Cuộc sống quan phụ mẫu được miêu tả như thế nào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Quang cảnh trong phủ Chúa
- Phải đi qua nhiều lần cửa, với những dãy hành lang dài quanh co nối nhau liên tiếp, ở mỗi cửa đều có lính canh gác, ai muốn vào phải có thẻ.
- Vườn hoa trong phủ Chúa cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa cỏ thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương
- Bên trong phủ là nhà Đại đường, Quyển bổng, Gác tía với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
- Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng chén bạc
- Đến nội cung phải đi qua 5, 6 lần trướng gấm
- Phòng thắp nến, sập thếp vàng, ghế rồng sơn son, nệm gấm mà che
⇒ Quang cảnh ở phủ chúa cực kì tráng lệ lộng lẫy, không đâu sánh bằng
* Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa
- Khi đi thì có tên đầy tớ chạy trước hét đường
- Trong phủ người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi
- Lời lẽ nhắc đến thế tử đều hết mực cung kính, lễ độ tránh phạm úy.
- Chúa Trịnh luôn cho phi tần chầu chực xung quanh. Tác giả không được thấy mặt Chúa
- Thế tử bệnh có 7, 8 người thầy thuốc túc trực, phục dịch
- Tác giả phải quỳ lạy 4 lần lúc đến và 4 lần lúc về
⇒ Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa với những lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ cho thấy sự cao sang, quyền uy, cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.
* Cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống trong phủ
- Lê Hữu Trác mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ Chúa những tác giả tỏ vẻ dửng dưng trước những thứ vật chất xa hoa và không đồng tình với cuộc sống quá xa xỉ, thừa thãi, hưởng lạc nhưng thiếu khí trời và tự do như ở trong phủ Chúa
Tham Khảo
Nhà văn Phạm Duy Tốn là một nhà văn thành công, với nhiều nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Trong đó, không thể không nhắc đến nhân vật viên quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc bay. Nhân vật này không có tên họ cụ thể, nhưng chỉ qua miêu tả cũng biết ông ta là một vị quan lớn, gánh những ước mong, tin tưởng của nhân dân. Vì họ gọi ông ấy là viên quan phụ mẫu cơ mà. Ấy thế nhưng, viên quan phụ mẫu ấy, lại chẳng quan tâm, đoái hoài gì đến những con dân của mình. Khi trăm họ đang lầm than, ngụp lặn trong nước lũ để tìm cách giữ lại chút gì đó cho mình. Thì ông ta lại điềm nhiên tận hưởng những thứ đắt đỏ, quý giá. Ông ta đến ngôi đình trên đồi cao, khô ráo sạch sẽ, rồi sung sướng đánh bài, ăn tổ yến. Ngài rung đùi, chép miệng, rồi ù, niềm hạnh phúc vỡ òa. Ngoài kia đê cũng vỡ, muôn dân đớn đau, tiếng kêu thấu tận trời xanh. Mà quan cha mẹ lại đang hân hoan khi thắng ván bài, chẳng mảy may quan tâm đến những gì xảy ra ngoài đình kia. Hình ảnh viên quan phụ mẫu độc ác, vô lương tâm ấy khiến độc giả phải căm phẫn, phải tức giận. Thật khó mà quên được.
refer
Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi, biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.
Nhà thơ Lí Bạch đã miêu tả thác nước vào lúc có mặt trời chiếu rọi:
+ Thác nước bọt tung, nước tỏa ra sương khói, mặt trời chiếu xuống tạo ra những tia khói huyền ảo
+ Thác nước trở nên đẹp hơn nhờ ánh nắng mặt trời, giống như lư hương khổng lồ tỏa lên bầu trời
- Ý nghĩa: Khi tả núi Hương Lô có tác dụng làm nổi bật thác nước lung linh, huyền ảo của tạo hóa.
Em tham khảo:
Cảnh tượng đèo ngang được hiện lên với những chi tiết, hình ảnh, âm thanh đặc trưng của một buổi chiều buồn.
- Bóng xế tà: Con người được hiện ra qua hình ảnh cái bóng => Cách miêu tả thời gian gián tiếp và rất tinh tế
- Không gian: Đèo ngang, đang dần chìm vào bóng tối, chỉ còn trơ trọi một cái “bóng” của con người (ta với ta), còn lại là nhường chỗ cho cảnh vật. Nhưng cảnh vật cũng trở nên hoang sơ, tiêu điều “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Sự cô đơ, trơ trọi của con người được đạt tới đỉnh điểm qua chi tiết “một mảnh tình riêng, ta với ta. Giữa vũ trụ bao la, giữa đèo, giữ sông, giữa núi non trùng điệp vậy mà hình ảnh nhân vật xuất hiện lẻ loi, cô đơn biết nhường nào tả xiết.
- Cuộc sống con người cũng không khác gì cảnh vật, vẫn là những hình ảnh gợi cho chúng ta sự xơ xác, thưa thớt, trống vắng, “lom khom dưới núi, tiều vài chú/ lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.
- Âm thanh: âm thanh trở nên não lòng và hiu quạnh, không phải tiếng chợ gần xa, cũng chẳng có tiếng người qua lại, mà thay vào đó là tiếng kêu của con “quốc quốc”(con cuốc) và “gia gia”( con đa đa).
Tìm những hình ảnh, từ ngữ tác giả miêu tả cảnh vật ở đèo ngang
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Ở bốn câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng từ ngữ rất độc đáo, đầy tính gợi tả, đặc biệt trong câu “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Nguyễn Du sử dụng bốn phụ âm “x” đi liền nhau “xuân xanh xấp xỉ”, sau đó là hai phụ âm “t”, cuối câu là phụ âm “c – k” để nói hai chị em Kiều và Vân đã đến tuổi “búi tóc cài trâm” nhưng họ vẫn sống một cuộc sống nề nếp, gia giáo, mẫu mực, đức hạnh của các tiểu thư chốn phòng khuê. Họ sống cuộc sống “êm đềm”, vô lo vô nghĩ sau “trướng rủ màn che”, cách biệt với những cuộc vui chơi trác táng, những xô bồ, cạm bẫy ngoài kia. Việc sử dụng từ láy gợi hình “êm đềm” và cụm từ “mặc ai” khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên, an toàn, được bao bọc, chở che của hai chị em, đặc biệt là Thúy Kiều bao nhiêu, thì sau này, những khổ cực mà nàng phải gánh chịu càng ê chề, đau đớn, xót xa bấy nhiêu.
Ở bốn câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng từ ngữ rất độc đáo, đầy tính gợi tả, đặc biệt trong câu “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Nguyễn Du sử dụng bốn phụ âm “x” đi liền nhau “xuân xanh xấp xỉ”, sau đó là hai phụ âm “t”, cuối câu là phụ âm “c – k” để nói hai chị em Kiều và Vân đã đến tuổi “búi tóc cài trâm” nhưng họ vẫn sống một cuộc sống nề nếp, gia giáo, mẫu mực, đức hạnh của các tiểu thư chốn phòng khuê. Họ sống cuộc sống “êm đềm”, vô lo vô nghĩ sau “trướng rủ màn che”, cách biệt với những cuộc vui chơi trác táng, những xô bồ, cạm bẫy ngoài kia. Việc sử dụng từ láy gợi hình “êm đềm” và cụm từ “mặc ai” khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên, an toàn, được bao bọc, chở che của hai chị em, đặc biệt là Thúy Kiều bao nhiêu, thì sau này, những khổ cực mà nàng phải gánh chịu càng ê chề, đau đớn, xót xa bấy nhiêu.
được miêu tả là một cuộc sống xa hoa, đầy đủ, nghiện chơi tổ tôm