viết 5-7 câu ''sống chết mặc bay'' đoạn 1
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!
Tham khảo
Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn.
10 thứ tiếng là : gâu, oẳng, mèo, meo, méo, quạc, ò, ó, o, ét o ét =))
tham khảo :
Trường học là nơi chúng ta có biết bao kỉ niệm với thầy cô, bạn bè và cả những góc nhỏ thân thương. Nhắc đến thời cắp sách đến trường đầy hồn nhiên, tinh nghịch ấy, làm sao ta có thể quên được cây phượng già vẫn đứng ở góc sân trường. Phượng đã trở thành người bạn thân thiết của mỗi người học sinh, chứng kiến biết bao vui buồn của tuổi học trò.
Cây phượng trường tôi được trồng từ lâu lắm rồi. Có lẽ cây được trồng từ khi trường mới thành lập, tuổi của cây đã trở thành tuổi của trường. Thân cây to lớn, sần sùi và có những cái mấu nổi lên như những cục u, phải hai người vòng tay ôm mới xuể. Từ thân cây tủa ra tứ phía những cành nhỏ hơn. Cành cây tựa như những cánh tay gầy guộc đang chải tóc cho mây trời. Tán cây xanh và rộng, nhìn xa như một chiếc ô khổng lồ che rợp một khoảng sân trường. Lá phượng màu xanh non, nhỏ như lá me, chỉ cần một làn gió thoảng qua là ta đã được chứng kiến một cơn mưa lá phượng. Mỗi lần ánh nắng chiếu qua kẽ lá là lại tạo thành vô vàn những chấm nhỏ li ti in xuống sân trường. Rễ cây to và cứng, có những chiếc rễ trồi cả lên mặt đất trông như những con rắn đang bò ngoằn ngoèo. Xuân qua hè đến, khi những chú ve chơi bản hợp xướng quen thuộc cũng là lúc hoa phượng bừng nở. Hoa phượng và ve đã trở thành nét đặc trưng mà nhắc đến mùa hè ta không thể không nghĩ đến. Mới ngày nào còn là những nụ hoa chúm chím, be bé xinh xinh, hôm nay, phượng đã nở bừng rực rỡ chẳng hề báo trước, làm mọi người không khỏi ngạc nhiên, bất ngờ. Phượng không phải là một đóa, một cành, phượng là cả một bầu trời đỏ rực. Hoa phượng gồm 5 cánh thắm, mỏng như cánh bướm ôm ấp lấy nhụy hoa vàng tươi. Mỗi bông phượng đỏ rực tựa như ngọn lửa cháy, được tạo thành vô vàn những con bướm đậu khít nhau. Giữa đám lá xanh biếc, phượng vươn mình đầy kiêu hãnh, tô điểm cho nền trời bằng những chùm pháo hoa rực rỡ. Phượng làm bừng sáng cả một góc sân trường, trong nắng sớm, phượng tinh khôi đầy tươi mới. Những cơn mưa rào mùa hạ ghé qua làm dịu bớt cái màu đỏ ấy lại, vô vàn cánh hoa theo mưa rơi lả tả trong niềm tiếc nuối của học trò.
Hoa phượng được ưu ái gọi bằng cái tên hoa học trò – cái tên đầy chất thơ gói gọn bao nỗi niềm, tâm sự của những năm tháng đẹp nhất đời người. Phượng có mặt trong mọi ngách của quãng đời học sinh. Phượng lấp ló ngoài cửa sổ nghe cô giáo giảng bài. Giờ ra chơi, dưới bóng phượng râm mát, chúng tôi lại cùng nhau nô đùa, trò chuyện. Nhìn sắc phượng đỏ thắm tự bao giờ, lòng mỗi người học sinh lại bồn chồn, lo lắng không yên: vậy là một mùa thi nữa sắp đến gần. Phượng giờ đây lại chứng kiến cả những âu lo, vất vả của những giờ ôn bài. Đối với những người học sinh cuối cấp sắp phải rời xa mái trường, phượng làm nên giờ phút chia tay lệ trào nơi khóe mắt. Những cánh phượng hồng được ép trong cuốn sổ lưu bút trao nhau mà chất chứa biết bao lưu luyến, bịn rịn. Gốc phượng già gắn liền với giờ ra chơi hôm nào trở thành nơi diễn ra những cuộc chia tay trong tiếc nuối, bao lời yêu thương được nói ra sao mà thân thương đến thế. Và rồi kỳ nghỉ hè đến, học sinh về hết, chỉ còn cây phượng già đứng lặng lẽ như người bảo vệ thầm lặng cho ngôi trường mến yêu.
Nhờ có phượng mà thời học sinh của mỗi người trở nên thật đặc biệt và ý nghĩa. Phượng mãi mãi ở trong tim chúng ta, gợi nhắc về một thời hồn nhiên mà biết bao yêu thương, gắn bó.
Viết đoạn văn từ 5-7 câu nói về tình yêu quê hương đất nước
Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
Viết một đoạn văn 5-7 câu nói về tình cảm gia đình
Gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có , nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc , lo lắng , hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được , gia đình là nơi bảo vệ ta và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những nỗi niềm buồn vui , bạn đừng làm rạng nức đi một thứ tình cảm ấy vì nếu gia đình tan vỡ bạn sẽ cảm thấy cô đơn buồn bã và chán nãn tuy ngoài gia đình ta còn có bạn bè nhưng văn học nước ngoài nói rằng " Gia đình, gia đình còn hơn là bạn bè " hãy biết trân trọng những gì mình đang có vì trên đời này ko có gì là quí giá và cũng ko có gì là hoàn hảo và mãi mãi . Vì một khi đã làm mất thì lúc suy nghĩ lại mới biết rằng hối hận , vì thế hãy biết trân trọng những gì mình đang có bạn nhé .
Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục, hai đầu thon lại, thân to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt mỏng, sơn viên đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẫm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bệnh xoắn vào nhau lớn bằng nón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.
Ông Tám đã ngoài 60, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết sờn trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng của mình. Hàm răng đều tăm táp chưa rụng cái nào. Bởi vậy, ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt ông hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo hoặc xem ti vi. Những lúc ấy, đôi mắt ông chăm chú một cách tỉ mỉ.
Tham khảo:
Câu 1:
Chiều xuân! Một chiều xuân trên quê hương Quảng Bình yêu dấu. Đẹp biết bao những cánh đào thắm nở, cánh mai vàng khoe sắc trên mỗi ngõ phố, con đường. Đi trên đường, nghe tiếng cười nói rộn rã của trẻ em và tiếng hỏi thăm nhau, lời chúc nhau may mắn thành công trong năm mới phấn khởi, rộn ràng. Trên những hàng cây xanh, búp non của chồi xuân hé nở, lộc xuân căng tràn trên từng cảnh vật. Chiều xuân. Mưa bụi bay bay phảng phất trong gió nhẹ, giọt mưa vương trên cánh đào mỏng manh, vương trên mái tóc của cô gái tuổi xuân thì. Chiều xuân. Đẹp quá. Yêu biết bao nhiêu xuân trên quê hương mình.
Rút gọn chủ ngữ: in đậm
Câu 2:
Đi học! Em thích nhất giờ Tập đọc – kể chuyện bài “Cóc kiện Trời”. Khi cô giới thiệu bài, mọi người đều háo hức muốn biết về câu chuyện thú vị này. Cả lớp im lặng lắng nghe cô đọc. Giọng cô thật diễn cảm. Cô đọc chậm rãi, rõ ràng những đoạn dẫn chuyện. Rồi cô giả giọng giống các nhận vật trong bài giúp em như thấy được sự việc đang diễn ra vậy. Sau khi tìm hiểu bài, cô cho chúng em đóng kịch, diễn lại câu chuyện “ Cóc kiện Trời”. Em sắm vai Cóc, còn các khác vào vai Trời, Cua, Ong, Cáo,… Chúng em được đội những chiếc nón bằng giấy có vẽ hình các con vật để diễn. Tiết học càng sôi nổi, hào hứng. Ai cũng vui và thấy thú vị. Em thích chú Cóc nhỏ bé nhưng rất thông minh, mưu trí đã buộc trời phải làm theo ý mình. Em nhớ mãi tiết học hôm ấy.
Câu đặc biệt: in đậm
Cuối tuần vừa qua trường em tổ chức hội khỏe Phù Đổng cấp trường. Mọi người đến trường trong tâm trạng hào hứng và mong chờ. Đặc biệt là môn thi kéo co được mọi người chú ý hơn cả. Ngay khi trọng tài ra hiệu bắt đầu kéo, tiếng reo hò cổ vũ vang vọng khắp sân trường. Đội nào cũng hừng hực khí thế quyết tâm dành về phần thắng cho lớp mình. Kết thúc cuộc thi chắc chắn sẽ có đội thắng, đội thua nhưng trên khuôn mặt mọi người ai nấy đều rất vui vẻ và sảng khoái.
Tham khảo:
Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa cuộc sống khổ cực của người trước thiên tai. Truyện được mở đầu bằng tình huống vô cùng căng thẳng là cảnh con đê sắp vỡ xảy ra vào gần một giờ đêm, tại khúc đê làng X, thuộc phủ X. Cùng với việc xác định cụ thể không gian thời gian, nhà văn còn miêu tả chi tiết tình cảnh lúc bây giờ “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Nghệ thuật tăng cấp được sử dụng nhằm diễn tả sự dữ dội của thiên tai đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trước tình huống đó, nhân dân đang cố sức giữ đê: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi”. Con người đang dùng toàn bộ sức lực để chống lại sự tàn phá của thiên nhiên. Cuối nhà văn đã nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm” và bộc lộ thái độ: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những câu văn cho thấy sự đồng cảm, thương xót của tác giả, sức người nào có thể chống chọi với sức trời. Trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ trách việc hộ đê lại đang ngồi trong đình ung dung đánh bại, kẻ hầu người hạ qua lại tấp nập. Sự đối lập này càng làm nổi bật tình cảnh khốn khổ của người dân. Cao trào nhất là khi con đê bị vỡ, nước tràn lênh láng, khắp nơi, nhà cửa trôi còn ruộng lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ để ở, còn kẻ chết thì không có nơi để chôn. Vậy mà khi đó, ở trong đình, vị quan phụ mẫu lại đang sung sướng vì ù được ván bài. Khi có người chạy vào báo đê đã vỡ, quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: “Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?...”. Những câu văn đã bộc lộ sự vô trách nhiệm của bậc quan phụ mẫu của nhân dân. Như vậy, “Sống chết mặc bay” đã giúp người đọc hiểu được tình cảnh của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.