Tuổi trẻ tuyệt vời như thế, nhưng tôi dám chắc rằng, có nhiều bạn ngồi đây ở nhiều phút giây đã lãng phí hoặc lãng quên giá trị của nó. Chẳng hạn, có lúc có bạn đã thở dài chán nản muốn buông xuôi mọi thứ. Có bạn đã muốn giơ hay tay đầu hàng không muốn theo đuổi giấc mơ của mình nữa. Thậm chí, buồn hơn, có bạn đã sử dụng thời gian thuộc về tuổi trẻ cho những thú vui nguy hiểm như dùng chất kích thích, ma túy hoặc những cuộc vui chơi thiếu lành mạnh như cờ bạc, cá độ, rượu bia…
Tuổi trẻ cho dù tuyệt vời thì đến lúc nào đó các bạn cũng sẽ phải chia tay tuổi trẻ. Vì thế các bạn trong khi phải ý thức sâu sắc về sự quý giá của tuổi trẻ, cũng cần phải chuẩn bị tốt cho chặng đường sau-chặng đường của người trưởng thành.
Như thế nào là người trưởng thành?
Sẽ có rất nhiều câu trả lời khác nhau được đưa ra. Ngay cả các thầy cô giáo rất có thể sẽ có câu trả lời khác với bố mẹ các em. Các nhà tâm lý học cũng sẽ có câu trả lời khác với những người thợ….
Nhưng có lẽ, ai cũng sẽ đồng ý với câu trả lời này: “Người trưởng thành là người có khả năng tự lập về kinh tế nhờ vào nghề nghiệp của bản thân”.
Nghĩa là người đó phải làm một nghề gì đó để có thu nhập trang trải cuộc sống riêng mà không phải dựa vào bất cứ ai.
Điều này rất quan trọng.
Một người khi không phải dựa vào ai (giống như một cái cây có bộ rễ vững chắc) thì có thể đứng vững trước sóng gió của cuộc đời và mới không để bản thân mình lẫn vào người khác.
Nghề nghiệp quan trọng như thế cho nên, người Việt chúng ta khi gặp nhau, nếu là người trưởng thành, sau khi hỏi họ tên, quê quán thì thường hỏi “Anh/chị làm nghề gì?”.
Nghề nghiệp không đơn giản chỉ là công cụ kiếm tiền. Bởi vì có rất nhiều người do may mắn có được tài sản của cha ông để lại hay vì một lý do nào đó đã có trong tay tài sản lớn đủ để sống trọn đời. Nhưng trên thế giới này các bạn thấy vẫn có rất nhiều người giàu có vẫn tiếp tục học để có nghề nghiệp, vẫn tiếp tục lao động, thậm chí lao động hăng say hơn cả người bình thường.
Tại sao lại như vậy?
Đơn giản vì ngoài tiền bạc, nghề nghiệp còn đem lại niềm vui để sống và làm cho con người ta khỏi tha hóa, đánh mất nhân tính. Trong lịch sử, lao động đã giúp cho con người ngày một người hơn và giờ đây, lao động vẫn tiếp tục làm điều đó.
Ông cha chúng ta, bằng thực tiễn phong phú của mình đã đúc kết rằng “nhàn cư vi bất thiện” (câu thành ngữ có ý nói rằng việc sống trong nhàn hạ lâu ngày, không có việc gì để làm, rảnh rỗi quá sẽ dễ làm nảy sinh ra các hành động không tốt). Đấy là một lời cảnh báo chân thành, đầy tính thực tiễn và nghiêm khắc.
Nếu lao động giúp chúng ta duy trì và phát triển tính người, thì lười lao động và trốn lao động (vì nghĩ đơn giản lao động là để làm ra tiền mà mình có tiền rồi thì cần gì lao động) sẽ làm cho con người chạy lùi lại quy trình tiến hóa. Con người sẽ bị “thú hóa” khi bị dẫn dắt hoàn toàn bởi bản năng.
Năng lượng vốn dĩ cần phải sử dụng cho lao động nghè nghiệp sẽ bị sử dụng cho những việc vô bổ hoặc những việc xấu. Mà các bạn biết đấy, xét trong lịch sử và trên bình diện rộng là xã hội cũng như nhìn vào các trường hợp cụ thể, các bạn đã tìm thấy trường hợp nào lười lao động, trốn lao động và tha hóa có thể tồn tại lâu dài hay có kết quả cuối cùng tốt đẹp không ?
Câu 1: Tác giả đã sử dụng cách nêu lí lẽ, dẫn chứng như thế nào để thuyết phục người đọc?
câu 2 : Văn bản đã giúp em có suy nghĩ gì về quan điểm phải chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai của tác giả. Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu.
Câu 1: Tác giả đã sử dụng cách nêu lí lẽ, dẫn chứng như thế nào để thuyết phục người đọc?
=> cách nêu lí lẽ chặt rõ ràng , dẫn chứng thực tế đủ sức thuyết phục để...
câu 2 : Văn bản đã giúp em có suy nghĩ gì về quan điểm phải chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai của tác giả. Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu.
Trên chuyến hành trình "sống" của con người bao giờ khi trưởng thành ta cũng bắt gặp một người . Đó là " nghề nghiệp" . Tự nó đến hoặc bắt buộc chúng ta phải chuẩn bị nó . Đối với các bạn học sinh hiện nay , cần phải chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai . Đúng như lời tác giả đã nói :"“Người trưởng thành là người có khả năng tự lập về kinh tế nhờ vào nghề nghiệp của bản thân”. Câu nói này đã cho ta thấy , nghề nghiệp quan trọng như thế nào . Nghề nghiệp có thể quyết định số phận của những con người bần hàn . Nghề nghiệp có thể thực dụng hơn khi người Việt ta dùng làm " thước đo giá trị " của một con người . Chẳng phải những anh , chị đi làm bao giờ cũng nhận được câu hỏi :" Làm nghề gì? " kèm theo câu " Lương tháng bao nhiêu " . Có lẽ , đó là câu hỏi quan tâm nhưng trong đó hình như cũng có một sự vô duyên bới móc đời tư người khác khi sét ở khía cạnh nào đó . Quay trở lại vấn đề nghề nghiệp , thực nó là con dao 2 lưỡi , nó giúp ta kiếm ra đồng tiền kiếm sống , làm nhiều việc ta muốn,.. nhưng đồng thời nó cũng khiến ta lao vào làm việc bạt mạng, " bán sống bán chết " . Bởi thế , khi còn ngồi trên ghế nhà trường , các bạn học sinh nên chuẩn bị nghề nghiệp cho một tương lai tươi sáng của bản thân mình. "Sự chuẩn bị" bao giờ cũng tốt hơn sự " nước đến chân mới nhảy" .