K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2021
Người ta đã mất mười năm để xây dựng hồ Phú Ninh, dần dần, hồ trở thành một trong những điểm du lịch không thể không đặt chân đến khi tới thăm "đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm”. Bởi ở nơi này, những người mang trong mình dòng máu thiên di rong ruổi đi tìm cảnh đẹp sẽ được trải nghiệm cảm giác ung dung tự tại ngồi trên thuyền, khỏa nước, ngắm mây trời tít tắp in bóng trên dòng nước trong xanh hay trải nghiệm một đêm ngủ giữa lòng hồ hoang vu, bảng lảng sương khói huyền ảo, chìm trong những câu chuyện kỳ bí, có phần liêu trai. Nằm cách thành phố Tam Kỳ khoảng 7 km về phía tây, hồ Phú Ninh thuộc địa phận 2 huyện Phú Ninh, Tam Xuân và thành phố Tam Kỳ, có tổng diện tích hơn 23 nghìn hecta.  Công trình được khởi công vào năm 1977 và hoàn thành sau gần 10 năm xây dựng. Ngoài các ưu thế để phát triển thuỷ lợi, thuỷ sản, thuỷ điện, nông lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt... hồ Phú Ninh còn là một khu du lịch sinh thái lý tưởng, khí hậu luôn luôn mát mẻ và hệ động thực vật rất đa dạng, trong đó có 14 loại động vật được ghi vào Sách Đỏ cần bảo tồn. Diện tích mặt nước hồ Phú Ninh khá rộng, chiếm đến hơn 3 nghìn hecta, muốn tham an hết lòng hồ, du khách chỉ còn cách thuê ca-nô chạy quanh hồ. Trên đường đi, có thể ghé thăm đảo chim, đảo khỉ… Toàn hệ thống hồ Phú Ninh có hơn 30 đảo lớn, nhỏ khác nhau, từ đảo Rùa, đảo Su, đến hố Ba Trăng, hố Khế. Hệ thống động, thực vật ở đây khá phong phú, có nhiều loài được ghi vào sách đỏ thế giới. Đặc biệt, trong hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất và hệ thống khu du lịch sinh thái. Thường du khách đến với hồ Phú Ninh đa phần đều nấn ná ở lại, tổ chức câu cá, thưởng thức một đêm lênh đênh trên sóng nước, ngủ giữa mây trời, trăng sao. Giữa mặt nước mênh mông, dòng sông trăng thanh khiết, con người dường như không còn lo nghĩ điều gì. Ngủ giữa đất trời, hòa vào thiên nhiên, thuyền lênh đênh, đẹp vô chừng. Những người bản địa chỉ cho khách bí quyết rằng: muốn ngắm hồ Phú Ninh đẹp nhất, vẹn toàn nhất thì chạy xe lên đường Tam Lãnh. Đứng trên con đường này có thể ngắm trọn vẹn quang cảnh hồ Phú Ninh. Mặt nước trong xanh, rợn ngợp, rừng cây, tiếng chim chóc - tất cả thấm vào các giác quan, khiến người ta chỉ muốn đứng mãi nơi này. Từ đây, chờ mặt trời xuống để thu gọn vào tầm mắt khoảnh khắc ánh nắng cuối ngày lấp lánh trải một vùng rộng lớn trên hồ. Khói sóng trên mặt hồ, những ngôi làng tỏa khói bếp nơi xa xa, mặt trời buông vầng sáng đỏ rựccuối cùng, dần dần chìm khuất sau rặng núi… dường như tất cả đã tạo nên bố cục hài hòa cho bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Nên có người dù sống giữa chốn đô thị, cuộc đời cuốn dài theo những chuyến đi, song không thể quên buổi chiều trên đường Tam Lãnh ngắm hồ Phú Ninh, mỗi năm lại một lần quấn khăn choàng cổ màu khói, trở về chốn cũ, đứng hàng giờ nghe gió vù vù bên tai, chờ mặt trời xuống, giương chiếc máy ảnh cơ, lưu lại bức ảnh đen trắng về nét đẹp bình yên rồi trở về, thấy lòng thanh tịnh. Thú chèo thuyền, câu cá được xem là một trong những thú vui hấp dẫn du khách, một mình trên thuyền độc mộc buông cần để lắng nghe “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Và độc đáo hơn nữa du khách còn tận hưởng cái cảm giác về đêm khi ngủ trên thuyền (được neo vào điểm đậu an toàn), lắng nghe hơi thở của núi rừng, tiếng gió hú, tiếng cá quẫy, côn trùng hoà nhịp… tất cả tạo nên một Phú Ninh rất riêng đậm chất Quảng. Du khách đến với hồ Phú Ninh sẽ n hưởng những cảm giác êm ả của lòng hồ và được phục vụ chu đáo cùng với các khu nghỉ đầy tiện nghi.  Ngoài ra du khách có dịp tham quan tìm hiểu chiến thắng “Đồi đá đen” lừng lẫy trong kháng chiến chống Pháp, xem mô hình tông thể toàn bộ khu sinh thái Phú Ninh. Đến với đảo Rùa, đảo Su, hố Khế, hố Ba Trăng… rồi bến Đợi Chờ, mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất… tất cả đều để lại một ấn tượng khó quên trong lòng những ai đã từng một lần đặy chân đến.  
7 tháng 1 2022

Xuân đã đến khắp muôn nơi, cỏ cây, hoa lá đâm chồi cùng nhau khoe sắc chào đón một năm mới - xuân 2022. Trong không khí đó, ai ai cũng đang mong chờ về quê tận hưởng những ngày Tết đầm ấm bên những người thân trong gia đình cùng trò chuyện và thưởng thức những món ăn quê hương, ôn lại một năm đã qua và chúc nhau một năm mới an lành.
Dù tết chưa đến, nhưng học sinh tại Trường THPT Nguyễn Huệ, đã được sống trong không khí ngày tết của dân tộc tại Hội chợ xuân 2022 do nhà trường cùng toàn thể phụ huynh học sinh tổ chức. Hội chợ xuân 2022 được tổ chức, thực sự là ngày Hội dành tặng cho các bạn học sinh nhân dịp cuối năm, để các bạn có một ngày được vui đùa, được sống trong không khí ngày tết tại chính ngôi nhà thứ 2 của mình - Trường THPT Nguyễn Huệ . Để tổ chức được Hội chợ xuân 2022, trước tiên phải nói đến sự tham gia nhiệt tình và tích cực từ phía phụ huynh học sinh, hiếm có một hoạt động mà phụ huynh học sinh lại tham gia nhiệt tình đến vậy. Kế đến phải kể đến công sức của tập thể cán bộ,giáo viên ,NV nhà Trường. Các cô đã phải chuẩn bị nhiều ngày, tự tay làm nên các chậu hoa, lọ hoa đá cùng các đồ chơi hết sức hấp dẫn từ chính những vật dụng khác nhau để đặt vào gian hàng "Sắc hoa lung linh", ẩm thực dân tộc như thịt sấy, thịt chua, măng ớt, mứt dừa, bánh chưng, xôi các màu được nhuộm từ lá cây với gian hàng "Ẩm thực", "Tết Viêt"… đều được trưng bày tại hội chợ. Có thể nói tất cả các sản phẩm được trưng bày tại hội chợ đều do chính đôi bàn tay khéo léo của chính các bạn học sinh đầy năng động và sáng tạo cùng với các bậc phụ huynh, các thầy cô tạo nên với chất lượng hoàn thiện cao. Và kết quả là Hội chợ đã thành công, các gian hàng đều được bài trí bắt mắt, ấn tượng và có bản sắc riêng. Với khách tham dự đoàn thể thanh niên, học sinh, sinh viên và chính phụ huynh học sinh đều được tận hưởng không khí ngày tết tại quê hương ..........( tự điền nha) . Đây quả thực là một hội chợ ý nghĩa với tôi và gia đình trước kỳ nghỉ đón Tết.

2 tháng 9 2019

Tham khảo:

I, MỞ BÀI

- Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Gươm lớp 9.

Ví dụ:

Mở bài số 1: Nếu bạn đã từng đặt chân đến thủ đô của đất nước Việt Nam, hẳn bạn đã từng tham quan Hồ Gươm - khung cảnh vô cùng nổi tiếng về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như về lịch sử. Nào, hãy để tôi giới thiệu với bạn về khu danh lam thắng cảnh này nhé.

Mở bài số 2: Mỗi người đều có một khung cảnh bản thân mình yêu thích. Có thể với bạn đó là khung cảnh biển xanh cát trắng, có thể với bạn đó là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi rừng núi… Nhưng là người con của dải đất cong cong hình chữ S này, hẳn ai cũng đều yêu thích khung cảnh cổ kính nơi Hồ Gươm đầy dấu ấn lịch sử.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc của Hồ Gươm là gì? Vị trí ở đâu?

- Nguồn gốc:

  • + Theo lịch sử: Rất nhiều thế kỷ về trước, hồ vẫn chỉ chìm sâu dưới đáy nước cùng với cả khu vực đồng bằng sông Hồng. Vào khoảng thế kỷ 16, chúa Trịnh đã cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê vào ở, trong đó có xây dựng hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Trong đó hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm bây giờ. Sau này, vào năm 1884 thì hồ Hữu Vọng có bị lấp lại, chỉ còn hồ Tả Vọng cho đến ngày nay.
  • + Theo truyền thuyết: Hẳn là câu chuyện về việc Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng tại hồ Tả Vọng không ai là không biết. Truyền thuyết này được lưu truyền qua nhiều năm và được đưa vào trong sách giáo khoa. Câu chuyện kể về việc Lê Thận – bạn keo sơn của vua Lê Lợi chài được một lưỡi kiếm, sau đó Lê Lợi tìm được một chuôi kiếm. Hai thứ đó đã ghép lại thành một thanh gươm hoàn chỉnh, đem lại chiến thắng trong cuộc chiến của Lê Lợi. Rồi sau khi đã làm vua, một hôm đang đi thuyền ở hồ Tả Vọng thì Rùa Vàng có ngoi lên xin lại gươm, vua đa hoàn trả. Từ đó, hồ chuyển tên thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm.

- Vị trí: Hồ Gươm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm nên khá dễ tìm. Không chỉ vậy, Hồ Gươm ở vị trí kết nối khá nhiều con phố cổ, thuận tiện trong việc tìm kiếm của du khách và người dân.

* Khung cảnh Hồ Gươm như thế nào?

=> Hồ Gươm là một quần thể di tích khá rộng lớn, bao gồm nhiều di tích lịch sử khác nhau.

  • - Tháp Rùa: Tọa lạc ở phần đất nhỏ nổi lên ở giữa hồ Gươm. Tháp Rùa mang kiến trúc của Pháp, được xây dựng từ 1884 đến 1886. Tháp này được tương truyền là nơi để cụ rùa lên nghỉ ngơi. Nền cỏ xanh ngắt, mái tháp cong cong đối xứng mang một vẻ đẹp cổ kính giữa lòng thành phố đầy bận rộn và tất bật.
  • - Đền Ngọc Sơn: Ngôi đền này được xây dựng ở trên một hòn đảo khác có tên là đảo Ngọc. Ban đầu nơi đây được gọi là chùa nhưng sau đó đổi thành đền và chỉ thờ Văn Xương Đế Quân và Trần Hưng Đạo. Đền Ngọc Sơn có cổng vào khá giống với kiểu cổng của Văn Miếu Quốc Tử Giám, phía trên cổng có ghi ba chữ “Đắc Nguyệt Lâu”.
  • - Cầu Thê Húc: Là cây cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu có màu đỏ, cong cong như con tôm, in bóng xuống mặt nước, thơ mộng và đẹp chẳng kém gì cầu Tràng Tiền của Huế. Hai chữ “Thê Húc” có nghĩa là “Nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm”.
  • - Tháp Bút, đài Nghiên: Như tên gọi của nó, tháp Bút giống như một chiếc bút lông, phía trên đỉnh có phần như đầu bút. Thân tháp có 3 chữ “Tả thiên thanh” nghĩa là viết lên trời xanh. Tiếp đó là đài Nghiên, nằm ngay cạnh tháp Bút. Sở dĩ gọi như vậy là bởi kiến trúc này có hình giống nghiên mực, kê dưới chân nghiên là tượng 3 con cóc.
  • - Tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu: Một nơi là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, một nơi là chỗ thờ ba vị nữ thần gồm Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc nữ.
  • - Thủy Tạ: Là nơi thường ngoạn cảnh đẹp trên hồ.
  • - Đền thờ vua Lê: Là nơi thờ vua Lê, có tượng vua Lê cầm kiếm tượng trưng cho cảnh vua hoàn trả lại gươm cho Rùa Vàng.

* Ý nghĩa của Hồ Gươm ra sao?

  • - Hồ Gươm là một nét đẹp đặc sắc và nổi bật trong bức tranh về một Hà Nội – thủ đô của Việt Nam.
  • - Không chỉ vậy còn là di tích lịch sử qua nhiều năm, có vị trí quan trọng trong lịch sử và văn hóa nước nhà.
  • - Hàng năm có không ít du khách từ nhiều nơi trên đất nước và thế giới đến thăm quan nơi này.
  • - Hồ Gươm trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, bài hát cũng như nhiều tấm ảnh, bức tranh nghệ thuật.

* Hiện trạng của Hồ Gươm và hành động nên làm?

  • - Hiện nay, Hồ Gươm đang dần bị ô nhiễm, trên hồ khá nhiều rác do ý thức vô trách nhiệm của nhiều người dân, làm xấu đi hình ảnh của hồ.
  • - Mỗi chúng ta cần ý thức hơn về hành động của mình, đồng thời thành phố Hà Nội đã có những biện pháp bảo vệ và giảm thiểu lượng rác thải trên hồ.

III, KẾT BÀI

- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Gươm.

2 tháng 9 2019

1. Mở bài

– Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.

– Đó là một địa danh thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt.

2. Thân bài

a) Vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm

– Hồ Guơm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.

– Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.

– Hồ có nhiều tên gọi:

+ Hồ Tả Vọng

+ Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh)

+ Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Iloàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm. (Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy).

b) Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm

– Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.

– Có rùa quý sông trong hồ.

– Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.

c) Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm.

Quần thế di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:

– Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Ván Siêu tu bổ, xây dựng).

+ Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh).

+ Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).

– Cầu Thô Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.,

– Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc. Đền được xây theo kiểu kiên trúc mới. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau. Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…

– Tháp Rùa: được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh. Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.

3. Kết bài

– Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.

– Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng.

– Thế hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.

– Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng. Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước.

20 tháng 9 2023

Bài làm:

Chào mừng các bạn đến với buổi thuyết trình về Rằm Trung Thu. Rằm Trung Thu là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta sum vầy bên gia đình, tận hưởng không khí ấm áp và tràn đầy niềm vui.

Rằm Trung Thu thường rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm trăng tròn và sáng nhất trong năm, tượng trưng cho sự tròn đầy, đoàn kết và hạnh phúc. Trong ngày này, trẻ em thường được thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon và tham gia các hoạt động vui chơi truyền thống như đốt đèn ông sao, đánh đu, múa lân.

Rằm Trung Thu cũng là dịp để chúng ta gửi lời tri ân và yêu thương đến những người thân yêu. Trong ngày này, gia đình thường tụ họp, cùng nhau thưởng thức bữa cơm đặc biệt và chia sẻ những câu chuyện, niềm vui trong cuộc sống. Đây là thời điểm để chúng ta tạo dựng và củng cố tình cảm gia đình, đồng thời truyền thống này cũng giúp gắn kết cộng đồng.

Rằm Trung Thu không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn mang trong mình ý nghĩa sâu sắc về tình yêu thương, sự đoàn kết và lòng biết ơn. Hãy cùng nhau tận hưởng và trân trọng những giây phút đáng nhớ trong ngày Rằm Trung Thu này.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!

20 tháng 9 2023

Năm trước mình cũng có làm, bạn tham khảo nhé!

Bài thuyết trình về Rằm Trung Thu:

Xin chào mọi người, hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn về một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng và đặc biệt của người dân Việt Nam - Rằm Trung Thu.

Rằm Trung Thu, còn được gọi là Tết Trung Thu, là một ngày lễ trọng đại trong năm, diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Đây là thời điểm mà trăng tròn và sáng nhất trong năm, tượng trưng cho sự đoàn viên và niềm vui.

Ban đầu, Rằm Trung Thu bắt nguồn từ truyền thống của người Trung Quốc, nhưng đã trở thành một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Theo truyền thống, Rằm Trung Thu là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng chung vui và chia sẻ tình yêu thương.

Trong ngày Rằm Trung Thu, mọi người thường thực hành các hoạt động truyền thống như làm bánh Trung Thu, thắp lồng đèn và tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống. Bánh Trung Thu là một món quà đặc biệt, được làm từ những công đoạn tinh tế và tỉ mỉ. Những chiếc bánh thơm ngon, hình dạng đa dạng là biểu tượng của sự sum vầy và lòng thành kính của người gửi.

Thắp lồng đèn cũng là một hoạt động được yêu thích vào dịp này. Những chiếc lồng đèn đủ màu sắc và hình dạng, mang trong mình thông điệp văn hóa và ý nghĩa sâu sắc. Lồng đèn cũng tượng trưng cho sự kiên nhẫn và sự hoà hợp với thiên nhiên.

Ngoài ra, Rằm Trung Thu còn tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống như múa lân, múa rồng, múa sạp, và các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy sạp, đường hoa hướng dương và đua ghe trên nước. Những hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui cho các em nhỏ mà còn thể hiện sự gắn bó và tình yêu thương trong cộng đồng.

Cuối cùng, Rằm Trung Thu là một dịp để mọi người tỏ lòng tri ân và kính trọng tổ tiên và người già. Truyền thống trao bánh Trung Thu cho ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình là một hoạt động rất ý nghĩa và thiêng liêng.

17 tháng 10 2017

đợi mik khoảng 30 phút nha mik gõ đã dài lắm

17 tháng 10 2017

Tồn tại xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu là loài cây , loài cây nào cũng đáng yêu , đáng quý .Và loài cây em yêu quý nhất là cây chuối tiêu nhà em

Ở đâu trên đất nước việt nam này , ta cuĩng có thể dễ dàng bắt gặp cây chuối . Có lẽ , nó đã sống với người dân chúng ta đã lâu rồi. Sự gần gũi đó không phải loài cây nào cũng có được . Cây chuối tiêu truởng thành thường cao khoảng hơn 2 mét . Chuối sống thành từng khóm , bụi . Ở bụi chuối ấy , cây chuối mẹ vươn cao tỏa tán xuống che chở cho đàn con . Ai bảo thảo mộc không có tình mẫu tử ? Những tàu lá của cây mẹ như những cánh tay vươn dài trong nắng gió để che chở cho các con . Có khi , sau những trận mưa bão , lá chuối mẹ tả tơi còn lá chuối con vẫn yên lành .Chao ôi ! cách sống ấy khiến chúng ta phải suy nghĩ ,, phải trăn trở . Bởi lẽ , loài thảo mộc còn biết sống hy sinh , che chở cho nhau huống hồ là con người . Trong xã hội hiện đại ngày nay , nhiều người còn sống thờ ơ với nhũng người xung quanh , thậm chí là sự vô ơn , bạc ác đối với người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình . Những cây chuối con được sinh ra từ cơ thể mẹ rồi cứ thế hết dời này sang đời khác . Những cây chuối vẫn bên nhau mãi ko xa rời .Cây chuối nào rồi cũng ra hoa kết trái . Những quả chuối mới đầu như những ngón tay nhỏ xinh ,càng ngày chúng càng lớn , càng căng . vỏ quả chuối càng căng thì càng đến độ chín thì cây chuối mẹ càng đến độ tàn . Chuối mẹ đã tích lũy , chắt chiu tất cả dưỡng chất qua bao thời gian đẻ có những quả chuối ngon ngọt . Suốt cả cuộc đời chuối huy sinh thầm lặng cho con người .

Tôi yêu cây chuối không phải vì vẻ đẹp trong cách sống , sự hi sinh của chuối mà còn yêu vì sự gắn bó của nó với tuổi thơ vô cùng ngọt ngào cuả tôi . Tôi yêu và nhớ biết bao những buổi trưa hè rốn bố , trốn mẹ ra ngoài vườn chơi với các bạn cùng xóm . Đứa thì xé lá chuối là đồng hồ , đứa thì làn kèn . Tiếng kèn vang lên trong một không gian vô cùng thơ mộng , gió thoảng mây xanh và rộn ràng tiếng cười . Trong câu chuyện kể của bố về "ngày xưa " , tôi thấy tuổi thơ của bố đã từng có cây chuối làm bạn . Vào mỗi buổi chiều hè , khi bố tập bơi ở ao làng , cây chuối lúc bấy giờ là một cái phao bơi tuyệt diệu .Giờ đây , những cái đồng hồ , cái kèn đã trở thành kỉ niệm nhưng hiện tại , tôi vẫn còn yêu lắm cái màu vàng của chuối chính , cái vị ngọt của nó sau mỗi buổi đi học về .

Trên những chặng đường tôi đã , đang và sẽ đi , cây chuối đã , đang và sẽ là người bạn giúp tôi xua tan những nỗi buồn phiền , động viên tôi cố gắng .Và nó chính là một phần trong chộc sống của tôi

P/S : nhận xét bài viết của mik nha

đây là mik tự làm chứ ko phải chép mạng

4 tháng 12 2016
Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mĩ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo ma91t chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn.
Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngoài, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực...
Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điểm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùngcả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hoàn thiện hơn
 
 
4 tháng 12 2016

Mình có thể không cho bạn hẳn 1 bài viết hoàn chỉnh nhưng đây là 1 dàn ý chi tiết giúp bạn hoàn thành bài viết của mình. Chúc bn hc tốt!

1. Mờ bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang).

2. Thân bài (Có thể giới thiệu theo thứ tự: nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)
a. Nguồn gốc:
- Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kinh đeo mắt khiến họ trờ nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.
- Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy - băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn - đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.
- Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợi thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.
b. Cấu tạo (có thể chia làm 3 bộ phận: tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận):
- Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:
+ Mắt kính
+ Gọng kính
- Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng :
+ Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.
+ Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại.
+ Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.
- Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính .
- Mắt kính chia làm hai loại: thủy tinh và nhựa
+ Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ
+ Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước
- Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sự dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.
c. Công dụng (theo từng loại kính):
- Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;
- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;
- Kính thời trang là vật trang điểm , tạo dáng cho mắt và khuôn mặt;
3. Kết bài: Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

1 tháng 4 2016

lằng nhằng quá

1 tháng 4 2016

Đúng là dây mơ rễ má

20 tháng 3 2016

nghe hay đấy

20 tháng 3 2016

vần nhỉ. Hay đấy