Từ nội dung bài thơ đất nước bốn ngàn năm...cứ đi lên phía trước. Hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết và lòng dũng cảm của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại dịch covid 19
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đại dịch COVID-19[7][8] là một đại dịch bệnh truyền nhiễm đã và đang lan rộng nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mọi người đều cố gắng quyết tâm nỗ lực chống dịch,tiêu biểu nhất là các cán bộ các nhân viên y tế là những con người trực tiếp xông pha tuyến đầu ngăn chặn và điều trị bệnh. Họ đã quên thân mình, bỏ mặc lợi ích cá nhân luôn phải khoác lên mình bộ đồ bảo hộ nóng bức, ngột ngạt suốt ngày đêm nhưng trong họ chưa bao giờ vơi đi sự nhiệt tình, hăng hái, họ luôn chăm sóc người bệnh một cách ân cần, chu đáo nhất, cùng bệnh nhân vượt qua Virus quái ác. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết nồng nàn ấy của các y, bác sĩ mà chúng ta đã có nhiều ca bệnh được chữa khỏi. Tất cả những thành công đáng tự hào ấy đều xuất phát từ sự lao động miệt mài, cần cù, đầy hăng say của lớp lớp những y, bác sĩ, những chiến sĩ thầm lặng trong cuộc sống đời thường nhưng khiến chúng ta phải vô cùng biết ơn, trân trọng…
Tham khảo:
Đề 1:
Xã hội đang hướng đến nền kinh tế của kiến thức. Mà để có được kiến thức vững chắc, thì tinh thần tự học lại là yếu tố quyết định. Tự học là sự chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức qua hướng dẫn của thầy cô. Tự học mà không cần người khác nhắc nhở mình. Tự học giúp chúng ta tiếp nhận kiến thức bằng niềm đam mê, hứng thú, chủ động. Còn giúp chúng ta có thói quen không dựa dẫm vào những thứ có sẵn, mà còn giúp ta sáng tạo, linh hoạt hơn trong mọi việc. Muốn thực hiện ước mơ, thì tự học là con đường giúp ta biến ước mơ trở thành hiện thực. Chúng ta cần lĩnh hội được những kiến thức trọng tâm, sáng tạo trong cách học... không chỉ tiếp nhận kiến thức trong trường học mà còn cả trong gia đình và xã hội. Dù ở hình thức nào thì tự học vẫn là yếu tố quan trọng nhất, có vậy thì chúng ta mới thành công. Ngược lại, bên cạnh còn có những thái độ học tập không tốt như: học để đối phó với thầy cô, học mà ỉ lại vào bạn bè mà bản thân không tự làm lấy. Qua đây mỗi người cần rút ra bài học cho bản thân: chúng ta cần có tinh thần ham học, say mê tìm tòi, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Chủ động sáng tạo, độc lập trong học tập. Như vậy, mới có thể tiếp nhận đầy đủ kiến thức để vươn tới những ước mơ của mình.
Tinh thần Ngày Quốc khánh giúp cho chúng ta nhận ra một thông điệp quan trọng: Chính sự đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chia của dân tộc đã tạo ra sức mạnh của tình yêu nước, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và khó khăn do dịch bệnh lần này cũng không phải là ngoại lệ.
Quốc khánh 2/9 năm nay là một ngày đặc biệt hơn so với ngày này những năm trước. Thông thường, đây là dịp nghỉ lễ và mọi người có cơ hội đi du lịch, xum họp gia đình - một dịp để mọi người tụ tập, hòa cùng niềm vui chung của đất nước. Nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên, sau rất nhiều năm kể từ ngày đất nước thống nhất, chúng ta không được hưởng niềm vui tưng bừng thường thấy khi đón Ngày Quốc khánh.
Việc giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở nhiều tỉnh, thành phố là một quyết định không ai mong muốn. Nhưng dịch bệnh COVID-19 thực sự là kẻ thù vô hình, chưa có tiền lệ mà chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó.
Đến ngày hôm nay, nước ta có hơn 400.000 người nhiễm COVID-19, nhiều gia đình đã mất người thân vì dịch bệnh này. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bên cạnh biện pháp 5K + vaccine, chúng ta rất cần có một tinh thần vững vàng, ý chí quyết tâm để có thể chiến thắng dịch bệnh.
Ngày Quốc khánh là dịp chúng ta ôn lại lịch sử để phát huy tinh thần quyết tâm giành chiến thắng của dân tộc cho nhiệm vụ mới. Chúng ta đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch và về cơ bản, đã có những thành công nhất định trong điều kiện đất nước còn có khó khăn, nhất là nguồn lực y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cuộc chiến này.
Có được thành công ấy là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn, kiên quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự chung tay, góp sức của toàn thể nhân dân, trong đó có sự hy sinh quên mình của đội ngũ cán bộ y tế, quân đội, công an ở tuyến đầu. Nhưng đó còn là yếu tố văn hóa - tinh thần Việt Nam, điều được kết tinh, hội tụ ở một sự kiện Ngày Quốc khánh và tinh thần ấy được lan tỏa khi đất nước gặp khó khăn.
COVID-19, dù có nhiều tác động tiêu cực nhưng cũng là cơ hội thử thách sức mạnh Việt Nam. Vượt qua dịch bệnh này không chỉ giúp đất nước vượt qua khó khăn, quay trở lại nhịp sống bình thường, mà còn chứng minh bản lĩnh, ý chí, sức mạnh dân tộc đã từng tạo nên những chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử.
Trong dịch bệnh, chúng ta chứng kiến rất nhiều sự sẻ chia, đoàn kết để thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng chục nghìn y bác sĩ lên đường vào tâm dịch, hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ “đi chợ giúp dân”, các nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn những ca khúc khích lệ tinh thần chống dịch, những em bé, người dân bình thường dành dụm tiềm bạc, nấu cơm, bán hàng hóa 0 đồng, giải cứu nông sản, sáng tạo các ATM gạo, oxy... trở thành những hình ảnh thân thương và cảm động nhất về con người Việt Nam.
Trong thời điểm dịch bệnh nghiêm trọng như hiện nay, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội của mỗi người chính là cách để chúng ta đồng tâm cùng đất nước. Tinh thần Ngày Quốc khánh giúp cho chúng ta nhận ra một thông điệp quan trọng: Chính tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chia của dân tộc đã tạo ra sức mạnh của tình yêu nước để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh lần này và đây cũng sẽ là minh chứng cho tinh thần ấy.
Như Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Ngày Quốc khánh 2/9 chính là thời điểm để chúng ta nghĩ nhiều hơn về sức mạnh ấy và có thêm quyết tâm để củng cố, bồi đắp và phát huy sức mạnh ấy.
Ngày 29/7 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”. Lời hiệu triệu của Tổng Bí thư khiến chúng ta có thêm động lực, quyết tâm để lan tỏa tinh thần độc lập dân tộc mà cha ông ta đã từng nỗ lực, hy sinh để xây dựng nên, cho một đất nước phồn vinh như ngày hôm nay.
Lòng tự hào trong lịch sử giúp chúng ta tự tin hơn trong hiện tại, giúp chúng ta có một niềm tin mãnh liệt rằng tinh thần bất diệt của Ngày 2/9 không chỉ là thời điểm tôn vinh sức mạnh Việt Nam mà còn là thời điểm tỏa sáng giá trị Con người, Văn hóa Việt Nam, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường cho một tương lai tươi sáng của dân tộc./.
Nguồn: Chinhphu.vn
Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc.
Tham khảo nha !
Trong văn học Việt Nam, cho đến Nguyễn Đình Chiểu, chưa có một hình tượng nhân dân nào chân thực và cảm động hơn người nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông. Nói đúng ra, trước Nguyễn Đình Chiểu, con người bình thường cũng xuất hiện trong văn chương Việt Nam. Tuy nhiên, đó hoặc là những ngư phủ, tiều phu hình bóng thấp thoáng, khi xa khi gần trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, hoặc là đám đông lố nhố, hằng ngày là cục đất củ khoai, khi cỏ dịp trở nên những “kiêu binh” lỗ mãng trong Hoàng Lê nhất thống chí.
Người nông dân xuất hiện trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn khác hẳn. Họ thật sự là những người bình thường, là dân ấp, dân lân, ngoài cật có một manh áo vải. Bản tính lại hiền lành, chất phác, quanh năm suốt tháng côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Bên trong lũy tre làng, họ chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ, thành thục với nghề nông trang: Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm. Nói như nhà thơ Thanh Thảo sau này, “họ lấm láp sình lầy ấy đã bước vào thơ Đồ Chiểu. Đành rằng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã có tấm lòng sáng để phát hiện ra họ, nhưng trước hết bởi dù không áo mão cân đai phẩm hàm văn võ, họ vẫn để lại những vệt bùn làm vinh dự cho thơ”. Đó chính là tấm lòng yêu nước, trọng nghĩa của người nông dân.
Khi nghe tin quân giặc đến, dù là dân thường nhưng những người nông dân vẫn lòng đầy sốt ruột. Trong xã hội xưa, những chuyện quốc gia đại sự trước hết là việc của quan. Dân nghe theo quan mà làm dân. Dân nhìn thấy quan mà theo. Vì thế, họ trông chờ tin quan như trời hạn trông mưa. Mắt còn trông đợi nhưng lòng thì đã rõ:
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Lòng yêu nước không độc quyền của ai. Huống chi, với những người nông dân chân chất, khi mùi tinh khiết vấy vá đã ba năm thì họ ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Vì thế, dù là dân ấp, dân lân, trong tay chỉ còn một tầm vông, họ đã sẵn sàng xả thân vì nghĩa cả:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ni hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.
Cuộc đối đầu một mất một còn giữa những người nông dân yêu nước với kẻ thù là cuộc đối đầu không cân sức. Họ thất thế ngay từ ban đầu khi tự giác đứng lên, không có ai tổ chức (ai đòi, ai bắt), chẳng có binh thư, binh pháp. Còn quân giặc thì chuẩn bị bài bản, có quy mô, quy củ. Họ thất thế khi xung trận mà ngoài cật có một manh áo vải, trong tay cầm ngọn tầm vông, còn kẻ thù lại có tàu sắt, tàu đồng, đạn nhỏ, đạn to. Song chí căm thù, lòng yêu nước đã khiến những người nông dân trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ, liều mình như chẳng có ai. Ai cũng biết cái giá cuối cùng của hành động ấy. Nhưng nghĩa sĩ nông dân càng biết rõ điều đó:
Một giấc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm trao mộ.
Những nghĩa sĩ nông dân trở thành “những anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang’’ (Phạm Văn Đồng). Hình tượng người nghĩa sĩ chân đất lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam đã mang hình dáng đầy bi tráng. Nó như một tượng đài sừng sững tạc vào không gian lẫn với thời gian để nói với muôn đời rằng: Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.
Sự gắn bó, lòng yêu thương và cảm phục đã khiến Nguyễn Đình Chiếu ghi tạc vào thơ văn mình hình tượng người nghĩa sĩ cần Giuộc thật bi tráng. Hình tượng ấy mang sức nặng của một thời đại “nước mắt anh hùng lau chẳng ráo” và tấm lòng yêu thương bi thiết của nhà thơ mù đất Đồng Nai - Gia Định. Những người anh hùng “sống đánh giặc - thác cũng đánh giặc”. Còn nhà thơ của họ đã dựng lại tượng đài ấy “nghìn năm” trong kí ức tâm hồn của người đời bằng văn chương.
tham khảo :
trong thời gian vừa qua , đại dịch COVID-19 đã lan rộng hầu như khắp đất nước.Trong đó có việt nam chúng ta , ở việt nam thì dịch COVID-19 đã lan rộng ra một số nơi như hà nội hải dương , quảng ninh,….ѵà ở một số nơi khác.Nhưng nhờ sự đoàn kết c̠ủa̠ các dân tộc, trên đất nước đã cùng nhau chống dịch .Ko tụ tập nơi đông người , đeo khổ trang , rửa tay bằng các nc có cồn>60.Những người anh hùng như các bác sĩ đã chữa bệnh cho chúng ta.Phải nói răng các bác sĩ các nhân viên viên Ɩàm trong nghành y học đã cứu chúng ta.Qua đây ta tháy tình đoàn kết giữ các dân tộc các nước va nhờ các y bác sĩ