Viết đoạn văn nêu tác hại đến bạo lực học đường.( kèm dẫn chứng ) Không copy mạng nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… làm cho dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy và trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá căng thẳng với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu qủa của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong nhà trường này.
TK ạ : Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.
THAM KHẢO
Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.
Tham khảo:
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.
Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.
Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh , xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỷ luật chưa đủ sức răn đe.
Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường.
Nói tục chửi thề nhằm mục đích khiêu chiến, sỉ nhục đến danh dự và phẩm chất của đối phương có thể dẫn đến bạo lực học đường. Lời nói thoát ra có thể không vừa ý đối phương, vượt mức chịu đựng của bạn, từ đó nảy sinh ra mâu thuẫn.
Em tham khảo nhé !!
Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị. Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường. Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp tới các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?
Dàn ý:
MB: Giới thiệu về vấn đề nghị luận ( hiện trạng bạo lực trong học đường)
TB:Ý 1: Giải thích nghĩa của hiện trạng bạo lực hoc đường
+ Bạo Lực là Gì ?
+ Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng bạo lực trong học đường
Ý 2: Tác hại của vấn đề trên
(nêu một số vd cụ thể )
Ý 3: Bài học rút ra
KB: Lời khuyên
Liên hệ bản thân
Dựa vào cacsys trên nha
Một số ý chínnh:
- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. - - - Tác hại:
+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em.
+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.
=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.
- Biện pháp:
+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.
+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.
+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.
+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.
+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.
- Kết luận:
+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.
+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các em học sinh.
tham thảo :
Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này. Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc… gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Theo bản thân người viết: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
Về khía cạnh bạo lực học đường này có 2 hướng đó là bạo lực về thể chất và tinh thần. Mình sẽ giúp bạn triển khai bạo lực tinh thần bằng lời nói. Còn bạo lực thể chất bạn sẽ tự triển khai nhé.
Bạo hành bằng lời nói là hành động dùng ngôn ngữ gây tổn hại về mặt cảm xúc, tâm lý cho người khác. Đối với những nạn nhân đặc biệt là lứa tuổi học đường thì tổn thương bằng bạo hành lời nói càng được nhân lên sâu sắc. Những đứa trẻ bị bạo hành bằng lời nói thường tự ti, vẫn tồn tại cảm giác sợ hãi trước lời nói của người khác. Chúng đặt ra cho mình những giới hạn, những vùng cấm địa nhốt mình trong một không gian thế giới của riêng mình. Điều ấy ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của con người. Đứa trẻ không thể phát triển toàn diện về nhân cách và lối sống. Trái tim đóng khép không còn mở ra cánh cửa nào tiến đến cuộc sống bên ngoài. Những cảm xúc tiêu cực dần dồn nén từ những lời nói công kích của đối tượng bạo hành dần trở thành một con rắn độc ăn mòn tinh thần của đứa trẻ và có thể chúng sẽ rơi vào một trạng thái bệnh - trầm cảm. Chúng ta biết đến Hạ Hồng Việt với bộ tranh " ngưng ngược đãi" gây xúc động ảnh tới truyền thông. Bộ tranh là những lời nói bạo lực mà chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Không ai nghĩ nó là bạo lực, nhưng nó gây tổn thương như bất cứ loại bạo nào. Mỗi hành động bạo lực ngôn từ đều đem đến một tác hại tiêu cực đến với người nghe. Sâu thẳm trong tâm hồn của những người đã phải trải qua đều có những vết nứt mãi mãi không thể liền lại. Đối với xã hội, nó như một cái gai mọc lên gây hoang mang, nhức nhối len lỏi tồn tại cùng sự phát triển của xã hội. Lời nói là một công cụ giao tiếp kết nối những mối quan hệ giữa người với người được gần nhau hơn không phải dùng để giày xéo, sử dụng như là một "kẻ sát nhân" ẩn mình giết hại con người từ bên trong. Ngôn tử sắc hơn dao có sức hủy diệt hơn bất kỳ lưỡi hái nào của Tử thần. Chỉ cần một nhát chém cũng có thể đưa con người đến với bờ vực sinh tử.