hãy tả 1 bài văn dài một cây có ích trong cuộc sống của con người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Câu chuyện
Một người ham đọc sách
Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.
Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh.
Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi:
- Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à?
Đan-tê ngơ ngác đáp:
- Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi!
(Theo Cuộc sống và sự nghiệp)
* Bài thơ:
TRANG SÁCH VÀO ĐỜI
Trước ngưỡng cửa cuộc đời
Trang sách và hoa phượng
Học vấn và nhớ thương
Miệt mài nuôi chí lớn
Những trang sách dày công
Giúp em nhiều kiến thức
Vào đời bằng hiện thực
Vững bước trên đôi chân
Những con số bài toán
Những dòng chữ bài văn
Sơ đồ và hình ảnh
Nhanh hiểu và dễ nhớ
Trang sách bên cửa sổ
Một bầu trời ước mong
Trang sách như bệ phóng
Nâng bước em vào đời.
(Nguyễn Đức Toàn)
* Bài văn tả cây dừa:
Trước nhà em có một cái ao, xung quanh ao được trồng nhiều loại cây cần nước nhưng trong số đó em lại thích cây dừa nhất. Những đứa bạn cùng làng của em cũng phải công nhận với em về điều đó, cây dừa giống như nhân vật chính nổi bật lên giữa khu vườn nhà. Cây dừa nhà em rất đẹp, nó không chỉ nổi bật trong khu vườn nhà thôi đâu mà nó còn nổi bật nhất cái ngôi làng này.
Mỗi khi đi học về em cũng có thể nhìn thấy cây dừa ở nhà mình từ xa, bởi cây dừa nhà em cao lắm, nhìn từ xa trông nó giống như cái chổi bị dựng ngược lên. Bố em thường trêu rằng bao giờ hai chị em em lớn để lấy cái chổi dừa xuống quét nhà cho bố, chắc hẳn lúc đó nhà sẽ rất sạch.
Thân cây dừa cao và to như cái cột nhà, bên ngoài được bọc một lớp màu nâu, nham nhám, sần sùi và nứt nẻ, chỗ lõm chỗ lồi. Từ gốc cây lên đến đỉnh ngọt sẽ có các vòng tròn cách một khoảng đều nhau, những chiếc rễ con của cây dừa giống như những chú giun đất vậy. Còn phía trên đỉnh cây, các tàu lá xòe ra trông như chiếc ô che bóng râm mát cho một góc vườn nhà, lá dừa già sẽ có màu vàng, còn lá dừa non sẽ còn màu xanh man mát.
Dưới những tàu lá đó là những trái dừa, trái dừa trên cây nhà em năm nào vào mỗi ngày hè thường rất trĩu quả, quả dừa bên ngoài có màu xanh, màu càng nhạt thì chứng tỏ là dừa non còn màu đậm thì là dừa già. Gia đình em khi hè đến thường sẽ hái cả hai loại quả xuống để uống, dừa non sẽ ăn luôn cả cùi, dừa già thì gọt đi phần vỏ nâu bên ngoài để đem đi nấu thành món ăn.
Nhờ có cây dừa mà gia đình em mỗi khi hè đến sẽ có nước để uống, dừa non để ăn mà không phải đi mua ngoài. Sân vườn nhà em cũng nhờ vậy mà trở nên mát hơn và xanh hơn. Em rất thích cây dừa này.
Đó là câu chuyện của Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi.
Tấm gương của cậu học sinh dũng cảm này đã được Bộ GD & ĐT đưa vào đề thi ĐH năm nay. Không ít người đã khóc vì xót thương, khâm phục cậu nam sinh dũng cảm. Một điều ít ai biết là bên cạnh các bằng khen mà Chủ tịch nước, Bộ GT&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh truy tặng. Nam còn được Wikipedia tiếng Việt nhắc về như một tấm gương hi sinh cứu người tiêu biểu.
Vụ tai nạn lật cano trên sông Soài Rạp (huyện Cần Giờ, TP.HCM) khiến 9 người chết đang gây xôn xao dư luận những ngày gần đây. Khi theo dõi sự việc, người ta tìm hiểu được một câu chuyện cảm động về chàng trai Trần Hữu Hiệp (sinh năm 1988) - một trong 9 nạn nhân đã dũng cảm nhường áo phao cho những người gặp nạn khác, cứu sống được 5 người.
Trong lúc lật cano, vì có áo phao, anh Hiệp đã cứu thoát được 4 người. Khi đuối sức, anh nhìn thấy một thai phụ đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, không ngần ngại, Hữu Hiệp thêm lần nữa nhường chiếc áo phao của mình cho người phụ nữ và đứa con trong bụng. Anh đã chấp nhận nhường lại cuộc sống của mình cho hai mẹ con.
Câu chuyện về anh Hiệp những ngày gần đây đang làm rúng động cộng đồng mạnh. Lòng tốt, sự hi sinh của con người trong hoàn cảnh khó khăn đã là bài học cho không ít người trẻ.
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Trong gia đình em, bố hay đi làm xa, chỉ có cuối tuần mới về nhà nên người chăm sóc em nhiều nhất và cũng là người em có nhiều kỉ niệm gắn bó nhất...)
Thân đoạn:
Giới thiệu về mẹ em:
+ Mẹ em bao nhiêu tuổi?
+ Mẹ em làm nghề gì?
Kể lại một kỉ niệm của em với mẹ:
Ví dụ: Khi em ốm, bố đi làm xa, mẹ vừa đi làm vừa chăm sóc em...
Mẹ dạy em học bài...
...
Cảm nghĩ của em về kỉ niệm với mẹ
Kết đoạn.
Trình bày tình cảm của em đối với mẹ.
The world today is very developed, which means that science and technology are also very developed, especially smartphones, they are many advantages. Because they are very useful, and especially for our students. By it, we can look up learning materials, helping us to study better. And we can also use smartphone to communicate with teachers more easily, especially during a pandemic like this. And now, it's even more useful to our students than learning through television, to ensure that knowledge is not lost. You can already see how great smartphne is for our students, though it still has its downsides. On the Internet, there are still some bad websites, which will affect the development of students. Even so, smartphones are still necessary things for our life
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa em cảm thấy như cây thấp xuống, xoè rộng ra hơn mọi năm.
Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái nấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái mà có đến gần chục trái chín mọng đeo lõng thõng từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió mạnh thổi tới tưởng như chúng sẽ bị gãy gập cả xuống. Nhưng cây vú sữa vốn dẻo dai, bền vững như tình người mẹ trong truyện cổ tích. Đúng là một giống cây ăn trái quý hiếm, một giống cây mang một biểu tượng đẹp về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào chảy ra từ những bầu sữa kỳ diệu ấy của người mẹ.
Ôi! Tình yêu của người mẹ thật như "Suối trong nguồn" mà suốt cả cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Cuộc sống xung quanh em có rất nhiều loại cây, những loài thực vật không chỉ xinh đẹp mà còn vô cùng hữu ích đối với cuộc sống của con người. Thiếu đi những loài cây, những loài thực vật này thì cuộc sống của con người sẽ vô cùng khó khăn như: thiếu đi nguồn cung cấp oxi, mà thiếu đi không khí trong lành thì sự sống của con người sẽ bị hủy diệt, các loại thực vật còn có thể làm thức ăn cung cấp nhiều vitamin A, B, C…. và đặc biệt chúng còn có thể dùng làm thuốc để chữa trị bệnh cho con người. Với nhiều công dụng như vậy nên thực vật được trồng vô cùng nhiều xung quanh cuộc sống ở chúng ta, đi đâu cũng có thể bắt gặp, từ trong nhà, ngoài đường, trường học đến những nơi công cộng. Trong rất nhiều loài thực vật, loài cây mà em yêu thích nhất đó chính là cây trà xanh.
Cây trà xanh là một loại cây khá đặc trưng ở nước Việt Nam chúng ta, ngoài công dụng quan trọng với đời sống thì nó còn là một loài cây có giá trị xuất khẩu cao, mang lại nhiều giá trị, thu nhập cho đất nước. Cây trà xanh vốn có nguồn gốc từ các nước ôn đới, những nơi có khí hậu mát mẻ, ẩm ướt, thuận lợi cho sự phát triển, sinh trưởng của loài cây. Nhưng không biết từ bao giờ, có lẽ từ rất lâu rồi, cây trà xanh được mang đến trồng ở Việt Nam, do đặc điểm sinh lí ưa ẩm, mà cây trà xanh được trồng nhiều và phổ biến nhất ở các vùng trung du miền núi Bắc Bộ và khu vực Đông Nam Bộ ở nước ta.
Cây trà xanh là một loại cây khá dễ trồng, chỉ cần trồng ở nơi mát mẻ, khí hậu ôn hòa thì nó có thể phát triển xanh tốt, không tốn nhiều công sức chăm bón, vun trồng của những người nông dân. Vì vậy ở địa hình miền núi khá ghồ ghề, ít chất dinh dưỡng thì cây trà xanh vẫn phát triển. Ngày nay, khi trà xanh trở thành một mặt hàng xuất khẩu mang nhiều lợi nhuận thì những người nông dân đã đầu tư chăm sóc, vun bón bằng nhiều loại lân đạm, thuốc trừ sâu nên những cây trà xanh cho năng xuất cao hơn rất nhiều, chất lượng trà xanh thu hoạch được cũng cao hơn trước.
Cây trà xanh là cây thân gỗ nhưng chiều cao của chúng từ từ năm mươi đến chín mươi centimet, không cao lớn như những cây thân gỗ khác như: cây nhãn, cây vải, cây bạch đàn….Cây trà xanh có rất nhiều cành, tán cây tỏa ra theo hướng đối xứng với thân cây. Trên những tán cây đó mọc ra những lá trà xanh, đây cũng chính là phần có giá trị nhất của cây trà xanh. Lá của cây trà xanh nhỏ, kích thước của nó khoảng bằng kích thước của lá chanh, lá nhãn trong vườn nhà. Ở phiến lá có cá đường vân nổi, mặt lá bóng mượt, xanh ngắt, ở cạnh mỗi chiếc lá có hình răng cưa rất độc đáo. Vào mỗi mùa thu hoạch thì những người nông dân lại mang theo những xọt, những chiếc bao lớn, sau đó dùng tay hái những lá trà và mang về nhà.
Cây trà xanh phát triển quanh năm, vì vậy mà chỉ cần chăm sóc tốt thì một năm có thể thu hoạch bốn đến năm lần. Những lá trà xanh sau khi mang về sẽ được sấy khô, sau đó thái lát và sấy lần hai. Khâu cuối cùng chính là đóng gói sản phẩm. Những lá trà xanh khi thành phẩm có màu xanh đen, khi dùng những lá trà xanh này pha với nước nóng sẽ tạo ra một thứ nước vô cùng thơm ngon mang đậm hương vị của lá trà. Tùy theo sở thích của mỗi người thưởng trà mà trà xanh cũng được bán dưới rất nhiều hình thức, có thể bán trực tiếp trà tươi để đun nước uống, hoặc có thể sấy khô. Trà đã được sấy khô thì có giá thành đắt hơn nhưng bảo quản được lâu hơn.
Hiện nay, cây trà xanh được những người nông dân nhân giống nuôi trồng rất công phu, có thể nhập giống từ nước ngoài và kết hợp nhân giống. Có hai loại trà xanh chủ yếu hiện nay ở Việt Nam, đó chính là trà xanh và trà xanh cà phê. Trà xanh ưa thời tiết lạnh, ẩm nên khu vực trồng trà xanh lớn nhất ở nước ta đều thuộc khu vực miền núi phía bắc và khu vực Đông Nam Bộ. Một số vựa trà xanh có tiếng thơm ngon có thể kể đến như: chè Thái Nguyên, chè sen Yên Bái, chè tuyết Lào Cai…ở khu vực miền Nam có chè Lâm Đồng….
Trà xanh trở thành một những cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, cùng với cây cao su và cây cà phê thì trà xanh trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại thu nhập ngoại tệ lớn cho ngành công nghiệp trồng trọt ở Việt Nam. Không chỉ có giá trị về kinh tế mà ngày nay chủ các nông trại trồng trà xanh đều đẩy mạnh hoạt động du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch. Những người khác du lịch sẽ tham quan vườn trồng trà xanh, trực tiếp cùng người nông dân chế biến và cũng có thể chụp ảnh cùng với những cây trà xanh. Chính sự phát triển đa dạng của các loại hình kinh tế đã làm phong phú cho hoạt động trồng chè ở nước ta.
Chính những công dụng và giá trị của cây trà xanh mà em đặc biệt yêu thích nó, đây là một trong những loài thực vật em cảm thấy thích thú từ cách nó sinh trưởng, phát triển và năng suất cao mà nó mang lại. Nhờ có cây trà xanh mà người dân có thêm thu nhập, đất nước cũng phát triển nhờ nguồn ngoại tệ mà xuất khẩu trà xanh mang lại.