K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Người bán than và ông quý phái (Ô Hen-ri) […] Carlô Nôbix lúc nào cũng kiêu hãnh vì sinh ra ở nơi quyền quý và giàu có. Cha anh vẻ người phong nhã, đứng đắn, trán rộng, râu đen, thường đưa anh đến trường. Sáng qua, Carlô cãi nhau với Betty là con một người bán than. Cùng lý, anh chẳng tìm được lời gì, phát cáu nói: Bố mày là đồ bần tiện! Betty đỏ mặt, không nói được...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Người bán than và ông quý phái (Ô Hen-ri)

[…] Carlô Nôbix lúc nào cũng kiêu hãnh vì sinh ra ở nơi quyền quý và giàu có. Cha anh vẻ người phong nhã, đứng đắn, trán rộng, râu đen, thường đưa anh đến trường. Sáng qua, Carlô cãi nhau với Betty là con một người bán than. Cùng lý, anh chẳng tìm được lời gì, phát cáu nói: Bố mày là đồ bần tiện! Betty đỏ mặt, không nói được nữa, nước mắt chạy quanh. Trưa về, Betty kể lại cho cha hay. Buổi chiều, ông bố lập tức ra trường phàn nàn với thầy giáo. Ông ta đang phân trần thì theo lệ thường, ông Nôbix cũng vừa đến cổng và cởi áo khoác cho con. Nghe thấy có người nói đến tên mình, ông tiến vào xem có việc gì.

Ông Perbôni nói:

- Kìa ông Nôbix đã đến! Vừa khéo! Ông này đang đến phàn nàn vì Carlô đã mắng con ông ấy bằng câu "Bố mày là đồ bần tiện!" Ông Carlô cau mày và hơi đổi sắc mặt, quay lại hỏi con:

- Có thực con đã nói thế?

Carlô đứng ngây như gỗ, cúi đầu im lặng. Ông Carlô xin phép dắt con đến chỗ Betty và bảo: Con xin lỗi anh Betty đi!

- Thưa ngài xin thôi!

Người hàng than nói thế và toan chạy vào ngăn lại, nhưng ông quý phái không nghe, cứ bắt con xin lỗi:

- Con nhắc lại câu này: Anh Betty ơi! Tôi xin lỗi anh về lời bất nhã và vô ý thức mà tôi đã chót nói phạm đến cha anh, người mà cha tôi rất lấy làm hân hạnh được bắt tay. Không dám ngẩng mặt, Carlô cứ nguyên văn nhắc lại những câu cha vừa dạy bằng giọng thấp. Rồi ông Nôbix đưa tay cho người bán than bắt một cách rất nồng nàn. Bắt tay xong "Bá tước" quay lại nói với thầy giáo.

- Thưa ngài, xin ngài làm ơn cho hai đứa trẻ này ngồi liền nhau. Ông Perbôni đặt luôn Betty ngồi cạnh Carlô. Khi chúng đã yên chỗ, ông Carlô chào và trở ra.

Ông hàng than đứng lại một lúc, bâng khuâng, do dự. Ông ngắm hai trẻ ngồi sánh vai nhau, rồi chẳng nói chẳng rằng, ông chạy lại toan ôm lấy Carlô, song đến nơi ông bỗng dừng lại, đành lấy bàn tay chuối hột sẽ vuốt tóc anh Carlô rồi ra thẳng. Thầy giáo bảo chúng tôi:

- Các con hãy nhớ lấy tấn kịch mà các con vừa xem. Đó là một bài học hay nhất trong năm.

Trả lời các câu hỏi sau:

C1. Xác định thể loại, ngôi kể ? Vì sao em xác định như vậy ?

C2. Phương thức biểu đạt, trình tự kể của văn bản trên ?

0
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Đất quý, đất yêu1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu. 2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Đất quý, đất yêu

1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu. 

2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày khách rồi mới để họ bước xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi :

  - Tại sao các ông lại phải làm như vậy ? Viên quan trả lời :

 - Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.  

3. Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô- pi-a. - Ê-ti-ô-pi-a: Một nước ở phía đông bắc châu Phi. - Cung điện: nơi ở của vua. - Khâm phục: đánh giá cao và rất kính trọng.

Hai vị khách du lịch đã làm gì ở đất nước Ê-ti-ô-pi-a?

A. Họ ăn tất cả những món ngon ở nơi đây

B. Thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi

C. Thăm con người và cuộc sống nơi đây

3
31 tháng 10 2019

Hai vị khách du lịch đã thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi ở đất nước Ê-ti-ô-pi-a

18 tháng 11 2021

B. Thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫnđể theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn

để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".

(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.

(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.

(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được

nữa.

- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?

- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.

(3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:

- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.

(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?

Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 7 đến 10 câu)

Câu 5

Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng kiên nhẫn

0
29 tháng 5 2017

a, Nhà văn không đọc được bản thông báo bởi vì không có kính.

b, - Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với !

c, Người đó trả lời : “Xin lỗi . Tôi cũng như bác thôi , vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.”

Câu trả lời buồn cười vì người đứng cạnh tưởng rằng nhà văn cũng không biết chữ như mình.

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Người xưa đã dạy: Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cải đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị,...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Người xưa đã dạy: Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cải đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hóa, biết ứng xử chính là người biết tự hòa mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có có gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện". Chí li thay! Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. (Theo Giao tiếp đời thường. Băng Sơn)

Câu 3. (1,0điểm):Xác định đặc sắc của biện pháp tu từ và hiệu quả của nghệ thuật mang lại trong câu văn sau: “Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức hợp môi trường mới là trang phục đẹp"

Câu 4. (1.0 điểm) Em hãy nêu thông điệp mà em nhận được từ đoạn trích.

Em chỉ cần giúp câu 3 với câu 4 thôi

Cảm ơn!

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thuỷ chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện “Ông Yết Kiêu" ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng rất sâu sắc.

                                                                                             LÊ HOÀNG

a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?

b) Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?

1
4 tháng 10 2023

a, Câu mở đoạn có tác dụng nêu nội dung đoạn văn.

b, Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện bằng cách triển khai các ý liên quan đến câu mở đoạn.

  ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CHIẾC HỘP YÊU THƯƠNG Có một người cha nghèo đã quở mắng đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một chiếc hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, cô bé mang chiếc hộp đến và nói với cha: “Con tặng cha”. Người cha...
Đọc tiếp

 

 

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 

CHIẾC HỘP YÊU THƯƠNG

 

Có một người cha nghèo đã quở mắng đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một chiếc hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, cô bé mang chiếc hộp đến và nói với cha: “Con tặng cha”.

 

Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình hôm trước nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra thấy cái hộp trống rỗng.

 

Ông mắng đứa con gái. Cô bé ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng: “Cha ơi, đó đâu phải là chiếc hộp rỗng, con d tilde a thổi đầy những nụ hôn để tặng cha mà!”

 

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy cô con gái bé nhỏ cầu xin con tha thứ.

 

Đứa con gái nhỏ sau đó không bao lâu qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau người cha vẫn giữ khư khư chiếc hộp giấy bên cạnh mình. Mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà cô con gái bé bỏng của ông dã thổi vào chiếc hộp.

 

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ và đã nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái chúng ta, từ bè bạn, từ gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được những tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.

 

(Trích phụ san Thế hệ trẻ)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 . Chiếc hộp yêu thương biểu tượng cho điều gì? 

1
16 tháng 12 2021

Câu 3. Theo văn bản, người cha đã có những sự thay đổi cảm xúc như thế nào kể từ khi nhìn thấy đứa con làm chiếc hộp giấy?

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:...“Ngày xửa, ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

...“Ngày xửa, ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng em ra ở riêng.

    Người anh chia cho em được một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có một cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ta thán, lại cho là đần độn và không đi lại với em nữa ”

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Truyện đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó? (nêu ngắn gọn khái niệm và một số yếu tố của thể loại)

Câu 2:  Đọc đoạn văn trên, hãy chỉ rõ một yếu tố của thể loại truyện dân gian vừa xác định ở câu 1 .

Câu 3:  Xác định các cụm danh từ được sử dụng trong các câu in đậm. Từ đó xác định rõ cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm được. 

Câu 4:  Khi cha mẹ mất đi, người anh đã đối xử với người em như thế nào? Em có nhận xét gì về người anh qua hành động đó. 

Câu 5:  Giải thích nghĩa của từ “lụp xụp”. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “lụp xụp” và đặt câu với mỗi từ tìm được.

Câu 6: Trong văn bản (vừa xác định ở câu 1), tác giả sử dụng nhiều các chi tiết kì ảo. Em hãy nêu ngắn gọn một chi tiết kì ảo và trình bày ý nghĩa của việc sử dụng chi tiết kì ảo đó đối với nội dung của văn bản.

Câu 7:  Nêu ngắn gọn kết thúc của câu chuyện (vừa xác định ở câu 1), kết thúc đó thể hiện quan niệm nào của nhân dân ta. Hãy tìm 2 câu chuyện cùng thể loại với câu chuyện trên cũng thể hiện quan niệm đó. 

Câu 8:  Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 6 câu tưởng tượng ra một kết thúc mới cho văn bản này. Lí giải vì sao em lại lựa chọn kết thúc đó.

Câu 9:  Đóng vai một nhân vật kể lại văn bản (đã xác định ở câu 1). Bài viết dài không quá 1.5 trang giấy. 

 

2

B nào giúp m, m sẽ tim bạn đó nhayeu

help m với