Văn bản trên thuộc chủ đề nào ? Hãy cho biết tên một văn bản cùng thể loại đó ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:
- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ
+ Rừng cọ trập trùng
- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)
+ Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.
- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ
+ Căn nhà núp dưới lá cọ
+ Trường học khuất trong rừng cọ
+ Đi trong rừng cọ
- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ
- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ
Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi
b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi
c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.
Thể loại | Văn bản văn học | Văn bản nghị luận | Văn bản thông tin | |
Thơ | Truyện | |||
Nhan đề văn bản | Bình Ngô đại cáo; Bảo kính cảnh giới, bài 43; Dục Thúy sơn; Con đường không chọn. | Người cầm quyền khôi phục uy quyền; Dưới bóng hoàng lan; Một truyện đùa nho nhỏ. | Về chính chúng ta; Một đời như kẻ tìm đường. | Sự sống và cái chết; Nghệ thuật truyền thống của người Việt; Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu. |
Bài làm
Câu 1:
a) Tên văn bản trên là văn bản " Bạn đến chơi nhà "
b) Bài thơ thuộc thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.
c) Cụm từ " ta với ta " trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " nhằm chỉ chủ nhà và khách, chúng ta không thể phân biệt được đâu là chủ nhà, đâu là khách
=> Thể hiện tình bạn rất thắm thiết, sâu sắc, có thể vượt lên tất cả mọi của cải, cật chất bên ngoài.
d) Theo em, câu " Đầu trò tiếp khách trầu không có" hay hơn. Vì, dân gian đã có câu " Miếng trầu là đầu câu truyện ", nên muốn mở đầu câu chuyện thì ít nhất phải có trầu, nhưng kể cả trầu không có nhưng tác giả vẫn giữ được tình bạn đẹp. Còn câu " Trầu buồn một nỗi cau không có " , chỉ sự buồn rầu, nỗi buồn chỉ có một mình là trầu nhưng không có cau.
Câu 2:
Bài làm
Thông thường, ai cũng chỉ muốn cuộc đời mình gắn với những niềm vui, chẳng ai lại thích thú trước những nỗi buồn. Thế nhưng khi tất cả những điều vui buồn bỏ lại sau lưng, ta sẽ thấy nhớ và quý quá khứ dù quá khứ đó có cả nỗi buồn. Tuổi thơ đối với tôi không ngọt ngào như viên kẹo tròn, không mơ mộng như một miền cổ tích nhưng lại khiến trái tim ghi nhớ cả một đời. Những vui buồn ngày ấy là những kỉ niệm tươi đẹp nhất trong đời tôi.
Ngày còn nhỏ, thấy các bạn thành thị xúng xính cặp sách, quần áo, đồ chơi đẹp, tôi thấy mình và những đứa trẻ vùng quê sao mà thiệt thòi thế. Chúng tôi chỉ có những bộ quần áo mới khi tết đến, đồ chơi cũng rất ít chủ yếu là những món vụn vặt mà chúng tôi nhặt được. Khi đủ khôn lớn tôi chợt thấy mình may mắn khi chúng tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê, nơi tôi có thể thỏa thích thả những cánh diều mơ ước. Tôi gửi những niềm vui nỗi buồn của mình trên những cánh đồng lúa bát ngát, hòa vào dòng nước mát rượi của dòng sông và lẫn bên trong từng trận cười giòn tan hay những giọt nước mắt của cô bé dỗi hờn. Ngày ấy, có một cô bé háo hức đợi cơn mưa đầu mùa để rủ đám bạn trong xóm chơi trò tạt nước, rồi theo những con kênh rạch cạn suốt ngày nắng hè để tìm những chú cá rô lên bờ. Niềm vui bắt được những chú cá vượt cạn, những con ốc, con cua đầy giỏ mà tôi cứ ngỡ như niềm vui của nàng Tấm khi nghĩ về chiếc yếm đào. Lũ trẻ đồng quê chúng tôi chẳng sợ bùn lầy cũng không ngại mưa gió như những đứa trẻ thành thị bây giờ. Có khi cả ngày lặn lội dưới ao xúc từng con tép hoặc những ngày nắng đầu trần đi câu cá mà vẫn không hề bị cảm. Chúng tôi giống nhau ở màu da sạm nắng và mái tóc cháy vàng, đôi chân trần vững chải duy chỉ có mỗi nụ cười vẫn hiện hữu trong đôi mắt.Rồi những nỗi buồn bất chợt khiến tôi bao lần bật khóc. Đó là ngày cô bạn thân sát nhà chuyển sang lớp khác, chẳng còn ngồi chung bàn với tôi dù chúng tôi vẫn gặp nhau mỗi ngày sau giờ đi học. Cô bạn ấy là cả một miền kí ức với tôi. Chúng tôi cùng nhau lớn lên, cùng nhau xây ngôi nhà mơ ước dưới gốc me, gốc khế. Cùng nhau đi qua những tháng năm buồn vui của tuổi thơ và cùng hẹn ước mai sau lớn lên vẫn là những người bạn tốt. Hay những lần chơi trò rượt đuổi mải chẳng bắt được ai, cô bé hay hờn dỗi ấy đã khóc một mình bên đống rơm khô khiến cả đám bạn phải năn nỉ, chọc cười. Nỗi buồn của tuổi thơ tôi cũng có lúc vỡ òa trong thương nhớ. Đó là lần mẹ tôi về quê ngoại phụ ngoại thu hoạch vườn cây suốt một tháng trời. Tôi đếm từng ngày, mong từng đêm có khi còn mơ thấy mẹ về mang rất nhiều đồ chơi cho tôi. Nhưng những nỗi buồn ấy chẳng khác gì những bong bóng nước, nó dễ xuất hiện theo mỗi cơn mưa và cũng dễ tan vỡ đi trong phút chốc. Không giống như người lớn, những đứa trẻ chúng tôi sẽ cười thật to thật vui khi hạnh phúc và khóc òa khi buồn phiền. Chúng tôi chẳng biết gặm nhắm nỗi buồn vì ngày mai lại là một ngày mới.
Dù hôm nay tôi đã xa quê hương, xa những buồn vui tuổi thơ nhưng kí ức ấy vẫn nằm yên trong một góc tâm hồn. Mỗi khi gặp chuyện gì không vui tôi cố gắng nhớ lại những nụ cười đã mất và an ủi bản thân rồi sẽ vượt qua. Kí ức tuổi thơ dù vui hay buồn vẫn rất quan trọng trong đời mỗi con người, vì thế hãy để những đứa trẻ của chúng ta hôm nay được tự do trong vùng trời của ước mơ riêng chúng.
# Chúc bạn học tốt #
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản Thánh Gióng. Phương thức biểu đạt chính là Tự sự.
2. Văn bản thuộc thể loại truyện Truyền thuyết. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về một số nhân vật hoặc sự kiện thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết còn thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự vật, sự kiện được kể.
3. 3 văn cùng thể loại với văn bản trên : Con Rồng cháu Tiên ; Bánh chưng bánh giầy ; Sự tích hồ Gươm.
Câu 1:Trích từ văn bản Cây Khế.Văn bản thuộc thể loại truyển cổ tích dân gian .truyện được kể theo ngôi thứ 3
Câu 5:Em rút ra được bài học là ở đời không được tham lam nếu không sẽ phải chịu hậu quả không mong muốn , và phải luôn giúp đỡ mọi người khó khăn hơn mình.Cần phải luôn chăm chỉ, cần mẫn lao động thì mới có được thành quả tốt
C1 : Ăn Khế Trả vàng
thuộc loại truyện dân gian : cổ tích Việt Nam
Được kể theo ngôi thứ 3
C2 : Chủ đề : Sự việc người em được đền ơn.
Văn bản khác cùng chủ đề : Ông lão đánh cá và con cá vàng.
C3 : từ láy : mù mịt
t/d của từ láy : miêu tả cơn gió như thế nào.
C4 : kể về n/v người em trong văn bản
sự việc : người em được chú chim đền ơn , đón đưa đến đảo vàng.
Phẩm chất đáng quý:
+ Lương thiện , tốt tính , hiền lành , sống bao dung rộng lượng.
C5:
Bài học :
+ Nên giúp đỡ người khác với tấm lòng lương thiện vì ông trời không phụ lòng người tốt.
+ Sống bao dung , rộng lượng và chan hòa với mọi người xung quanh.
+ Sẵn sàng giúp đỡ người gặp hoạn nạn khó khăn.