K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2020

Một bạn học sinh chép hai câu luận của bài thơ như sau:“Cải chửa ra hoa, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”.- Chép như vậy sai ở từ “hoa”. Câu thơ đúng phải là :“Cải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”.- Việc chép sai như vậy ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu thơ, bàithơ : Không quản ngại đường xa, bạn đến chơi nhà nên NguyễnKhuyến rất vui. Nhà thơ muốn tiếp đãi bạn thật chu đáo cho xứngvới tình cảm bạn dành cho mình. Nhưng khốn nỗi chợ thì xa, trẻ đivắng. Muốn tiếp bạn những thứ ngon và sang có sẵn thì ao sâu, nước lớn không bắt được cá, vườn rộng rào thưa không bắt được gà. Đànhtiếp bạn bằng những thực phẩm thông thường, dân dã như cải, cà ,bầu, mướp. Có rất nhiều nhưng tất cả đang ở dạng khả năng, chưathể dùng được. Bằng cách nói phóng đại, câu thơ cho thấy nét đùa vui hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến. Nếu viết “Cải chửa ra hoa” thì mạch “không có” sẽ bị phá vỡ vì lúc đó có cải để đem ra tiếp bạn.Câu thơ vì thế giảm đi phần nào nét đùa vui, hóm hỉnh và ý nghĩa đề cao, ca ngợi tình bạn cũng không còn sâu sắc.

Bài 2. Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. Bài 3. Hai câu sau, mỗi câu nói về nhân vật nào? - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì...
Đọc tiếp

Bài 2. Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ. Bài 3. Hai câu sau, mỗi câu nói về nhân vật nào? - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì giống và khác nhau? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật? Bài 4. Để phân tích đoạn thơ đó, một học sinh có câu: Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” về cả tài lẫn sắc. 1. Nếu dùng câu văn trên làm mở đoạn của một đoạn văn theo kiểu tổng hợp - phân tích – tổng hợp thì đoạn văn ấy mang đến nội dung gì? 2. Viết tiếp sau câu mở đoạn trên (khoảng 12 câu) để hoàn chỉnh đoạn văn diễn dịch với đề tài em vừa xác định. Trong đoạn có một câu ghép đẳng lập và lời dẫn trực tiếp (gạch chân).

0
22 tháng 12 2022

- Xoăn tay: từ ngữ giàu chất tạo hình, gợi hình ảnh bắp tay cuồn cuộn, căng khỏe khi kéo mẻ lưới đầy. Đó là vẻ đẹp rắn chắc, cường tráng, dẻo dai của những người chài lưới.

- Đôi tay: không làm nổi bật được vẻ đẹp của người lao động

*Những từ ngữ bạn chép nhầm có ảnh hưởng đến câu thơ.

- Thứ nhất là, ảnh hưởng đến bài thơ vì nó đã cố định là từ ngữ vậy, dẫn đến việc chép sai thơ.

- Thứ hai là, khi chép nhầm vậy câu thơ sẽ mang một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt.

+ Từ ngữ "hờn", "thua" là những từ ngữ chỉ sự ghen ghét, đố kí với vẻ đẹp của Thúy Kiều từ đó gợi ra một cuộc đời phía trước khó khăn, gian khổ, luôn bị vùi dập.

+ Từ ngữ "buồn", "đua" khi viết nhầm lại có một nghĩa khác. Ở đây chỉ là cảm xúc trạng thái bình thường là buồn man mát, từ "đua" thì có ý tích cực chỉ sự cố gắng để vẻ đẹp của Thúy Kiều không làm mờ nhạt đi vạn vật.

28 tháng 10 2016

a/ Thể thất ngôn bát cú

28 tháng 10 2016

c/ Tình bạn đậm đà, hồn nhiên, thắm thiết

1 tháng 2 2016
  • Giải thích: 
    • Từ "buồn" chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
    • Từ "hờn" chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kị
  • Khẳng định: 
    • Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
    • Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ (ghen phải đi với hờn)
    • Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
20 tháng 6 2017

Câu trả lời rất hay !

8 tháng 5 2021

1:
a. Chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp đã cho đúng bản in trong sách Ngữ văn 9 – tập 1 (không tính dấu câu).
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"

b. Nêu đúng tên tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, tên nhân vật trong đoạn thơ: Thuý Kiều.
2: 
Nói được ý: Từ “buồn” không diễn tả được nỗi uất ức, đố kỵ, tức giận như từ “hờn”; do đó chưa phù hợp với ý nghĩa dự báo số phận Kiều trong câu thơ của Nguyễn Du.

                  
8 tháng 5 2021

1a.

Chép thuộc thơ

    “ Làn thu thủy nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

    Một hai nghiêng nước nghiêng thành

    Sắc đành đỏi một tài đành họa hai

    Thông minh vốn sẵn tính trời,

    Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

    Cung thương làu bậc ngũ âm,

    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

    Khúc nhà tay lựa nên chương

    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

b.

Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

2

Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.

Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui

Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị

Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió