Cho mình tham khảo các mở bài tả bác bảo vệ gián tiếp với And please ko chép mạng nhé Thank you Tất nhiên sẽ tick cho b nào làm ok luôn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là cô con gái bé bỏng của mẹ nên thỉnh thoảng ngày cuối tuần mẹ cho tôi đi chợ. Đi cùng mẹ nên tôi biết được rất nhiều điều thú vị, quen được nhiều người nhất là những cô bán hàng vui tính. Trong đó tôi ấn tượng nhất với chị Liên, bán quần áo ở cuối chợ.
Chợ khu nhà tôi không lớn lắm nhưng cũng khá đầy đủ đáp ứng được như cầu của người dân. Tôi rất yêu cái chợ bé xinh này vì từ nhỏ tôi đã được cùng bà cùng mẹ ra đây. Hồi bé, ai cũng khen tôi đáng yêu, bụ bẫm. Lớn lên đi học tôi ít được ra chợ chơi nhưng mọi người vẫn nhớ tôi, càng quí tôi hơn. Có người bán hàng nhiều năm bây giờ đã nghỉ nhưng cũng có nhiều người mới đến khiến khu chợ thêm vui. Hàng hóa cùng ngày càng đa dạng, hàng thực phẩm, hàng khô, hàng quần áo… nhìn thật thích mắt. Đặc biệt là cửa hàng quần áo của chị Liên làm tôi thích thú nhất.
Gian hàng của chị Liên không lớn nếu không muốn nói là hơi nhỏ nhưng vẫn rất gọn gàng, ngăn nắp nhờ bàn tay khéo léo của chị. Thỉnh thoảng tôi qua hàng chơi, làm người bạn nhỏ với chị. Ấn tượng đầu tiên của tôi về chị là nước da hơi nâu nhưng rất mịn màng. Khuôn mặt tươi tắn với đôi mắt thông ninh, hoạt bát. Đôi bàn tay khéo léo của chị làm việc nhanh thoăn thoắt. Chị bán hàng rất khéo nên nhiều khách ghé qua.
Vào ngày cuối tuần chị Liên bận lắm. Lúc đó chị như một cô người máy rô bốt được cài sẵn chương trình và chỉ việc hoạt động. Lúc đầu, khi mới có một vài khách đến, chị niềm nở ra chào, mời khách xem hàng. Để khách tự lựa chọn một lát, chị Liên nhiệt tình tư vấn, giới thiệu loại quần áo phù hợp. Chị ấy quả là người rất am hiểu về thời trang nên chỉ cần thoáng qua chị có thể chọn cho khách một bộ ưng ý.
Càng về sau khách càng đông hơn và chị Liên càng tíu tít. Chị chạy đi chạy lại lấy hàng cho khách xem, rồi còn chuẩn bị phòng thử đồ cho khách. Khách có yêu cầu gì chị cũng cố gắng đáp ứng. Có người khách khó tính, chọn rồi thử rất nhiều đồ mà chưa ưng ý, chị Liên vẫn tận tình tư vấn cho vị khách của mình. Chọn đồ, gói đồ chị Liên làm thật nhanh. Với bàn ta khéo léo chỉ một lát những cái quần cái áo đã nằm gọn gàng trong túi. Chị trao cho khách rồi nhận tiền và gửi đến họ lời cảm ơn.
Khách đến, khách đi dù có mua hàng hay không chị vẫn tươi cười và không quên gửi đến khách một lời chào thân thiện. Trời mùa hè nên trán chị đã lấm tấm những giọt mồ hôi, mấy sợi tóc mai xõa xuống. Thỉnh thoảng chị lại phải gạt tóc, thấm những giọt mồ hôi. Chị bận đến nỗi không có phút nào được ngồi yên có khi vừa ngồi xuống uống ngụm nước chị đã phải đứng lên vì có khách. Vì có uy tín lại niềm nở, hoạt bát mà chị có rất nhiều khách quen, ai đến một lần cũng đều muốn quay trở lại.
Chị Liên rất quí tôi nên khi có bộ áo váy nào đẹp mà hợp chị đều để lại. Biết tôi thỉnh thoảng lại được mẹ mua thưởng vì điểm cao nên đợi tôi đến chơi chị mang ra cho tôi xem. Với cô khách hàng đặc biệt này chị luôn ưu đãi và cưng chiều nhất. Tôi rất quí chị, coi chị như người bạn lớn của mình. Mọi người trong chợ cũng rất quí mến, khen chị tuy trẻ nhưng rất đảm đang, ai mà cưới được chị làm vợ thì thật phúc. Những lúc ấy, chị Liên xấu hổ mặt ửng đỏ thật duyên.
Nhìn chị Liên vất vả bán hàng ngoài chợ tôi mới càng thấm thía lời cô giáo giảng, mỗi công việc lao động đều có sự vất vả riêng nhưng công việc nào cũng có niềm vui và đều đáng quí, chỉ những ai không chịu lao động mới là xấu thôi. Sau này lớn lên, tôi cũng sẽ chăm chỉ làm việc, dù có những lúc mệt mỏi nhưng tôi sẽ cố gắng như chị Liên để được mọi người yêu quí.
Sáng nay, sân trường như tấp nập, nhộn nhịp hẳn lên. Chưa đến giờ đầu tuần mà mọi người đã đến khá đầy đủ. Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng và cặp sách hòa lẫn trong màu sương sớm bàng bạc tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc sặc sỡ. Đây đó trên sân trường từng tốp học sinh tụm năm, tụm ba chuyện trò rôm rả. Dưới những gốc me, phượng vĩ khá đông những bạn gái quây quần thành vòng tròn xem một số bạn đang chơi trò banh đũa. Ở những chỗ tránh nắng, các bạn nam, chia thành từng đôi một chơi trò đá cầu. Một số khác đứng xung quanh vừa quan sát vừa động viên cổ vũ. Thỉnh thoảng, tiếng reo hò rộ lên bởi những đường cầu lắt léo đẹp mắt. Trên hành lang của các lớp học, rải rác từng tốp đang truy bài lẫn nhau. Tại khu vực lễ đài trước cửa phòng Ban Giám hiệu, thầy Tổng Phụ trách Đội đang hướng dẫn lớp trực nhật chuẩn bị hai hàng ghế cho các thầy cô và treo sẵn lá quốc kì lên đỉnh cột, đặt tượng Bác Hồ và bình hoa lên bàn. Tất cả đã chuẩn bị trong tư thế sẵn sàng. Bỗng, một hồi trống từ phòng bảo vệ ngân vang, kéo dài trong không gian như giục giã mọi người nhanh chân về vị trí tập hợp của lớp mình. Mấy phút sau, các khối lớp, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô chủ nhiệm đều đã chỉnh tề đội ngũ. Duy chỉ có khối lớp Một, các thầy cô chủ nhiệm phải vất vả chạy lên, chạy xuống giúp các em đứng vào đúng vị trí của lớp mình. Trên lễ đài, thầy Tổng Phụ trách Đội điều khiển các lớp chỉnh đốn lại đội hình và kiểm tra sĩ số của từng lớp. Vài phút sau, đội hình đã ổn định, thầy trở lại vị trí nơi đặt chiếc micrô và âm li. Ở phía dưới đội hình, tiếng nói chuyện rì rầm vẫn kéo dài râm ran. Sau cái gật đầu của cô hiệu trưởng, thầy Tổng Phụ trách đội cầm chiếc micrô tiến về phía trước, chính giữa đội hình rồi dõng dạc hô to:
– Nghiêm! Không ai bảo ai, tự động nghiêm trang như một người lính trong đội ngũ. Không gian như ngưng đọng lại trong giây phút. Em có cảm giác như lúc này, những cành phượng, cành me xưa nay vốn hay đùa nghịch, giờ cũng lặng im không một cử động. Tiếng loa lại vang lên rành rọt trước lễ đài.
– Hướng về Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chào cờ... Chào! Quốc ca!
Bản nhạc trầm hùng cất lên giữa không gian tưởng như không một tiếng động nhỏ nào, làm cho âm thanh bài ca thêm rộn rã, trang nghiêm và hào hùng. Hàng trăm cặp mắt đăm đắm hướng lên đỉnh cột cờ, nhìn ngọn quốc kì phần phật tung bay trong gió sớm. Bản nhạc kết thúc bằng một âm điệu trầm, ấm ngân dài. Từ hàng đầu của lớp Năm A, bạn Phi Ngân liên đội trưởng từ từ tiến về phía thầy tổng phụ trách Đội, cầm chiếc micrô dõng dạc đọc năm điều Bác Hồ dạy thật nghiêm trang và kính cẩn. Nghi thức chào cờ được kết thúc bằng một chầu trống Đội nghe náo nức và rộn rã lòng người. Phần nội dung sinh hoạt đầu tuần mở đầu bằng báo cáo kết quả của lớp trực do cô Hoàng Lan đọc. Lớp dẫn đầu toàn trường lần này là lớp 5B. Cô mời cả lớp đứng dậy, biểu dương tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỉ luật và sự cố gắng vươn lên trong phong trào thi đua "Gương tốt, việc tốt", lập thành tích chào mừng ngày Hội truyền thống các nhà giáo Việt Nam 20-11. Một tràng pháo tay rộ lên kéo dài không ngớt, mãi đến lúc cô ra hiệu mới thôi. Cuối cùng, cô hiệu trưởng lên nhận xét, nhắc nhở toàn trường một số việc cần thiết trong tuần. Buổi lễ kết thúc trong niềm vui hân hoan phấn khởi. Tiếng trống Đội vang lên như giục giã thôi thúc chúng em, reo vui cùng chúng em trước những thành tích trong tuần đầu của phong trào thi đua.
Ngồi trong phòng học của mình mà không khí buổi chào cờ như còn đọng mãi trong em. Một không khí vừa trầm mặc, trang nghiêm biểu hiện của một niềm tôn kính, lại vừa hào hùng, kiêu hãnh về một dân tộc anh hùng. Ngoài kia, trong các vòm lá xanh um của cây me, cây phượng, mấy chú chim đang nhảy nhót hót ca, hòa cùng với chúng em niềm vui của một buổi học đầu tuần.
Tuổi thơ của chúng ta niềm vui hạnh phúc nhất là được đi học.Trong khi đi học,chúng ta có biết bao nhiêu người bạn bao nhiêu thầy cô yêu quý.Đặc biệt là các đồ dùng trong học tập của chúng ta và hơn hết là chiếc cặp sách người bạn thân nhất của tôi mà tôi không thể thiếu nó được. nó được mẹ tôi tặng nhân dịp sinh nhật của tôi.
dàn bài nhé
I. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…
2. Các loại tre:
– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…
3. Đặc điểm:
– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…
4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:
a. Trong lao động:
– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.
– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.
b. Trong sinh hoạt:
– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…
– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:
+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.
+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…
+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.
+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…
c. Trong chiến đấu:
– Tre là đồng chí…
– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
– Tre hi sinh để bảo vệ con người
III – Kết bài:
Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.
Mẹ)
Mỗi khi nhắc đến câu tục ngữ:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..."
là em lại nhớ đến người mẹ của em.Người đã mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày để sinh được em ra rồi nuôi em bằng dòng sữa ngọt lành để rồi đây em lớn và trưởng thành.Mẹ quả là người thật dũng cảm nên em yêu quý mẹ nhất trong nhà.
Bà)
Mỗi khi nhắc đến câu hát :
"Bà ơi bà cháu yêu bà lắm!..."
thì em lại nhớ đến người bà muôn vàn kính yêu của em.Vì bố mẹ không hay ở nhà chơi với ba chị em em vì bố mẹ còn phải sơm tối đi làm nên bà là người chăm sóc,chơi và trông nom ba chị em nên em quý bà vô cùng.
Mình làm rồi đấy k nha ! Chúc bạn học tốt
“Nếu ai còn mẹ
Xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn
Vương mắt mẹ nghe con...”
Người cho bạn thiên chức được sống như ngày nay chính là mẹ. Người mà ở đó ta không bao giờ thấy thiếu vắng hơi ấm, không bao giò thua lỗ về tình thương, không bao giờ bị lừa dối bởi tình cảm... Trên đời chỉ có mẹ là người ta đáng tin nhất. Ai cũng có một người mẹ như thế. Và bản thân tôi cũng vậy, cũng có một người mẹ tuyệt vời biết bao.
Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm
tham khảo
Tết đến, nhà nhà háo hức chuẩn bị đón một năm mới sắp đến. Dù đây là một ngày lễ cổ truyền từ ngàn năm nhưng mỗi miền lại có những phong tục tập quán khác nhau. Người miền Bắc thích bánh chưng vuông chằn chặn, thích hoa đào giản dị mộc mạc nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Còn người miền Nam chúng tôi luôn đón tết với những chiếc bánh tét và cũng không thể thiếu một cây hoa mai thật lộng lẫy.
tham khảo
Mùa xuân đó, không khí Tết làm nao lòng người, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Khắp nơi trong vườn, ngàn hoa khoe sắc thắm. Em và bố cùng chăm chút cho biểu tượng của ngày Tết - cây hoa mai được bố trồng trước sân nhà.
a) Mỗi chúng ta, có lẽ ai cũng đã từng là những cô cậu học sinh hằng ngày cắp sách đến trường. Gắn liền với hàng phượng vĩ đỏ rực vào hè, hàng ghế đá mát rượi vào giờ ra chơi,... một hình ảnh đã trở thành huyền thoại của bất kì trường học nào. Đó chính là cái trống trường. Cái trống trang nghiêm, im lìm vẫn nằm im trên giá ở sảnh lớn của trường, hằng ngày vẫn theo dõi chúng em học tập, vui chơi. Và luôn là vẻ đẹp của ngôi trường - ngôi nhà thứ hai của hàng ngàn học sinh.
=> Đây là kiểu mở bài Gián tiếp.
b) Ngày nào đến trường em cũng đi về trên con đường quen thuộc ấy, con đường luôn gắn bó với em trong suốt thời gian qua. Đến nỗi, nếu nhắm mắt lại là em có thể hình dung rõ mồn một ngay từng cảnh sắc.
=> Đây là kiểu mở bài Trực tiếp.
c) Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những cái nóng đến ran rát cả người, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời... Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật, làm cho mọi vật trở nên bừng tỉnh.
=> Đây là kiểu mở bài Gián tiếp.
Gắn bó với các bạn học sinh dưới ngôi trường mến yêu đầy ắp những kỉ niệm không chỉ có thầy cô, bạn bè, bàn ghế sách vở mà còn có một người rất thầm lặng luôn dõi theo sự trưởng thành của các thế hệ học trò. Không ai khác đó chính là bác bảo vệ trường. Bác chính là một trong số những thành viên của hội đồng sư phạm nhà trường đảm bảo sự an toàn, bình yên và giữ gìn ngôi trường luôn xanh tươi
tuy hơi muộn nhưng bạn tham khảo nha :P