K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

\(=\dfrac{1}{2\cdot5}+\dfrac{1}{5\cdot8}+\dfrac{1}{8\cdot11}+...+\dfrac{1}{17\cdot20}\)

=1/3(3/2*5+3/5*8+...+3/17*20)

=1/3(1/2-1/5+1/5-1/8+...+1/17-1/20)

=1/3*9/20=3/20

17 tháng 4 2016

acswrdwrdewredryrfgytrutyut

jrhjrhejhtrttt

gjgrhgwerhj34wr

hfurjr34.wtb4wg5  

31 tháng 5 2021

Vì a và b là 2 số lẻ liên tiếp => a=4k+1 và b=4k+3

=>(a+b):2=(4k+3+4k+1):2=(8k+4):2=4k+2

Vì 4k+2 chia hết cho 2 và 4k+2>2=>4k+2 là HS

=>(a+b):2 là HS

Bài 7:

\(\Leftrightarrow\dfrac{x+1}{9}+1+\dfrac{x+2}{8}+1=\dfrac{x+3}{7}+1+\dfrac{x+4}{6}+1\)

=>x+10=0

hay x=-10

Bài 8:

\(\Leftrightarrow\dfrac{x+1}{2003}+1+\dfrac{x+2}{2002}+1=\dfrac{x+3}{2001}+1+\dfrac{x+4}{2000}+1\)

=>x+2004=0

hay x=-2004

25 tháng 12 2018

Cục cứ

4 tháng 1 2019

Còn bao ngày, mùa gặt sắp qua
Lũ ác quá tràn về cướp hết…
Em lội nước, ngâm mình trong giá rét
Vớt lúa non chìm dưới đáy sâu
Đôi môi run, lòng thắt quặn đau
Thương cây lúa nặng tình, nặng nghĩa…

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.

Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

Bài văn mẫu 2

Tuần vừa qua, em có dịp tham quan sông Sài Gòn. Đó là một dòng sông thơ mộng - là kì quan thiên nhiên ban tặng cho đất nước và con người Việt Nam.

Sáng sớm, đi thuyền trên mặt sông làm em cảm thấy rất mát lạnh và sảng khoái. Khắp nơi chỉ thấy hơi sương trắng xóa, phủ kín mặt sông, đôi lúc còn có những hạt sương còn đọng lại trên lá rơi xuống mặt sông tạo thành những vòng tròn lan xa. Nếu nhìn từ trên cao xuống ta sẽ thấy con sông như một con rắn khổng lồ đang trườn xuống ngoằn nghoèo, khoác trên mình chiếc áo màu xanh biếc. Bây giờ, ông mặt trời đã thức dậy, ông vén màng mây mỏng soi mình xuống trần gian. Ông đi tới đâu, ánh nắng chan hòa tới đó. Ông thả những chú bé nắng tinh nghịch xuống trần gian, đánh thức cả gia đình chim sẻ đang còn ngái ngủ vội vàng thức giấc. Chúng chuyền cành hót líu lo trong vòm cây, tán lá khiến cho bờ sông vắng vẻ trở nên náo nhiệt ồn ã.

Mặt sông như một tấm gương khổng lồ phản chiếu cả sắc mây trời. Thỉnh thoảng trên sông có những chùm lục bình tím biếc trôi lênh đênh thật yên bình. Ắnh nắng trời chiều hắt xuống dòng sông làm cho khúc sông như khoác thêm màu áo mới. Trong chiếc áo đỏ đậm phù sa, sông cần mẫn bồi đắp cho đồng bằng quê em thêm tươi tốt.

Giờ này mà tắm sông thì thật là thích biết mấy? Nước sông mát lành, trong veo ôm ấp bờ cát trắng mịn. Dòng sông cũng như con người, biết buồn vui, hiền hòa, lúc giận dữ. Mỗi khi du khách đến, sông như cô nàng thiếu nữ mười bảy cong mình uốn lượn làm cho lòng người xao xuyến hơn. Có những lúc, sông giận dữ vì những đợt lũ, cuốn từng cơn, từng cơn như đang vỡ mạch. Sông thôi vỗ bờ khi gió ngừng thôi, mây ngừng trôi.

Là một trong những người con yêu tha thiết quê hương, dòng sông như người mẹ hiền che chở, ôm ấp thêm bình yên. Em cũng hi vọng mọi người hãy chung tay bảo vệ sông, không xả rác bừa bãi, bảo vệ nguồn nước trong lành để sông thêm đẹp hơn và trên hết là để bảo vệ cuộc sống của con người. Bảo vệ sông cũng chính là bảo vệ chính mình - thể hiện sự trân trọng món quà mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước, con người Việt Nam.

BÀI VĂN HẲN HOI ĐÓ!

14 tháng 10 2018

Nhắc đến địa danh du lịch Ninh Bình, không thể không nhắc đến đầm Vân Long, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc bộ. Đầm Vân Long như một bức tranh sơn thủy hữu tình với cảnh vật hoang sơ tuyệt đẹp níu bước chân du khách. Giữa mênh mông đất trời, vẻ đẹp của đầm Vân Long nếu được ví như một viên ngọc long lanh tinh xảo thì cũng không có gì là quá.

Cái tên Vân Long chỉ nghe thôi đã thấy đẹp và gợi mở khiến cho bất cứ người yêu thích “xê dịch” nào cũng muốn ghé thăm một lần. Và có đi rồi, thì viên ngọc Vân Long lại như một thứ rượu nồng, khiến người ta ngất ngây, chếnh choáng say và muốn thưởng thức thêm nhiều lần nữa. Chỉ khoảng hơn hai giờ chạy xe máy từ trung tâm Hà Nội, đi du lịch Ninh Bình, đến xã Gia Vân, huyện Gia Viễn là bạn có thể hòa mình vào không khí cực kỳ tuyệt vời ở miền quê yên ả, ở khung cảnh thanh bình của đầm Vân Long. Lang thang đi bộ trên triền đê để thỏa thuê hít thở khí trời cho đến khi mệt nhoài, bạn sẽ lên những chiếc thuyền nan sẵn sàng đưa bạn thực hiện tour du lịch len lỏi vào trong “bức tranh” tuyệt vời này.

Con thuyền nhỏ rời bến, lặng lẽ khua động mái chèo vào làn nước trong veo, phẳng lặng tựa hồ như tấm gương khổng lồ. Trên chiếc thuyền, bạn ung dung ngắm những núi đã sừng sững, những đám cỏ măng cỏ lác giữa đồng nước mênh mông và lắng nghe muôn loài xao động giữa không gian thanh tịnh… Giữa thiên nhiên trong trẻo ấy, bạn thấy mình như đang trôi trong miền cảm xúc yên ả vô cùng, mọi mệt mỏi cũng dường như tan biến, chỉ còn lại sự trầm trồ thán phục bàn tay nhào nặn của mẹ thiên nhiên dành cho vùng đất du lịch Ninh Bình. Thuyền càng đi sâu vào giữa đầm Vân Long, bạn càng cảm thấy mình không còn đang đi du lịch Ninh Bình mà như đang trong một bộ phim kỳ vỹ nói về thiên nhiên. Ở đó, những dãy núi đá vôi sừng sững mọc lên giữa đồng nước khiến bạn thấy nơi đây như một vịnh Hạ Long trên cạn, cây cỏ lúp xúp tăm cá dưới làn nước trong veo. Trong tấm gương khổng lồ ấy, bạn sẽ thấy rất rõ những núi đá mang tên như hình dáng: núi Mèo Cào, núi Mâm Xôi, Hòn Sách, Đá Bàn.... Giữa đất trời bao la này, bạn thấy mình thật nhỏ bé giữa thiên nhiên hùng vỹ và thêm say mê cảnh sắc tuyệt vời này.

Đi du lịch Ninh Bình, đến với viên ngọc Vân Long, du khách còn có dịp khám phá hệ sinh thái vô cùng phong phú ở nơi này. Ở đầm Vân Long có 457 loại thực vật bậc cao, trong đó có 8 loài được ghi trong sách Ðỏ Việt Nam như cây lát hoa, kiền, tuế lá rộng, cốt toái bổi… Nơi đây cũng có 39 loài thú, 72 loài chim, 32 loài bò sát lưỡng cư, 44 loài cá, 39 loài thủy sinh sinh vật, 79 loài côn trùng. Trong số 12 động vật quý hiếm sinh sống ở đây có voọc quần đùi trắng với 72 cá thể, lớn nhất Việt Nam. Nếu có một tour du lịch thăm đầm Vân Long vào các buổi chiều, bạn sẽ có dịp nhìn thấy từng đàn voọc đu cây, bám đá xuống đầm uống nước rất tuyệt vời. 

Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước nổi tiếng trên bản đồ du lịch Ninh Bình, đầm Vân Long còn là nơi có nhiều cảnh quan và di tích văn hóa. Khu Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang động có giá trị phát triển du lịch ở Ninh Bình như hang Cá, hang Bóng, hang Rùa. Bên trong các hang động này cũng có những khối thạch nhũ mang nhiều hình dáng rất đẹp càng tạo nên vẻ cuốn hút du khách. Nhà thuyền sẽ đưa bạn vào thăm những hang động này để bạn thỏa trí tưởng tượng và tận hưởng trọn vẹn chuyến du lịch Ninh Bình của mình.

Nghe lời kể của tôi là bạn đã rất muốn đến để tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của đầm Vân Long phải không? Vậy thì còn chờ gì nữa, hãy đóng máy tính lại, "xách ba lô lên và đi" thôi! Để giữ gìn những danh lam thắng cảnh mà mẹ thiên nhiên đã dành tặng cho mảnh đát Việt Nam yêu dấu, hãy biết bảo vệ môi trường, có ý thức giữ gìn những tài sản chung, đặc biệt là gìn giữ, bảo vệ những di tích, danh lam thắng cảnh nhé.

14 tháng 4 2016
a. Mở bài:- Giới thiệu khái quát câu chuyện, sự việc.b. Thân bài:+ Giải thích được thế nào là trò lố.+ Những trò lố Va-ren bày ra và lố ở chỗ nào:- Hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu nhưng là lời hứa dối trá, bởi vì trong khoảng thời gian dài ông ta còn trên tàu từ Mác-xây sang Việt Nam rồi bận với những cuộc tiếp rước thì Phan Bội Châu vẫn trong tù.- Va-ren tuyên bố mang tự do đến cho Phan Bội Châu và hình ảnh tay phải bắt tay, tay trái nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu.- Kẻ phản bội, xúi giục người trung thành phản bội (một mình diễn trò).c. Kết bài: - Khẳng định giá trị của những trò lố trong tác phẩm.

 
28 tháng 5 2016

Trò lố - những trò được bày ra một cách lố bịch, xấu xa.
Những lời lẽ, tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu, thì Nguyễn Ái Quốc ko dùng những lừoi lẽ bình thường để nói mà dùng từ trò lố để có thể thấy được cái bản chất xấu xa trong con người Va-ren, ông ta làm ra nhưũng trò lố bịch, nực cười để thuyết phục được cụ Phan Bội Châu. 
=> để bộc lộ cái bản chất xấu xa vốn có của Va-ren và thể hiện rõ hơn cái bản chất ấy trogn tấn trò của hắn. Và làm cho ngừoi đọc hiểu được nhưũng điều mà Va-ren làm là để che mắt thiên hạ --> từ đó nói lên thái độ khinh bỉ của Nguyễn Ái Quốc với Va-ren.

21 tháng 11 2017

Cô Tấm bước ra từ trái thị, nàng tiên cá xinh đẹp hay chàng hoàng tử khôi ngô,… là những nhân trong truyện cổ tích. Mỗi tối họ vẫn thường tới bầu bạn với em thông qua lời kể của bà. Bà ngoại kính yêu của em là một người như thế!

Mái tóc bạc phơ của bà y như những bà tiên trong chuyện cổ tích bà hay kể mỗi tối. Bà thường quấn mái tóc dài, thưa vào chiếc khăn vấn ngang đầu cho thật gọn gàng. Khuôn mặt phúc hậu với những nếp nhăn không còn thẳng hàng. Bà thường bảo em, những lần em hư, không nghe lời là trên mặt bà sẽ có thêm một nếp nhăn. Bởi thế, em phải thật chăm ngoan, học giỏi để bà luôn luôn trẻ khỏe. Đôi mắt không còn trong trẻo như những tấm ảnh thời son trẻ của bà. Giờ đi lại, bà phải dùng tới gậy để dò đường. Đôi môi ăn trầu luôn luôn đỏ che đi hàm rang đen nhuộm của bà. Tuy năm nay đã 75 tuổi, nhưng rang bà vẫn rất chắc chắn. Chúng ngoan ngoãn xếp hàng ngay ngắn mà không hề có ý định mất trật tự. Bà em là thế, bà đẹp, nét đẹp của cái tuổi xế chiều.

Mỗi tối, em tranh thủ học bài sớm để ra hiên nằm dài gối đầu lên chân bà, nghe bà kể những câu huyện cổ tích hấp dẫn. Bà vẽ ra cho em một thế giới đa màu sắc, có người tốt, kẻ xấu, rồi sau mỗi câu chuyện, bà sẽ khuyên răn em. Mỗi câu chuyện là một ý nghĩa riêng, là một bài học riêng mà sau đó, em hiểu hơn về thế giới, hiểu mình nên làm gì và không nên làm gì. Trong chuyện có bà tiên giúp cô Tấm, còn em, em có bà tiên luôn hiện diện bên em mỗi ngày. Bà em là thế, bà là một nhà thông thái tài ba.

Những chuyện lớn nhỏ trong ngày, em đều tâm sự cùng và. Những lúc như thế, bà lại như một người bạn của em. Bà hùa theo những suy nghĩ của em, theo mạch suy nghĩ của em. Bà luôn đoán trúng những gì em muốn nói rồi sau đó mới phân tích đúng sai. Bà giống như siêu nhân biết đọc suy nghĩ của người khác vậy. Bà em là thế, là một nhà tâm lý học yêu nghề.

Những lần em bị bố đánh đòn vì hư, bà sẽ là người che cho em tránh trận đòn của bố. Bà sẽ không cho bố đánh em, nhưng bà khuyên em bừng lời nói. Mỗi lần như thế, em lại thấy hối hận vô cùng. Bà em là thế, bà là một cô giáo tâm lý.

    

Cứ thế, em lớn lên trông vòng tay yêu thương của bà ngoại. Bà nuôi dưỡng tâm hồn em, dạy em cách ứng xử đúng mực, giúp em giải quyết những khó khăn. Bà là thế, bà là nữ thần trong lòng em. Em yêu bà rất nhiều.

7 tháng 11 2017

Bà nội em năm nay tuy tuổi đã ngoài sáu mươi nhưng vẫn còn dẻo dai, nhanh nhẹn lắm. Mái tóc bạc của bà búi cao sau đầu. Gương mặt bà phúc hậu, ánh mắt thật hiền từ, độ lượng.Bà chỉ sinh được một mình bố em nên khi bố em chuyển công tác, bà đã từ biệt mái nhà, mảnh vườn thân quen để theo con cháu lên thành phố.

   Bố em là kĩ sư xây dựng nên thường xuyên phải công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân, ngày làm tám tiếng trong xưởng máy. Bà thay bố mẹ em chăm sóc chúng em, từ việc ăn ở đến việc học hành. Sáng sáng, bà đánh thức em và bé Thắng dậy, giục đánh răng, rửa mặt, thay quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Rồi bà cho hai chị em ăn sáng. Mỗi khi các cháu đi học, bà không quên khuyên nhủ các cháu phải chăm ngoan. Bà dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, chu tất. Xong xuôi, bà xách giỏ đi chợ. Số tiền chi tiêu hằng ngày tuy ít ỏi nhưng do bà khéo thu xếp nên bữa nào chúng em cũng được ăn cơm dẻo, canh ngon. Buổi trưa đi học về, bà cháu, mẹ con quây quần bên mâm cơm, đầm ấm biết chừng nào! Suốt ngày, bà chẳng lúc nào ngơi tay. Việc nhà tạm ổn, bà lại lúi húi bên thúng đồ may. Bà khâu lại cho em chiếc áo sứt chỉ, đính lại cho bé Thắng chiếc khuy ... Đêm nào trước khi đi ngủ, bà cũng dành mười lăm, hai mươi phút kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Giọng kể của bà ấm áp và truyền cảm lạ thường. Bà đưa em vào thế giới huyền ảo của những chuyện như Cây khế, Tấm Cám ...

   Thỉnh thoảng, bố em về thăm, thấy nhà cửa ngăn nắp, con cái sạch sẽ, chăm ngoan, bố vui lắm. Bố em nói lời chân thành cảm ơn bà thì bà chỉ mỉm cười hiền hậu:

   - Có gì đâu! Mẹ cố gắng giúp gia đình để con yên tâm công tác

Bố mẹ em quý bà lắm. Bố mẹ thường bảo nếu không có bà thì gia đình em sẽ gặp không ít khó khăn ...Vất vả, khó nhọc là thế nhưng bà em chẳng đòi hỏi gì nhiều. Bà chỉ có một ao ước là thỉnh thoảng được về thăm quê hương, làng xóm. Bố em hứa Tết này sẽ thu xếp để cả gia đình về quê ăn Tết. Nghe vậy, bà rất mừng.

   Em và bé Thắng luôn nghe theo lời bà dạy để làm bà vui lòng. Mỗi khi được điểm 10, em khoe bà thì lại được bà âu yếm xoa đầu khen: "Cháu bà giỏi lắm!"

   Rồi bà mỉm cười, trông bà hiền hậu như một bà tiên trong cổ tích. Em yêu quý và biết ơn bà biết chừng nào!

29 tháng 10 2016

chùa bối khê là chùa gì

29 tháng 10 2016

Trong tim ai cũng có một dòng sông quê nhà... Tự thuở nào dòng sông êm ả, hiền hòa đã tạo nên biết bao kỷ niệm của tuổi thơ trong trẻo, dạt dào bao tâm hồn của những người được sinh ra và lớn lên ở miền quê. Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Lòng sông và dọc đôi bờ sông còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.

Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.

Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Năm tháng đi qua, tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống...Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ và dòng sông quê hương vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. Nhớ lắm sông quê ơi!

Cứ mỗi dịp Tết đến, nhà em lại tràn ngập các loại hoa, quả để đón Tết. Trong số những loại hoa mà mẹ em mua, em thích nhất là chậu cây hoa cúc đại đóa của mẹ em. Cây hoa không chỉ đẹp và còn rực rỡ.

Mẹ em mua chậu cây này cách đây không lâu, từ khi mẹ mới mang chậu cây về, em đã vô cùng ấn tượng trước vẻ đẹp dễ thương mà rực rỡ của nó. Hoa được chia làm nhiều cành to, thân cây xanh thẫm, dày, cứng cáp. Trên thân mọc ra những chiếc lá xanh ngắt, mỏng manh, từ gốc cho đến tận đầu cành. Mỗi một thân hoa lớn lại có hai, ba cành tỏa ra khiến chậu hoa trông đầy đặn, mà càng rực rỡ hơn. Cúc đại đóa khác với loại cúc bình thường. Thay vì tỏa rộng và xẹp dần ở giữa nhụy hoa, những cánh hoa lại chụm về một điểm chính giữa, khiến bông hoa to dần từ trong ra ngoài, che kín đi nhụy hoa nhỏ nhắn, tựa như những cục bông vàng. Cánh hoa nhỏ, mỏng manh, vàng tươi, xếp chụm vào nhau tỏa sắc chói lóa, bông nào bông nấy đều như mái túc xù của người thiếu nữ vậy. Bông to thì đã nở rộ, còn bông nhỏ thì mới chúm chím nhỏ nhắn nơi đầu cành, chờ thời điểm để bung tỏa những cánh hoa của mình. Những bông hoa đua nhau khoe sắc, hương hoa nhè nhẹ bay bổng trong không gian, mang đến cho người ta một cảm giác dễ chịu vô cùng.

Hoa cúc mang màu vàng tươi, mẹ em bảo rằng, nó rất hợp với không khí ngày Tết trong gia đình, tượng trưng cho sự đầy đủ, hạnh phúc, tươi mới, tràn đầy sức sống của một năm mới an lành. Để cây thêm sinh động và rực rỡ hơn, em đặt thêm những món đồ trang trí ngày Tết đỏ thắm trên những cành cây, cành lá. Màu vàng của hoa cùng với màu đỏ của đồ trang trí khiến chậu cây càng tráng lệ, tràn ngập không khí của Tết. Những ngày trước Tết, em chăm chỉ tưới nước cho cây để cây luôn được tươi tốt, mẹ bảo rằng cây phải tươi thì đầu năm mới may mắn.

Đến đêm giao thừa, những bông hoa cuối cùng cũng đã nở rộ, cả chậu hoa đua nhau khoe sắc như cũng đang chào mừng một năm mới đến. Chậu hoa cúc đại đóa ấy đã khiến cho nhà em thêm sức sống tươi mới, đầy màu sắc hơn vào những ngày Tết vui vẻ, vì là vào mùa xuân nên nó càng rực rỡ hơn. Sắc hoa như tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp, mùa của sức sống mới, của sự sống mới đang tràn đầy trong vạn vật.

Chậu hoa cúc đại đóa của mẹ quả thật mang một vẻ đẹp vừa rực rỡ lại vừa tràn đầy sức sống. Nó đã tô điểm cho nhà em vào những ngày Tết thiêng liêng. Em rất yêu thích hoa cúc đại đóa. Em mong rằng Tết năm sau, nhà em sẽ lại có một chậu hoa cúc đại đóa khác để gia đình lại tràn đầy màu sắc và sức sống.

cảm ơn mọi người rất nhiều ,nhưng h mk ko cần đến bài văn đó nữa ,nhưng mk vẫn sẽ k cho bạn le thuy linh nha

Bài. Quãng đường AB dài 180 km. Lúc 7 giờ 30 phút, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54 km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi:

a. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?

b. Chỗ 2 xe gặp nhau cách A bao nhiêu ki-lô-mét?

(Hình như đây là bài toán giải của phần tự luận)