Xác định hàm ý trong các câu văn sau:
a, Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)
b, Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!
(Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)
c, Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác, chứ không chịu đưa cho ai cái gì.
(Truyện dân gian)
Hàm ý trong các câu văn đã cho là:
a) Xét các câu: "Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom." ta thấy Lê Minh Khuê đã diễn tả hàm ý của những câu văn đó vô cùng sâu sắc, thể hiện điểm nhìn chân thực của nhân vật Phương Định - nữ thanh niên xung phong trên trọng điểm Trường Sơn trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi". Hàm ý trong những câu văn đó là chỉ sự nguy hiểm của những quả bom và sự căng thẳng khi đối mặt với Tử thần định đoạt mạng sống trong mỗi nhiệm vụ phá bom của các cô gái thanh niên trinh sát mặt đường. Những câu văn ấy cũng đã gián tiếp thể hiện phẩm chất anh hùng của những chiến sĩ nữ với bao sự quả cảm, trách nhiệm dám đương đầu với sự sống, cái chết để thông mạch tuyến đường Trường Sơn cho bộ đội ta đánh thắng giặc Mỹ. Bom đạn đã tôi luyện những nét thiếu nữ trong sáng của các cô gái thành những tính cách anh dũng. Qua đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng tỏ một cách chân thực chiến trường kháng chiến chống Mỹ, từ ấy gián tiếp thể hiện vẻ đẹp của con người, thế hệ trẻ thời kì gian khổ, éo le và hướng người đọc đến trân trọng, ngợi ca, biết ơn, tự hào những người đem đến cho mình cuộc sống mới độc lập, tự do, hạnh phúc.
b) Xét các câu văn: "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!" ta đã thấy rõ hàm ý đầy huênh hoang, tự mãn của nhân vật Dế Mèn trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" viết bởi nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn ở đây có hàm ý muốn chỉ mình là người số một trong thiên hạ, không ai bằng cậu ấy và cậu ấy cũng chẳng sợ, nể, tôn trọng ai. Dế Mèn cũng có ý ra oai, phô trương bản thân mình trước người khác, đề cao bản thân quá mức. Qua đó, nhà văn Tô Hoài tỏ ra xót xa, thương cảm cho một Dế Mèn ngày xưa, gián tiếp phê phán thói kiêu căng nơi mỗi người và hướng người đọc đến nhìn nhận lại, hoàn thiện bản thân để sống có ích cho mình và cho cộng đồng.
c) Xét các câu văn: "Anh ấy chỉ muốn cầm của người khác, chứ không chịu đưa cho ai cái gì." trong câu chuyện dân gian, nhân dân ta đã có hàm ý mỉa mai sâu sắc thói ích kỉ trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Những câu văn đó có hàm ý nói rằng anh ta chỉ muốn nhận nhưng không muốn cho đi, chỉ muốn lợi lộc về bản thân mà không quan tâm đến người khác, sống chỉ nghĩ cho bản thân đáng chê trách. Qua đó, nhân dân ta muốn phê phán cả sự tham lam vì phải chăng "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình", hướng người đọc đến lối sống sẻ chia nhiều hơn để lan toả yêu thương, tình nhân đạo.
(những phần bôi đậm là ý chính ah)