Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”
(Bếp lửa – Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.144)
a. Đoạn thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì?
b.Trong các từ nhóm ở đoạn thơ trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển?
c. Em hiểu thế nào về điều kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa mà nhân vật trữ tình đã thốt lên trong dòng thơ cuối của đoạn thơ?
a/ Đoạn thơ là lời của nhân vật người cháu, nói về bà của mình. Đoạn thơ nói lên những yêu thương, săn sóc của bà dành cho cháu và bộc lộ tình cảm biết ơn của cháu đối với bà.
b/ Từ "nhóm" trong câu 1 và 3 được dùng theo nghĩa gốc, ở câu 2,4 đùng theo nghĩa chuyển.
c/ "Bếp lửa" là một vật dụng đơn sơ, nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống song chính nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn với người cháu. Bởi "bếp lửa" gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, lam lũ, giàu tình yêu thương và đức hi sinh. "Bếp lửa" gợi nhắc về người bà, về một thời nghèo khó nhưng thấm đượm tình yêu thương. "Bếp lửa" đã "nhóm" lên những niềm vui, những nỗi niềm của một thời thơ bé. Bởi vậy, với người cháu, "bếp lửa" thật "kì lạ và thiêng liêng".
a/ Đoạn thơ là lời của nhân vật người cháu, nói về bà của mình. Đoạn thơ nói lên những yêu thương, săn sóc của bà dành cho cháu và bộc lộ tình cảm biết ơn của cháu đối với bà.
b/ Từ "nhóm" trong câu 1 và 3 được dùng theo nghĩa gốc, ở câu 2,4 đùng theo nghĩa chuyển.
c/ "Bếp lửa" là một vật dụng đơn sơ, nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống song chính nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn với người cháu. Bởi "bếp lửa" gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, lam lũ, giàu tình yêu thương và đức hi sinh. "Bếp lửa" gợi nhắc về người bà, về một thời nghèo khó nhưng thấm đượm tình yêu thương. "Bếp lửa" đã "nhóm" lên những niềm vui, những nỗi niềm của một thời thơ bé. Bởi vậy, với người cháu, "bếp lửa" thật "kì lạ và thiêng liêng".