưởng. Thật vậy, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - một bài thơ tiêu biểu của Phạm Tiến Duật đã nêu lên hình tượng những người chiến sĩ lái xe vui vẻ tếu táo mà đĩnh đạc hiên ngang can đảm, thắm tình đồng đội bạn bè bền vững ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.

Bài thơ có nhan đề thật độc đáo ấy biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Đó chính là những con người dũng cảm đến ngang tàng mà giản dị, yêu đời và lạc quan rất mực.

Hình ảnh các anh gắn liền với hình những chiếc xe không kính. Đây là hình ảnh có thực. Bom đạn của chiến tranh ác liệt thời đó đã khiến cho những chiếc xe không chỉ không có kính mà còn trần trụi hơn nữa không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước:

                                 Không có kính không phải vì xe không có kính                                 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Nhà thơ miêu tả những chiếc xe không kính nhằm làm nổi bật hình ảnh những người lái xe trên đó. Tuy công việc đầy hiểm nguy gian khổ, nhưng những anh chiến sĩ trẻ này dưới bom đạn triền miên vẫn luôn giữ một tư thế ung dung lạc quan và tươi trẻ. Phạm Tiến Duật trong bài thơ này đã miêu tả những cảm xúc rất cụ thể của họ khi ngồi trên chiếc xe không có kính.

                                          Ung dung buồng lái ta ngồi                                          Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng                                          Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.                                          Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim                                         Thấy sao trời và đột ngột cánh chim                                         Như sa, như ùa vào buồng lái.

Những câu thơ có nhịp điệu nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng đều đặn này gợi đến nhịp tiếng bánh xe bon bon chạy trên đường dài. Có thực sự ung dung nhìn đất, nhìn trời không chút lo âu hốt hoảng trước bom đạn cận kề thì anh chiến sĩ trẻ của chúng ta mới có thể nhìn và thấy đến đủ đầy như thế. Anh từ nhìn thấy gió, nhìn thấy con đường đến nhìn thấy cả sao trời và cánh chim... từ buồng lái đã vỡ hết kính chắn gió, gió vào xoa mắt đắng. Làn gió đã ùa vào như thể làm giảm đi vị đắng nơi khoé mắt. Mắt đắng vì mắt đã thức nhiều đêm để lái xe liên tục từ đêm này sang đêm khác. Tất cả thế giới bên ngoài ấy đã ùa vào buồng lái của anh với tốc độ làm chóng mặt. Con đường cũng vì thế như chạy ngược về phía người lái và trở thành: “Con đường chạy thẳng vào tim”.

Trong tư thế hiên ngang chủ động đó, người chiến sĩ lái xe đã bình thản coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm và gian khổ. Giọng điệu của anh thật ngang tàn, tếu táo:

                                              Không có kính, ừ thì có bụi                                              Bụi phun tóc trắng như người già.                                              Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc.                                              Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

                                             Không có kính, ừ thì ướt áo.                                             Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời                                             Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.                                             Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!

Các anh còn là những chàng trai trẻ sôi nổi, vui nhộn và lạc quan thể hiện qua cái nhìn: “Bụi phun tóc trắng như người già” và đặc biệt là tiếng cười sảng khoái đầy trẻ trung hồn nhiên và yêu đời: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” dẫu là sinh hoạt từ cái ăn, cái ngủ bình thường của các anh đều có tính tạm bợ, nhiều gian khổ:

                                         Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời                                         Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy                                         Võng mắc chông chênh đường xe chạy                                         Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.

“Trời xanh thêm” phải chăng bởi vì lòng người đã phơi phới thêm, say mê thêm trước những chặng đường đã đi, những chặng đường đang đến.

Cái gì đã làm nên sức mạnh ấy? Đấy chính là ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, là tình yêu nước nồng nàn của tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mỹ:

                                      Không có kính rồi xe không có đèn                                      Không có mui xe, thùng xe có xước                                      Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước                                      Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Tuy bị bom đạn Mỹ làm cho biến dạng: “không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước” nhưng chiếc xe ấy vẫn chạy vì miền Nam phía trước, nghĩa là vẫn băng băng ra tiền tuyến. Tác giả đã lý giải về điều ấy thật bất ngờ mà cũng chí lý: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Đó là trái tim nồng nàn yêu nước, sôi nổi yêu đời, một trái tim dũng cảm.

Tóm lại, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã thành công trong việc khắc hoạ hình tượng những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn đầy gay go thử thách, một lực lượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thành công hơn ba mươi năm qua nhưng hình tượng tiêu biểu của một thế hệ trẻ lạc quan yêu đời, hồn nhiên, coi thường thiếu thốn gian khổ, sôi nổi, đầy quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt ngày nào vẫn chưa mờ phai trong lòng mỗi người Việt Nam chúng ta.

  
17 tháng 9 2017

Ngày càng có nhiều khách du lịch nước ngoài tìm đến Thành phố Hổ Chí Minh của chủng ta. Họ đi thành từng đoàn hay từng nhóm nhỏ, cũng có khi chỉ đi lẻ một mình. Bảo tàng, nhà lưu niệm, đền, chùa là những nơi du khách ghé thăm nhiều nhất Trên đường phố, đôi khi còn bắt gặp từng đoàn khách du lịch ngồi thong thả trên những chiếc xe xích lô, chầm chậm tham quan thành phố. Để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu Việt Nam, hiện nay ngày càng nhiều công ti du lịch mở hàng loạt tua du lịch hấp dẫn du khách.

12 tháng 11 2023

bài 1

Em yêu quý cô giáo Hồng, người đã dạy dỗ em năm lớp 3 nhất trong các thầy cô giáo đã từng dạy dỗ em.

Năm nay cô Hồng đã 40 tuổi nhưng trông cô còn rất trẻ. Dáng cô thon thả, bước đi nhẹ nhàng mềm mại. Mái tóc cô đen nháy thẳng xõa ngang vai nhìn cô rất xinh đẹp, trẻ trung. Cô có khuôn mặt trái xoan trắng hồng, đôi mắt to, đen láy như luôn cười với chúng em. Ánh mắt của cô luôn tràn đầy sự ấm áp yêu thương và sự tin cậy dành cho chúng em. Những lúc cô cười để lộ ra hàm răng trắng bóng, đều đặn cùng nụ cười hiền hậu, bao dung.

Tính tình cô lúc nào cũng vui vẻ khi trò chuyện với chúng em, khi em mắc lỗi cô nghiêm khắc chỉ bảo để em sửa sai. Với em cô Hồng như một người mẹ, người cha luôn theo sát em rèn luyện em trở thành học sinh chăm ngoan, học giỏi. Giọng nói của cô rất nhẹ nhành, truyền cảm, chứa đựng sự lôi cuốn chúng em vào những bài giảng. Cô đưa chúng em biết đi đến từ kiến thức xung quanh đến những kiến thức của xã hội. Từ đó, cô giống như cơn gió đưa chúng em đi đến khám phá những kiến thức mới mẻ đầy bí ẩn để chúng em cùng suy ngẫm, cô trò cùng tìm lời giải cho những bí ẩn đó.

Cô Hồng sống rất giản dị, cô luôn quan tâm đến từng học sinh trong lớp. Sự quan tâm tỉ mỉ của cô đã dìu dắt chúng em trong vượt qua những khó khăn trong học tập.

Em luôn nhớ đến cô bằng tình cảm yêu quý, kính phục. Em tự hứa với bản thân lúc nào cũng cố gắng ngoan ngoãn, học giỏi để xứng đáng là học sinh của cô.

bài 2

Em rất yêu quý cô giáo chủ nhiệm của mình.

Cô ấy tên là Thùy Trang, năm nay 27 tuổi. Cô có vẻ ngoài xinh xắn và rất dễ gần. Suốt ba năm học với cô, em luôn thấy cô để mái tóc đen dài óng mượt đến ngang lưng. Kiểu tóc ấy rất hợp với khuôn mặt trái xoan nhỏ nhắn và nước da trắng hồng của cô. Cô Trang có một đôi mắt biết nói biết cười. Đôi mắt ấy to tròn và có màu nâu trong lóng lánh. Những ngày dạy học phải mang khẩu trang, chỉ cần nhìn vào đôi mắt ấy là chúng em biết ngay cô đang vui hay buồn. Trang phục đi dạy của cô Trang luôn rất đơn giản và thanh lịch. Cô thường mặc những bộ đầm liền thân hay các sét áo sơ mi quần tây. Cũng như vẻ ngoài của mình, cô Trang là người sống giản dị và hiền lành. Cô luôn quan tâm đến những người xung quanh mình và sẵn sàng giúp đỡ bất kì ai. Chính vì thế, thầy cô hay phụ huynh cũng đều rất yêu quý cô.

Đối với em, cô Trang không chỉ là một cô giáo, mà cô còn là một người bạn, người chị, người mẹ yêu dấu nữa.

bài 3

Chỉ còn vài tháng nữa thôi là em sẽ phải rời xa ngôi trường mình gắn bó suốt năm năm qua, để đến với ngôi trường mới. Chắc chắn, em sẽ nhớ trường nhiều lắm. Nhớ hàng cây ghế đá, nhớ bảng đen lớp học, nhớ những người bạn cùng tụm năm tụm bảy trước căng tin. Và nhớ nhất, chính là cô Thu Hà - giáo viên chủ nhiệm của em.

Cô Thu Hà năm nay khoảng ba mươi tuổi với hơn năm năm kinh nghiệm trong nghề. Tuy nhiên trông cô dường như trẻ hơn tuổi thật, nhiều phụ huynh ở lần gặp đầu tiên cứ nghĩ là cô vừa mới ra trường. Cô không cao lắm, chỉ khoảng 155cm, nhưng rất thon thả, gọn gàng. Làn da cô trắng hồng khỏe mạnh. Đặc biệt, cô có mái tóc đen, thẳng dài đến giữa lưng, mỗi lần cô di chuyển, nó lại đong đưa, sóng sánh như là dòng thác đen. Khuôn mặt cô tròn đầy, rất phúc hậu. Đôi mắt màu nâu, tròn xoe như búp bê. Trong đôi mắt đó, là đầy ắp những yêu thương, quan tâm dành cho chúng em. Cô Thu Hà rất hay cười, mà cô cười cũng rất đẹp. Khi đó, đôi mắt cô khẽ nheo lại, hai má phình lên, lại xuất hiện thêm hai chiếc lúm đồng tiền nữa. Trông thật là dễ thương.

Hằng ngày, cô Hà mặc rất đơn giản. Thường chỉ là những chiếc áo sơ mi và quần vải đen. Những dịp đặc biệt, cô sẽ mặc áo dài. Dù đơn giản, nhưng vẫn toát lên vẻ thanh lịch đặc trưng của những cô gái Hà Thành từ cô. Ngay cả giọng điệu, cử chị của cô cũng thật dịu dàng và nền nã. Đủ các yếu tố mà ông bà ta xưa vẫn bảo “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”. Điều đó khiến cho bất kì ai cũng quý mến cô.

Tuy bình thường luôn hiền lành và vui vẻ, nhưng khi vào giờ học, ngay lập tức cô Hà sẽ trở nên nghiêm khắc hơn. Bạn nào không làm bài tập, làm việc riêng trong giờ học, cô sẽ nhắc nhở ngay. Nên cả lớp ai cũng nghiêm túc học tập cả. Nhờ vậy, mà cuối năm, ai cũng đạt được kết quả như mong muốn, có sự tiến bộ rõ rệt so với năm trước.

Ngày chia xa cô đã đến rất gần rồi. Sự thấp thỏm, nuối tiếc đã dần nhen nhóm lên trong em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt và cùng cô tạo ra nhiều kỉ niệm đẹp hơn nữa. Để khi chia xa chẳng có gì phải hối tiếc, và để sau này có nhiều điều hơn để hoài niệm về cô.

CHÚC HỌC TỐT