K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2022

tham khảo

 

Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ rừng” của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng” của con hổ. Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải là một nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường.

 

Ngay từ đầu bài thơ, ta thấy nỗi "Nhớ rừng” của chúa sơn lâm được biểu hiện ở thái độ căm tức đến mức đau đớn cho số phận không may của mình:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt...” và "sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm”. Nó cảm thấy nhục vì phải trở thành một "thứ đồ chơi cho một lũ người” "mắt bé” nhưng lại "ngạo mạn” và "ngẩn ngơ”. Nó không chịu được cái cảnh phải "sống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi”.

Nó căm hờn! Nó thấy nhục! Nó căm ghét tất cả! Vì nó đang phải nằm dài trong "cũi sắt”.

Nỗi nhớ rừng của mãnh hổ càng được biểu hiện một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc hơn khi nó hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son, oanh liệt của mình với một tâm trạng luyến tiếc.

Nó nhớ những hình ảnh đẹp đẽ, những âm thanh vang vọng của núi rừng:

"Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội”.

Giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, nó xuất hiện như một vị sơn thần. Từ "bước chân” "dõng dạc” đến "lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng từ "vờn bóng âm thầm" đến “quắc đôi mắt thần" làm sáng rực cả hang tối, nó là "chúa tể của muôn loài", làm cho mọi vật phải “im hơi” lặng tiếng.

Nó nhớ những kỉ niệm trong cuộc sống thường ngày ở chốn rừng sâu, nhớ đến thèm khát, cháy bỏng. Những lúc say mồi dưới ánh trăng:

 

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Những lúc ngủ ngon khi bình minh đang lên và chim rừng đang tưng bừng ca hát. Những lúc chờ đợi mảnh mặt trời tắt đi để một mình chiếm lấy cả không gian bí mật.Những lúc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giang sơn sau một cơn mưa rừng dữ dội. Tất cả, đối với nó là một thời oanh liệt.

Nhưng thời oanh liệt đó đã thuộc về dĩ vãng. Nó chỉ còn biết cất một tiếng than: "Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”. Càng căm uất cho số phận của mình lúc sa cơ thất thế, càng luyến tiếc về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, con hổ tỏ một thái độ khinh bạc, coi khinh cuộc sống thực tại giả dối đang diễn ra xung quanh nó:

"Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng...”

Chẳng qua cũng là "học đòi, bắt chước vẻ hoang vu, của chốn nghìn năm cao cả, âm u”.

Khinh bạc với hiện tại, nó lại khát khao được trở về với nơi "núi non hùng vĩ" để ngự trị sơn lâm, trở về với cuộc sống tự do, phóng khoáng, tha hồ vùng vẫy, tung hoành. Nhưng một sự thực, nó đang bị giam trong "cũi sắt”. Chúa sơn lâm đành thả hồn mình theo giấc mộng ngàn” để được sống những phút oanh liệt, để xua tan những ngày ảm đạm "ngao ngán” của mình.

Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính là vì chán ngán trước cuộc Sống mà nó đang bị giam hãm, mất tự do.

Tâm trạng của con hổ, cũng chính là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ (1931-1935) cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dầu chưa được định hướng rõ ràng. Đó cũng là một thái độ đáng quý, đáng trân trọng. Rõ ràng, bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ là một bài thơ rất hay, là bài thơ hay nhất trong phong trào thơ mới khi đã mượn hình ảnh của con hổ để nói về nỗi đau mất nước, nỗi đau chung của người dân khi đang phải chịu sống trong cảnh tù đày, dưới ách thống trị của bọn thực dân. Hình tượng con hổ có giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc, nó không chỉ là hình tượng của tự nhiên mà còn biểu trưng cho cả một xã hội, gửi gắm ý nghĩa sâu xa, đầy ẩn ý của tác giả.

17 tháng 1 2023

Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh:

“Bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” .

“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”.

“Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”.

“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân”.

“Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”.

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”.

“Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”

30 tháng 9 2023

Vẻ đẹp của rẫy và khi rừng được tác giả miêu tả qua những hình ảnh: Mặt Trời ló trên tre xanh, sương giăng đèn ngọn vỏ, tia nắng long lanh, bắp trổ cờ non xanh, phong lan muôn sắc nở, hoa chuối màu thắm đỏ. 

6 tháng 2 2022

alo mọi người sao ko có ai trl giúp mình thế này

6 tháng 2 2022

Em chụp bài thơ lên lại nhé!

6 tháng 10 2017

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

3 tháng 7 2017

Chọn đáp án: D

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm: mùa đông.

- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện điều đó:

+ Nắng hanh: đặc trưng nắng mùa đông.

+ Tiếng sếu vọng sông ngày: tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông đã tới.

+ Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: biểu hiện rõ ràng mùa xuân sắp tới, từ đó thấy ưđược hiện tại chính là mùa đông đang diễn ra

28 tháng 9 2018

Người mẹ Tà Ôi được miêu tả trong bài thơ

Người mẹ ru con ngủ, và làm đồng thời công việc kháng chiến, của kháng chiến, của cách mạng

- Mẹ ru con trong khi giã gạo, tỉa bắp, khi chuyển lán, đạp rừng

- Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng, tình yêu đất nước

→ Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước, điều làm nên sự vĩ đại của người mẹ Tà Ôi

7 tháng 5 2023

- Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông.

- Dấu hiệu:

+ Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông “Nắng đã vàng hanh như phấn bay”.

+ Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông.

+ Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được hiện tại chính là mùa đông