K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2023

Ta có: 

\(5^{217}>5^{216}\)

Mà: \(5^{216}=5^{3\cdot72}=\left(5^3\right)^{72}=125^{72}\)

Lại có: \(125>119\Rightarrow125^{72}>119^{72}\)

\(\Rightarrow5^{216}>119^{72}\)

\(\Rightarrow5^{217}>119^{72}\)

a. \(5^{127}=5.5^{126}=5.125^{72}>119^{72}\)

\(\Rightarrow5^{217}>119^{72}\)

b. \(2^{1000}=\left(2^5\right)^{200}=32^{200}\)

\(5^{400}=\left(5^2\right)^{200}=25^{200}\)

\(\Rightarrow2^{1000}>5^{400}\)

c. \(9^{12}=\left(3^2\right)^{12}=3^{24}\)

\(27^7=\left(3^3\right)^7=3^{21}\)

\(\Rightarrow9^{12}>27^7\)

d. \(125^{80}=\left(5^3\right)^{80}=5^{240}\)

\(25^{118}=\left(5^2\right)^{118}=5^{236}\)

\(\Rightarrow125^{80}>25^{118}\)

e. \(5^{40}=\left(5^4\right)^{10}=625^{10}\)

\(\Rightarrow5^{40}>620^{10}\)

f. \(27^{11}=\left(3^3\right)^{11}=3^{33}\)

\(81^8=\left(3^4\right)^8=3^{32}\)

\(\Rightarrow27^{11}>81^8\)

11 tháng 11 2016

Khác nhau:Từ đơn là từ 1 âm tiết.

Từ phức là từ có 2 âm tiết trở lên.

Khác nhau:Từ ghép:Có quan hệ về nghĩa.

Từ láy:Có quan hệ về âm.

11 tháng 11 2016

- So sánh sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức :

*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.

* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.

- So sánh sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy :

+) Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
+) Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng thường thì một tiếng có nghĩa , các tiếng còn lại lặp lại âm hoặc vần của tiếng gốc.Chúc bn hok tốt !

 

14 tháng 2 2022

refer

 

Nguyễn ÁnhTrong tiềm thức của nhiều người học Sử thì Nguyễn Ánh bị mang danh là kẻ phản dân hại nước, cõng rắn cắn gà nhà và đó là vì sao mà trong hàng nghìn danh nhân đất Việt được nhà nước dùng tên riêng để đặt cho đường phố trên toàn quốc thì lại không có tên ông.Sở dĩ vậy, do trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn (1771 - 1802) thì ông đã bất chấp mọi thủ đạon để cầu viện Xiêm La, Pháp và từng có ý định giúp nhà Thanh khi quân Thanh sang xâm lược Việt Nam. Biết bao lần đại sự không thành, đại quân của ông bị Nguyễn Huệ đánh tan, ông phải nay trốn nơi này, mai trốn nơi khác, nhịn nhục suốt năm này qua tháng nọ để mưu cầu việc lớn.Trong cuộc chiến dài hơi với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã biến đất Gia Định, Cù Lao Phố và cả vùng Nam bộ rộng lớn thành căn cứ địa vững chãi của mình, đó là lý do lý giải vì sao mà ông nhiều lần bị Nguyễn Huệ đánh tan nhưng chỉ vài tháng sau là có thể khôi phục lực lượng và tiếp tục chống lại nhà Tây Sơn.Nguyễn HuệĐây là vị vua - danh tướng đại tài với bộ óc cùng tầm nhìn quân sự vô cùng tuyệt mỹ và hoàn hảo, các sử gia nước ngoài thường hay gọi ông là Quang Trung Đại đế.a. Về côngÔng có công xóa bỏ ranh giới chia cắt đàng trong hay đàng ngoại bằng việc lần lượt tiêu diệt Trịnh, Nguyễn vào các năm: Trịnh 1786, Nguyễn 1777.Đánh tan 20 vạn quân Thanh bằng chiến thắng Kỷ Dậu 1792 chỉ với 10 vạn quân và tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút 1785.Biến Việt Nam trở thành một thế lực quân sự đáng gờm trong khu vực. Thời đóm khi nghe đến danh Quang Trung, Quân Tây Sơn thôi thì bọn Xiêm La đã khiếp vía, còn Nhà Thanh thì xanh cả mặt mày! Trong lịch sử thì chỉ có duy nhất Quang Trung là khiến cho bọn tàu khựa này phải sợ khiếp vía!
12 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Điểm giống :

+ Đều sống theo lối giản dị , đạm bạc

Điểm khác :

- Các nhà hiền triết :

+ sống ẩn dật , sâu trong vùng ít ai biết tới

+ sống khắc khổ theo lối tu hành

- Bác :

+ sống giản dị nhưng thanh cao 

+ sống hòa hợp ,gần gũi với thiên nhiên

+ sống sôi nổi với đời sống của nhân dân

=> Việc so sánh cho ta thấy cả 3 đều có tâm hồn yêu thiên nhiên nhưng cách yêu cảm cảm nhận lại khác nhau, Bác chúng ta luôn có cách cảm nhận riêng mà các nhà hiền triết kia chưa làm được

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nhà văn đã so sánh Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Điểm giống nhau: Họ đều có lối sống thanh cao, giản dị để “ di dưỡng tâm hồn”. Lối sống ấy cũng là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống.

- Tác dụng của việc so sánh: một lần nữa tôn vinh sự cao đẹp trong lối sống giản dị của Bác Hồ; bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ với Bác như với các bậc hiền triết xưa.

 

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Điểm giống :

+ Đều sống theo lối giản dị , đạm bạc

Điểm khác :

- Các nhà hiền triết :

+ sống ẩn dật , sâu trong vùng ít ai biết tới

+ sống khắc khổ theo lối tu hành

- Bác :

+ sống giản dị nhưng thanh cao 

+ sống hòa hợp ,gần gũi với thiên nhiên

+ sống sôi nổi với đời sống của nhân dân

=> Việc so sánh cho ta thấy cả 3 đều có tâm hồn yêu thiên nhiên nhưng cách yêu cảm cảm nhận lại khác nhau, Bác chúng ta luôn có cách cảm nhận riêng mà các nhà hiền triết kia chưa làm được

18 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Xã hội phong kiến thời xưa đề cao công, dung, ngôn, hạnh. Những phẩm chất đó được coi là thước đo khuôn mẫu, đức hạnh của người phụ nữ. Trong văn học trung đại nổi lên với muôn vàn hình tượng nhân vật nữ khác nhau. Tuy nhiên Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu vẫn là nhân vật được đánh giá cao nhất về vẻ đẹp tâm hồn lẫn đức hạnh của người phụ nữ phong kiến, và đặc biệt hình tượng nhân vật này đã được khắc họa hết sức sinh động và sâu sắc, nhất là trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

Kiều Nguyệt Nga vốn là một cô gái xuất thân trong gia đình lư hương có cha làm quan trong triều đình. Trên đường về miền Hà Khê để đoàn tụ với gia đình, nàng đã gặp phải bọn cướp Phong Lai dữ tợn chuyên cướp bóc của dân làng. Hình ảnh bọn cướp ngang dọc hoành hành chính là phản ánh cho cả thời đại, ấy là một thời đại đầy loạn lạc. Trong bối cảnh đó, người ta mong ước có được một vị anh hùng hào kiệt sẽ dang tay cứu giúp dân lành, và Lục Vân Tiên đã xuất hiện trong bối cảnh đó. Chàng đã dẹp tan bọn cướp cứu được Kiều Nguyệt Nga. Hình ảnh nàng hiện lên không phải thông qua miêu tả kĩ càng trong thơ văn mà chỉ thông qua đoạn hội thoại ngắn ngủi với Vân Tiên. Chỉ bấy nhiêu đó thôi, chúng ta đã cảm nhận được nét đẹp của nàng, đó là sự thùy mị, nết na, đoan trang mà lại có học thức:

“ Trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”.

Mặc dù còn đang trong cơn hãi hùng trước bọn cướp Phong Lai, tuy nhiên đứng trước những lời hỏi thăm đầy chân tình của Vân Tiên, nàng đã đáp lại hết sức dịu dàng thể hiện đúng mực thước của một cô gái có học thức, đồng thời cũng thể hiện sự cảm kích, ân tình trước ơn cứu mạng của Vân Tiên. Trong cuộc đối thoại với Vân Tiên, nàng cũng đã thổ lộ rõ cảnh ngộ của mình. Đó là việc nàng từ ngàn dặm xa xôi tới đây, không quản hiểm nguy chỉ mong đến được vùng Hà Khê để đoàn tụ với gia đình “tiện bề nghi gia”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng thực khiến cho người đời cảm động. Hình tượng Kiều Nguyệt Nga chính là hình mẫu lí tưởng của người con gái trong xã hội phong kiến đương thời.

“ Quê nhà ở quận Tây Xuyên

Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê

Sai quân đem bức thư về

Rước tôi qua đó định bề nghi gia

Làm con đâu dám cãi cha

Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.

Tuy nhiên nét đẹp của nàng không chỉ dừng lại ở đó. Phẩm chất cao quý nhất của Kiều Nguyệt Nga đó là tấm lòng chân thành sâu sắc, mong muốn được đền ơn đáp nghĩa đối với ân nhân của mình, quả là một cô gái thủy chung, ân nghĩa vẹn toàn.

“Hà Khê qua đó cũng gần

Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”.

Nàng không phải là một cô gái mang ơn cho có, lời nói của nàng đầy chân tình chứ không hề sáo rỗng. Nàng tha thiết muốn đề ơn đáp nghĩa cho Lục Vân Tiên, đấy là biểu hiện của một con người đầy nhân nghĩa, luôn đề cao đạo lí “đền ơn đáp nghĩa” đối với ân nhân của mình. Kiều Nguyệt Nga muốn thực tâm bày tỏ tấm lòng sâu sắc của mình qua hai lần mong muốn được đền ơn. Lần đầu chỉ là quỳ lạy, người đọc có thể nhầm tưởng đây là lời cảm ơn đầy khách sáo nhưng lần thứ hai nàng đã thực tâm tha thiết, chân tình mời chàng về nhà để đền ơn, đến đây chúng ta đã thực sự cảm động trước sự chân thành mà sâu sắc của cô gái này. Cái ơn đó không chỉ là ơn cứu mạng mà còn cứu cả danh tiết của một người con gái, điều mà với một cô gái nó còn quan trọng hơn cả tính mạng.

“Lâm nguy chẳng gặp giải nguy

Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”.

Và cũng chính từ tình huống gặp gỡ với con người hiệp nghĩa này, cảm kích trước ơn cứu mạng và phong thái hào hiệp trượng nghĩa của Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đã lựa chọn tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng trai này. Đến đây nó không đơn thuần chỉ là đền ơn đáp nghĩa nữa mà là sự thủy chung, gắn bó sâu sắc với người mà mình yêu thương. Những phẩm chất này sẽ ngày càng được bộ lộ sâu sắc và rõ nét vào những trích đoạn sau của tác phẩm.

Có thể thấy rằng bên cạnh Lục Vân Tiên thì Kiều Nguyệt Nga cũng là nhân vật được khắc họa chân thực và đầy sống động với những nét đẹp tiêu biểu của người con gái trong xã hội phong kiến xưa. Hình tượng nhân vật nổi bật đến mức trở thành hình mẫu mà những sáng tác văn học trung đại trước và sau vẫn khó có thể vượt qua

19 tháng 10 2021

https://friendshiptag.com/vn/d_a/1809489

21 tháng 2 2016

Giống nhau: Cả hai đều thích hòa hợp với thiên nhiên, đều vui thú với rừng núi, khe suối, đều tìm thấy giữa chốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao hợp với cách sống của mình .
Khác nhau:“Thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ, muốn tìm về với suối rừng để ẩn dật, để quên đi nỗi vinh nhục ở đời, để lánh xa cõi đời bất công và để ngân thơ nhàn 
Còn “thú lâm tuyền” ở Hồ Chí Minh lại mang tư tưởng của một chiến sĩ cách mạng: Bác Hồ nhận thức được sâu sắc vẻ đẹp của cuộc đời cách mạng cùng với “thú lâm tuyền” giúp ta cảm nhận được: Với Bác làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là 1 niềm vui lớn