nêu những nét chính về cuộc đời của hoàng đế trần nhân tông
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Khi về nhà thống lí
-Mị bị bắt làm con dâu gat nợ, thực chất là nô lệ
Về nhà thông lí, Mị bị vùi dập, chà đạp, cướp đoạt tất cả mọi quyền, sống như kiếp vật. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã đưa ra hai nghịch cảnh:
+ Cảnh Mị ngồi quay sợi gai bên tảng đá, cạnh tàu ngựa. Người đặt bên đồ vật, con vật nghĩa là con người khác gì đồ vật, kiếp vật. Suốt ngày làm lụng vất vả, dù quay sợi, thái cỏ, dệt vải, che củi hay đi cõng nước, Mị cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
+ Một bên cảnh nhà thống lí quyền thế, giàu có, người ra vào tấp nập. Thống lí “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng”.
=> Đây là thủ pháp tạo tình huống “có vấn đề” trong lối kể chuyện truyền thống, giúp nhà văn mở lối dẫn người đọc cùng tham gia vào hành trình tìm hiểu những bí ẩn của số phận nhân vật.
+ Món nợ truyền kiếp khiến Mị trở thành con dâu gạt nợ. Thực chất bề ngoài là con dâu nhưng bên trong là con nợ. Mối quan hệ giữa con nợ và chủ nợ kiểu thống lí Pá Tra thì đến bao giờ mới trả xong nợ? Bởi con nợ là con dâu, mà là con dâu thì đã “trình ma” nhà này rồi, chạy đâu cho thoát, chỉ còn cách chịu đựng đến tàn đời mà thôi.
+ Thực ra Mị đã sớm linh cảm thấy cuộc đời của mình sẽ trở thành con nợ chung thân cho nhà thống lí nên ngay từ đầu, Mị đã van xin cha “đừng bán con cho nhà giàu”. Mị sẽ tự cuốc nương, trồng ngô để trả nợ thay cha. Nguyện vọng của Mị không thể chống lại hoàn cảnh và mưu chước thâm độc của cha con thống lí.
*Mị bị cướp đoạt sức lao động, sống như một kiếp vật
+ Bị bắt về nhà thống lí, Mị sống trong tủi cực đúng nghĩa với một nô lệ khổ sai. Có đến mấy tháng tròi, đêm nào Mị cũng khóc. Suy ngẫm uất ức, Mị tìm đến nắm lá ngón để giải thoát, nhưng trước những lời thống thiết của người cha già suốt đời nghèo khổ, lòng hiếu thảo nào không khôn xiết, Mị nén nỗi đau, chấp nhận quay về chịu kiếp ngựa trâu.
+ Với thủ pháp so sánh tương đồng, nhà văn làm nổi bật cuộc đời cơ cực của Mị, Mị nghĩ mình cũng là con trâu, con ngựa vì “là con trâu con ngựa thì phải đổi ở tàu ngựa nhà này đến tàu ngựa nhà khác, là trâu ngựa thì chỉ biết ăn cỏ, đi làm mà thôi”. Nhà văn nhấn mạnh thậm chí Mị không bằng con trâu con ngựa vì “con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ”, còn kiếp đàn bà con gái trong cái nhà này thì làm quần quật cả đêm lẫn ngày, tới mức Mị nghĩ: “ở lâu trong cái khổ, Mị quen rồi”.
+ Công việc tuần tự ngày này qua tháng khác đơn điệu, tẻ nhạt… Mị chỉ biết cúi mặt làm không muốn nghĩ nữa, vật vờ tồn tại như cái xác không hồn. Càng ngày Mị càng không nói “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Hình ảnh con rùa lùi lũi lại gợi nhớ tới câu ca: “Thương thay thân phận con rùa/ Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia”, đó là ẩn dụ về thân phận phụ thuộc, cơ cực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến mà Mị là một hoàn cảnh tiêu biểu.
+ Căn buồng Mị ở tù túng, âm u, lạnh lẽo “kín mít chỉ có một cái cửa sổ bằng một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng, Mị nghĩ cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi”. Chi tiết gây ám ảnh ngột ngạt, bức bối về một địa ngục trần gian, ẩn dụ bế tắc về một cuộc đời, một số phận. Con dâu mà như tù nhân khổ sai, như một thứ công cụ lao động chỉ để cha con thống lí chà đạp, sai khiến. Nhà văn đã cất lên tiếng nói nhân quyền của con người để vạch trần, tố cáo tội ác của bọn chúa đất ở miền núi độc ác, vô đạo đã làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi niềm vui sống của những con người vô cùng đáng sống.
–Mị không chỉ bị cướp đoạt tự do và sức lao động mà còn bị cha con thống lí áp chế về tinh thần
Chúng lợi dụng sự mê tín của người nông dân để sinh tục “cúng ma, trình ma”, khiến Mị cũng như bất cứ người con gái nào ở Hồng Ngài về nhà chồng cũng chỉ còn biết tin một điều: “Nó đã bắt mình vào trình ma nhà nó rồi thì chì đợi chết ở đây thôi”. Suốt một đời họ chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng.
-Mị bị chà đạp, ngược đãi khiến tinh thần bị tê liệt tới mức vô vọng
+ Mùa xuân về. Mị muốn đi chơi, bởi bao người có chồng còn đi chơi, huống chi Mị và A sử chẳng có lòng với nhau. Ước muốn của Mị vừa loé lên đã bị A Sử dập tắt. A sử trói đứng Mị suốt đêm trong căn buồng u tối. Dây trói xiết chặt làm da thịt Mị đau nhức như bị dứt ra từng mảng. Đau đớn, xót xa, Mị nghĩ kiếp mình không bằng kiếp ngựa. Kể từ đó, tinh thần Mị càng rơi vào vô vọng.
+ Mị đã phải sống với người chồng mình không yêu, không được yêu, Mị còn bị A sử đánh đập, hành hạ tàn bạo. Khi hắn bị A Phủ đánh, Mị phải vào rừng hái thuốc về xoa cho hắn. Vậy mà lúc đau mỏi quá thiếp đi, hắn co chân đạp thẳng vào mặt Mị.
+ Những đêm đông gìá lạnh trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi làm bạn thì Mị đã chết tàn, chết héo. Mỗi đêm Mị dậy thổi lửa hơ tay không biết bao nhiêu lần. Có đêm A sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Những hành động của hắn thật dã man, đó không phải là mối quan hệ vợ chồng mà là quan hệ chủ – tớ. Thân phận Mị là thân phận nô lệ.
- Tham gia cách mạng sớm. 1922, ông chuyển lên Mat-xitcơva và vừa lao động vừa học.
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông tham gia chiến đấu chống phát xít với tư cách là phóng viên mặt trận có mặt ở nhiều chiến trường.
- Sau chiến tranh tiếp tục hoạt động xã hội, được nhà nước phong tặng anh hùng Liên Xô.
Sự nghiệp: Năm 1924, bắt đầu viết truyện ngắn.
1825 bắt đầu viết tiểu thuyết " Sông Đông êm đềm" và "Thảo nguyên xanh". Ngoài ra còn những tác phẩm " Đất vỡ hoang", " Họ chiến đấu vì tổ quốc".
- Sứ mệnh cao cả nhất của văn học: Ca ngợi nhân dân- người lao động - người xây dựng, nhân dân - người anh hùng.
- Nổi bật trong phong cách nghệ thuật là tôn trọng nghệ thuật.
Mikhain Solôkhốp (1905-1984), sinh trưởng trong một gia đình nông dân thuộc vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô.
Trước khi đến với việc sáng tác văn chương, Sôlôkhốp đã từng làm một số công tác cách mạng như: thanh toán nạn mù chữ, thư kí uỷ ban xã, đấu tranh vũ trang…
Sôlôkhốp đã từng sống ở Matxcơva, làm đủ mọi ngành nghề: lao công, khuân vác, kế toán, thợ xây… để sinh sống và để thực hiện “giấc mơ viết văn”. Ngoài giờ làm việc ông đến tòa soạn báo Thanh niên, tham gia sinh hoạt nhóm văn học Đội cận vệ trẻ và say mê sáng tác. Ở Matxcơva ông được đăng một vài tác phẩm nhưng không thể định cư lâu dài vì ông cảm thấy “thiếu quê hương’’.
1925, Sôlôkhốp lại trở về vùng sông Đông, bắt tay viết Sông Đông êm đềm. Đây là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của M. Gorki.
Ông được đánh giá là một nhà văn hiện thực vĩ đại. Theo quan niệm của ông, chủ nghĩa hiện thực ở thời đại cách mạng tư tưởng “đổi mới, cải tạo cuộc sống vì hạnh phúc của con người”.
Các tác phẩm nổi tiếng của Sôlôkhốp là Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đẩu vì Tổ quốc, Số phận con người…
- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899- 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phươn Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.
- Hê-minh-uê vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Ông được giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954.
- Sinh năm 1899 - 1961, là nhà văn Mỹ nổi tiếng thế giới.
- Ông yêu thiên nhiên hoang dại, từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó cùng với một số trí thức, nghệ sĩ, ông tự xưng là "thế hệ vứt đi".
- Chiến tranh thế giới thứ hai, tham gia quân đội quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha, làm phóng viên mặt trận, sáng tác văn chương..
- Được giải Nô- ben về văn học 1954.
- Tác phẩm chính: Ông già và biển cả, gĩa từ vũ khí, chuông nguyện hồn ai...
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) người làng Tân Thới, huyện Bình Dương tỉnh Gia Định
+ Năm 1833 Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học
+ Năm 1849 ra Huế thì được tin mẹ mất, ông về quê chịu tang, vừa bị ốm nặng, vừa thương mẹ nên ông bị mù hai mắt
+ Sau đó, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, và cùng với nghĩa quân đánh giặc
b, Cuộc đời ông là tấm gương sáng về nhân cách và nghị lực của người thầy mực thước, tận tâm
Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, sinh tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, trong một gia đình quan lại sa sứt. Ông nội là Chu Giới Phu từng làm quan trong triều nhà Thanh, năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì bị cách chức, hạ ngục. Ông thân sinh của Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi, đỗ tú tài, cũng năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì lâm bệnh và 3 năm sau thì qua đời. Mẹ của Lỗ Tấn là Lỗ Thụy, một người phụ nữ nông dân trung hậu, kiên nghị.
Phẩm chất của bà có ảnh hưởng lớn tới Lỗ Tấn. Cha của Lỗ Tấn mất do không có thuốc chạy chữa, khi Lỗ Tấn 13 tuổi. Từ đó, Lỗ Tấn ấp ủ nguyện vọng học thuốc chữa bệnh.
Lỗ Tấn dã từng học các nghề hàng hải, khai mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc nhưng đều thất bại. Nhờ học giỏi, ông được học bổng sang Nhật, học đại học Y khoa. Một lần, Lỗ Tấn chứng kiến cảnh người dân Trung quốc thích thú khi xem bộ phim có quay cảnh quân Nhật chém một người Trung Quốc vì bị nghi là gián điệp. Ông giật mình nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân và ông quyết định chuyển hướng bỏ đại học Y để làm văn nghệ.
Làm văn nghệ, Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa.
Lỗ Tấn đã sáng tác nhiều tác phẩm: 20 tập truyện ngắn, mỗi tập 600 trang. Có nhà nghiên cứu gọi là "trước tác đẳng thân" (sách cao bằng người). Trong đó, các sáng tác tiêu biểu có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới, Nấm mồ, cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng…
Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa của nhân loại.
- Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài.
- Năm 13 tuổi, bố ông lâm bệnh, không có thuốc uống mà chết. Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học nghề thuốc, ông đã học nghề hàng hải với ước mơ mở mang tầm nhìn và nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc.
- Nhờ học giỏi ông được học bổng sang Nhật. Ông chọn nghề y. Đang học dở Đại học y khoa thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Do một lần xem phim, ông thấy cảnh những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông bỗng giật mình mà nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Lỗ Tấn viết chủ yếu là truyện ngắn và tạp văn: Truyện ngắn có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại. Tạp văn có Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng… Dù ở thể loại nào các tác phẩm của ông cũng đều nhằm mục đích chiến đấu. Ngòi bút ông như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật: điềm tĩnh, tỉnh táo, phanh phui các ung nhọt với một mong ước nóng bỏng là đem lại sức khỏe cho nhân dân
Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực (1928–1967), sinh tại Chợ Lớn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê quán: xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ông có năng khiếu và đam mê âm nhạc nên sáng tác từ khi còn ít tuổi, năm 1944 đến 1945, ông đã có các ca khúc Chị cả, Biệt đô thành. Trong những ngày Nam Bộ kháng chiến, ông mang theo một số bài hát trong đó có Tiếng còi trong sương đêm với bút danh Lê Trực từ Sài Gòn ra chiến khu, song bị nghi là "phản động" nên bị bắt giam và đưa đi lao động cải tạo 3 tháng. Nhờ có người bảo lãnh nên sau đó ông được tha, về làm việc tại tổ quân nhạc. Đó cũng là thời gian ông lấy bút danh Hoàng Việt Hận để sáng tác. Sau này ông mới bỏ chữ "Hận", thành bút danh Hoàng Việt [1]. Sau đó, ông làm việc tại Đoàn Văn công Trung Nam Bộ (khu 8) đóng ở Đồng Tháp Mười. Năm 1951, Hoàng Việt được cử về Đoàn Văn công phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và học Trường Âm nhạc Việt Nam khóa đầu tiên. Năm 1958, Hoàng Việt sang học tập tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria và tốt nghiệp hạng ưu với bản giao hưởng "Quê hương". Sau khi ông trở về nước, bản giao hưởng "Quê hương" được trình diễn lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1966, Hoàng Việt cùng một số văn nghệ sĩ (trong đó có Lưu Hữu Phước, Nguyễn Quang Sáng...) vào chiến trường Nam Bộ và làm việc tại Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam. Ông tử thương ngày 31 tháng 12 năm 1967 tại huyện Cái Bè thuộc tỉnh Mỹ Tho lúc bấy giờ (từ năm 1976 đến nay là tỉnh Tiền Giang) - quê ngoại của mình.
Đinh Tiên Hoàng , tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn , là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.
Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[ Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Bài làm
Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh 968-979) Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con trai ông Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược. Thấy nhân dân khổ sở vì loạn 12 sứ quân, Ông dựng cờ nghĩa, mong lập nghiệp lớn. Đinh Bộ Lĩnh theo về dưới cờ của Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu, được Trần Lãm nhận làm con nuôi. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ quân. Năm Mậu Thìn (968) sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
# Chúc bạn học tốt #