K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong bài này:                                              BÀ CHÚA BÈO      Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.     Một cô bé ra đồng bắt cua thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc nức nở. Bỗng, Bụt hiện lên hỏi:     -Vì sao con khóc?    Cô bé nghẹn ngào thưa:    -Dạ, con thương cây lúa...
Đọc tiếp

Trong bài này:

                                              BÀ CHÚA BÈO

      Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

     Một cô bé ra đồng bắt cua thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc nức nở. Bỗng, Bụt hiện lên hỏi:

     -Vì sao con khóc?

    Cô bé nghẹn ngào thưa:

    -Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.

   Bụt nói:

   -Muốn cứu lúa, con hãy đưa cho ta một vật mà con quý nhất!

   Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không. Sực nhớ đến đôi hoa tai bằng ngọc, cô vội gỡ ra, dâng lên Bụt:

   -Thưa Bụt, con chỉ có đôi hoa tai được mẹ trao lại trước khi chết. Mẹ con dặn: Đây là vật quý cùa dòng họ, hễ ai làm mất hoặc đem bán thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh, hắt hủi.

   - Vậy con không sợ bị trừng phạt sao?

   - Để cứu lúa, con xin chịu trừng phạt.

  Bụt liền chỉ vào đám ruộng nước, bảo:

   - Con hãy ném đôi hoa tai xuống ruộng kia!

  Cô bé làm theo lời Bụt.. Lạ thay, bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu.

   Bụt dặn: Con hãy đụng vào cây bèo để nhân nó lên hàng triệu triệu cây mà bón lúa. Lúa sẽ xanh non, hết nghẹn đòng rồi sây hạt nặng bông.

   Dứt lời, Bụt biến mất. Cô bé làm theo lời Bụt dặn và thấy bèo cứ thế sinh sôi, nảy nở, lan rộng, phủ xanh đồng làng.

   Mùa năm ấy, lúa vàng trĩu hạt. Biết chuyện cô bé vì dân làng mà hi sinh vật quý, dòng họ đã từ bỏ lời nguyền và luôn yêu thương cô. Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô để tỏ lòng biết ơn và gọi cô là bà Chúa Bèo.

. Dòng nào dưới đây nêu đúng 6 từ láy trong bài?

A. mênh mông, nức nở, hắt hủi, sinh sôi, nảy nở, nghẹn ngào

B. mênh mông, nức nở, nghẹn ngào, hắt hủi, sinh sôi, xa lánh              

C. mênh mông, nức nở, cằn cỗi, hắt hủi, sinh sôi, nghẹn ngào

cảm ơn các bạn nhìu

2
Bà Chúa Bèo.Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.Một cô bé ra đồng bắt cua thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc. Bỗng từ ruộng lúa có một luồng ánh sáng chói lòa, Bụt hiện lên hỏi:- Vì sao con khóc?Cô bé nghẹn ngào thưa:- Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.Bụt nói:- Muốn cứu lúa,...
Đọc tiếp

Bà Chúa Bèo.

Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

Một cô bé ra đồng bắt cua thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc. Bỗng từ ruộng lúa có một luồng ánh sáng chói lòa, Bụt hiện lên hỏi:

- Vì sao con khóc?

Cô bé nghẹn ngào thưa:

- Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.

Bụt nói:

- Muốn cứu lúa, con hãy đưa cho ta một vật mà con quý nhất!

Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì chỉ có mấy con cua vừa bắt được. Sực nhớ đến đôi hoa tai bằng ngọc, cô vội gỡ ra, dâng lên Bụt:

- Thưa Bụt, con chỉ có đôi hoa tai được mẹ trao lại trước khi mất. Mẹ con dặn: Đôi hoa tai này là vật quý của dòng họ…

Thấy cô ngập ngừng, Bụt giục cô nói tiếp.

- Mẹ con còn nhắc đến lời nguyền của dòng họ: Hễ ai làm mất hoặc đem bán hoa tai thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh và phải sống cuộc đời buồn tủi, lẻ loi.

- Vậy con không sợ bị trừng phạt sao?

- Để cứu lúa, con xin chịu trừng phạt.

Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng. Lạ chưa! Bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu. Bụt dặn:

- Con hãy đụng vào cây bèo để nhân nó lên hàng triệu triệu cây mà bón cho lúa tốt.

Dứt lời, Bụt biến mất. Cô bé đụng vào một cây bèo bỗng hóa thành hai, đụng vào hai cây thành bốn… Rồi bèo cứ sinh sôi nảy nở, lan rộng, phủ xanh đồng làng.

Mùa năm ấy, lúa vàng trĩu hạt. Biết chuyện cô bé gặp Bụt, người bố cảm động nói với con: “Con đã vì dân làng, vì dòng họ mà hi sinh vật quý, dòng họ sẽ bỏ lời nguyền và thương yêu con mãi mãi!”. Đúng vậy, cô bé đã lớn lên trong tình yêu thương của bà con làng xóm. Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô để tỏ lòng biết ơn và gọi cô là bà Chúa Bèo.

                                                 (Theo Phong Châu)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc?

A. Vì bắt được rất ít cua ở trên đồng.                  

B. Vì nhớ thương người mẹ mới mất.

C.  Vì thương dân làng ăn cháo cầm hơi.                   

D. Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chí quyết tâm của cô bé trong việc cứu lúa?

A. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của bản than.

B. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của dòng họ.

C. Sẵn sàng chịu sự trừng phạt của dòng họ.

D. Sẵn sàng hi sinh kỉ vật quý báu do mẹ trao lại.

Câu 3: Bụt bảo cô bé làm gì để cứu lúa?

A. Đưa đôi hoa tai cho Bụt.                                   B. Đưa cả giỏ cua cho Bụt.

C. Ném cả giỏ cua xuống ruộng.                           D. Ném đôi hoa tai xuống ruộng.

Câu 4: Việc làm của cô bé đã đem lại kết quả gì có ý nghĩa nhất đối với dân làng?

A. Có cây bèo hoa dâu sinh sôi làm đẹp cánh đồng làng.

B. Có bèo dâu bón cho lúa tốt, lúa hết nghẹn đòng, trĩu hạt nặng bông.

C. Có giống bèo phát triển nhanh, làm cho đồng ruộng mát mẻ.

D. Có được một mùa lúa tốt, dân làng không phải ăn cháo cầm hơi.

Câu 5: Những việc làm của dòng họ, dân làng La Vân đối với cô bé thể hiện điều gì?

A. Kính trọng, biết ơn người đã đem hạnh phúc đến cho nhân dân

B. Yêu thương, quý trọng người đã hi sinh cuộc sống vì nhân dân

C. Cao cả, độ lượng đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

D. Tỏ lòng biết ơn đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện?

A. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì cuộc sống tốt đẹp của mọi người

B. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự sống của cây lúa trên đồng

C. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì màu xanh đẹp đẽ của quê hương

D. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự tồn tại mãi mãi của dòng họ

Câu 7: Từ “nghẹn ngào” trong câu “Cô bé nghẹn ngào thưa.” và “nghẹn đòng” trong câu “Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.” là:

A. Từ đồng âm                                            B. Từ trái nghĩa             

C. Từ đồng nghĩa                                      D. Từ nhiều nghĩa

Câu 8: Câu nào trong các câu dưới đây là câu ghép?

A. Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì chỉ có mấy con cua vừa bắt được.

B. Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng.

C. Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.

D. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

Câu 9: Câu: “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” gồm mấy vế câu?

A. 1 vế câu                                               B. 2 vế câu                        

C. 3 vế câu                                             D. 4 vế câu    

Câu 10: Các vế trong câu “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” được nối với nhau bằng:

A. Quan hệ từ “mà”.                                   B. Quan hệ từ “mà” và dấu phẩy.                      

C. Bằng dấu phẩy.                                              D. Nối trực tiếp bằng dấu câu.

Câu 11: Hai vế trong câu “Hễ ai làm mất hoặc đem bán hoa tai thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh và phải sống cuộc đời buồn tủi, lẻ loi.” được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nào và biểu thị quan hệ gì:

A. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả                                  

B. Hễ…. thì….. và : biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả

C. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả                          

D. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ tương phản- đối lập                         

Câu 12: Vị ngữ trong câu “Một cô bé ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc” là:

A. ôm mặt khóc.         

B. ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                     

C. thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                  

D. ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc    .

Câu 13: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng. Lạ chưa! Bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu.”

A.Bằng cách lặp từ ngữ

B. Bằng cách thay thế từ ngữ

C. Bằng từ ngữ nối

D. Bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 14. Câu ca dao: “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài

                             Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Minh họa cho truyền thống quý báu nào của dân tộc ta dưới đây:

A.   Yêu nước

B.   Lao động cần cù

C.   Đoàn kết

D.   Nhân ái

1
25 tháng 3 2022

Câu 1: Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc?

A. Vì bắt được rất ít cua ở trên đồng.                  

B. Vì nhớ thương người mẹ mới mất.

C.  Vì thương dân làng ăn cháo cầm hơi.                   

D. Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chí quyết tâm của cô bé trong việc cứu lúa?

A. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của bản than.

B. Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của dòng họ.

C. Sẵn sàng chịu sự trừng phạt của dòng họ.

D. Sẵn sàng hi sinh kỉ vật quý báu do mẹ trao lại.

Câu 3: Bụt bảo cô bé làm gì để cứu lúa?

A. Đưa đôi hoa tai cho Bụt.                                   B. Đưa cả giỏ cua cho Bụt.

C. Ném cả giỏ cua xuống ruộng.                           D. Ném đôi hoa tai xuống ruộng.

Câu 4: Việc làm của cô bé đã đem lại kết quả gì có ý nghĩa nhất đối với dân làng?

A. Có cây bèo hoa dâu sinh sôi làm đẹp cánh đồng làng.

B. Có bèo dâu bón cho lúa tốt, lúa hết nghẹn đòng, trĩu hạt nặng bông.

C. Có giống bèo phát triển nhanh, làm cho đồng ruộng mát mẻ.

D. Có được một mùa lúa tốt, dân làng không phải ăn cháo cầm hơi.

Câu 5: Những việc làm của dòng họ, dân làng La Vân đối với cô bé thể hiện điều gì?

A. Kính trọng, biết ơn người đã đem hạnh phúc đến cho nhân dân

B. Yêu thương, quý trọng người đã hi sinh cuộc sống vì nhân dân

C. Cao cả, độ lượng đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

D. Tỏ lòng biết ơn đối với người luôn biết yêu thương nhân dân

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện?

A. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì cuộc sống tốt đẹp của mọi người

B. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự sống của cây lúa trên đồng

C. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì màu xanh đẹp đẽ của quê hương

D. Ca ngợi đức hi sinh của cô bé vì sự tồn tại mãi mãi của dòng họ

Câu 7: Từ “nghẹn ngào” trong câu “Cô bé nghẹn ngào thưa.” và “nghẹn đòng” trong câu “Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng.” là:

A. Từ đồng âm                                            B. Từ trái nghĩa             

C. Từ đồng nghĩa                                      D. Từ nhiều nghĩa

Câu 8: Câu nào trong các câu dưới đây là câu ghép?

A. Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì chỉ có mấy con cua vừa bắt được.

B. Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng.

C. Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.

D. Nhiều năm mất mùa, dân làng chỉ ăn cháo cầm hơi.

Câu 9: Câu: “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” gồm mấy vế câu?

A. 1 vế câu                                               B. 2 vế câu                        

C. 3 vế câu                                             D. 4 vế câu    

Câu 10: Các vế trong câu “Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người.” được nối với nhau bằng:

A. Quan hệ từ “mà”.                                   B. Quan hệ từ “mà” và dấu phẩy.                      

C. Bằng dấu phẩy.                                              D. Nối trực tiếp bằng dấu câu.

Câu 11: Hai vế trong câu “Hễ ai làm mất hoặc đem bán hoa tai thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh và phải sống cuộc đời buồn tủi, lẻ loi.” được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nào và biểu thị quan hệ gì:

A. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả                                  

B. Hễ…. thì….. và : biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả

C. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả                          

D. Hễ…. thì….: biểu thị quan hệ tương phản- đối lập                         

Câu 12: Vị ngữ trong câu “Một cô bé ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc” là:

A. ôm mặt khóc.         

B. ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                     

C. thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc.                  

D. ra đồng bắt cua, thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng, ôm mặt khóc    .

Câu 13: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? “Bụt bảo cô bé ném đôi hoa tai xuống đám ruộng. Lạ chưa! Bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu.”

A.Bằng cách lặp từ ngữ

B. Bằng cách thay thế từ ngữ

C. Bằng từ ngữ nối

D. Bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Câu 14. Câu ca dao: “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài

                             Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Minh họa cho truyền thống quý báu nào của dân tộc ta dưới đây:

A.   Yêu nước

B.   Lao động cần cù

C.   Đoàn kết

D.   Nhân ái

 

2 tháng 3 2022

a. Ở vùng đất TB năm xưa: trạng ngữ

đồng ruông: chủ ngữ 1 - mênh mông: vị ngữ 1

đất đai: chủ ngữ 2 - bạc màu: vị ngữ 2

cây lúa: chủ ngữ 3 - không lớn được: vị ngữ 3

b. đồng ruông: chủ ngữ 1 - không được bón vởi cây bèo hoa dâu - vị ngữ 1

cây lúa: chủ ngữ 2 - sẽ chết khô - vị ngữ 2

c. cô bé: chủ ngữ 1 - muốn cứu cây lúa: vị ngữ 2

cô: chủ ngữ 1 - sẵn lòng ...: vị ngữ 2

d. Bà Chúa Bèo: chủ ngữ 1 - không những được dân làng yêu thương

sau khi bà mất: trạng ngữ

họ: chủ ngữ 2 - còn lập đền thờ...: vị ngữ 2

8 tháng 10

CCho mình xin bài văn này nhưng cả bài đi bạn có ko

 

17 tháng 10

Cho bài văn dài 1trang đi

 

Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như...
Đọc tiếp

Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.

Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.

Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?

Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.

Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy

Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.(Tả cái gì ? \(Theocảmxúcnhưthậtvậyđó\)

2
6 tháng 10 2020

Theo tớ thì tả miền quê

13 tháng 3 2022

đúng thật là thật là tả miền quê mà

Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông, cánh cò bát ngát, dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó. Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa, nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc, con cua....
Đọc tiếp

Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông, cánh cò bát ngát, dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó. Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa, nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc, con cua. Trên bờ đê, nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng. Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ. Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng, giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê. Đẹp đẽ và đầy màu sắc.

tóm tắt đoạn văn này nha

0
Vùng đất duyên hảiNinh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở...
Đọc tiếp

Vùng đất duyên hải

Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.

Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.

Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.

Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.

Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.

Theo Tạp chí Du lịch

Em đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau:

Ninh Thuận là vùng đất: (Đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)

A. Ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.

B. Duyên hải quanh năm nắng gió.

C. Ở cao nguyên Đắc lắc, Tây Nguyên.

D. Ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ

1
4 tháng 6 2017

Đáp án B

#TÌM_3_TỪ_ĐƠN_VÀ_5_TỪ_GHÉP_TRONG_BÀI_SAUKhách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi những dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn...
Đọc tiếp

#TÌM_3_TỪ_ĐƠN_VÀ_5_TỪ_GHÉP_TRONG_BÀI_SAU

Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi những dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin là có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.

Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.

Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.

Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.

Theo TRƯỜNG GIANG- NGỌC MINH

2
29 tháng 12 2019

3 từ đơn :xã , mương ,thôn

5 từ ghép : nguồn nước, vợ con , tập quán , dòng mương, lần mò

29 tháng 12 2019

Xã,mương,thôn.nguồn nước,vợ con,tập quán,dòng mương,lần mò

(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong...
Đọc tiếp
(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy điều xảy ra tương tự. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học I-li-noi ở Ur-ba-na Sam-pa đã phát hiện ra rằng những con chuột con được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tạp hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ-ron nhiều hơn (tới 25%) so với những con chuột kia. Nói cách khác, càng trải qua nhiều kinh nghiệm càng làm cho bộ não giàu hơn. (Vũ Đình Cự (Chủ biên),
Giáo dục hướng tới thế kỉ XX) Phân tích biện pháp làm cho luận điểm Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sữ phải chịu đựng sự kìm hãm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

 

 
(2) Hãy đọc đoạn trích sau đây và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ: Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam… Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, cả khu vực hồ Ba Bể ngày nay là một vùng trù phú… Rồi bỗng một đêm trời nổi cơn thịnh nộ, mưa đổ ầm ầm, nước sông dâng lên, mặt đất nứt nẻ và sụp xuống làm cho cả vùng dân cư đều bị cuốn theo dòng nước. Duy chỉ có một người đàn bà sống cô đơn, hiền lành, chân thật là thoát nạn, vì bà đã được cảnh báo trước trận hồng thủy sẽ xảy ra. Theo lời dặn, bà góa đã lấy tro rắc quanh nhà và lấy hạt thóc bà tiên để lại cắn đôi thả xuống hồ, vỏ thóc biến thành những chiếc thuyền để cứu người gặp nạn. Cả vùng thung lũng trù phú đã trở thành biển nước mênh mông. Chỉ còn một mảnh đất nhỏ nhoi là khu nhà của người đàn bà sống hiền lành đức độ, người ta gọi đó là Pò Giá Mải (đảo bà góa)… Mảnh đất cuối cùng còn sót lại nằm giữa hồ Hai đất đai màu mỡ là nơi an nghỉ của những người xấu số nơi xảy ra trận hồng thủy năm xưa. Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ ở đảo này để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vì vậy hòn đảo có tên là An Mạ (nơi an nghỉ của dân làng). Đó là truyền thuyết gắn liền với sự hình thành hồ Ba Bể theo cách lí giải của người xưa. (Theo Bùi Văn Định,
Ba Bể – huyền thoại và sự thật)
1
24 tháng 8 2018

- Đoạn văn (1): Câu “Nếu bị tước đi... chịu đựng sự kìm hãm” luận điểm văn bản.

Các câu văn phía sau bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho luận điểm

- Đoạn văn (2) kể về truyền thuyết hòn đảo An Mạ làm bài thuyết minh thêm hay, sinh động:

    + Tâm lý chung người tham quan muốn biết thêm về truyền thuyết, lịch sử thắng cảnh đó

    + Kể về truyền thuyết khiến cho bài văn trở nên huyền bí, kì ảo