K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6. Có bao nhiêu câu ghép trong đoạn văn đầu tiên “Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề. Cây đề như vẫy gọi người xa, như vỗ về kẻ ở bằng màu xanh um tùm cao ngất với vô vàn lá hình tim. Lá đề không mọc ngang như lá đa mà cứ treo nghiêng hờ hững cho gió lách mình qua để rung lên niềm thanh thoát nhẹ nhàng, xao xuyến.”?a.1                              ...
Đọc tiếp

6. Có bao nhiêu câu ghép trong đoạn văn đầu tiên “Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề. Cây đề như vẫy gọi người xa, như vỗ về kẻ ở bằng màu xanh um tùm cao ngất với vô vàn lá hình tim. Lá đề không mọc ngang như lá đa mà cứ treo nghiêng hờ hững cho gió lách mình qua để rung lên niềm thanh thoát nhẹ nhàng, xao xuyến.”?

a.1                                 b.2                                       c.3                        d.0

7. Có bao nhiêu câu ghép trong đoạn văn thứ hai “Mùa xuân, khi đề ra lộc, hình như chúa xuân đã dát mỏng những tấm đồng điếu thành từng chiếc lá màu đỏ au hơi ánh tím. Nắng lên chói chang, lá đề chuyển xanh óng nuột nà. Cho đến khi đông sang, lá mới ngả màu nâu thẫm trước khi rơi về gốc mẹ lạnh lùng. Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét. Cho đến khi mưa xuân phủ tấm màn voan mỏng lên cây, lá đề ướt đẫm nước mắt trời mà không ai biết.”?

a.1                                 b.2                                       c.3                        d.0

8. Câu văn nào dưới đây có từ “đề” cùng từ loại với từ “đề” trong câu văn “Mùa xuân, khi đề ra lộc, hình như chúa xuân đã dát mỏng những tấm đồng điếu thành từng chiếc lá màu đỏ au hơi ánh tím”?

a. Cần phải đề rõ ngày tháng khi làm bài văn viết thư!

b. Nhiệm vụ này phải được đề lên hàng đầu.

c. Anh ấy đã đề ra nhiều sáng kiến hay trong buổi hội thảo.

d. Cần đọc kĩ đề trước khi làm bài!

9. Em hiểu “nước mắt trời” trong câu văn “Cho đến khi mưa xuân phủ tấm màn voan mỏng lên cây, lá đề ướt đẫm nước mắt trời mà không ai biết.” là gì?

a. mưa                                b. tấm voan mỏng                       c. lá cây đề                       d. mưa xuân

10. Câu văn “Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét.” có chủ ngữ là:

a. Những chiếc lá đề                                 b. Những chiếc lá đề cuối cùng

c. Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại                    d. Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn treo nghiêng

0
6. Có bao nhiêu câu ghép trong đoạn văn đầu tiên “Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề. Cây đề như vẫy gọi người xa, như vỗ về kẻ ở bằng màu xanh um tùm cao ngất với vô vàn lá hình tim. Lá đề không mọc ngang như lá đa mà cứ treo nghiêng hờ hững cho gió lách mình qua để rung lên niềm thanh thoát nhẹ nhàng, xao xuyến.”?a.1                              ...
Đọc tiếp

6. Có bao nhiêu câu ghép trong đoạn văn đầu tiên “Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề. Cây đề như vẫy gọi người xa, như vỗ về kẻ ở bằng màu xanh um tùm cao ngất với vô vàn lá hình tim. Lá đề không mọc ngang như lá đa mà cứ treo nghiêng hờ hững cho gió lách mình qua để rung lên niềm thanh thoát nhẹ nhàng, xao xuyến.”?

a.1                                 b.2                                       c.3                        d.0

7. Có bao nhiêu câu ghép trong đoạn văn thứ hai “Mùa xuân, khi đề ra lộc, hình như chúa xuân đã dát mỏng những tấm đồng điếu thành từng chiếc lá màu đỏ au hơi ánh tím. Nắng lên chói chang, lá đề chuyển xanh óng nuột nà. Cho đến khi đông sang, lá mới ngả màu nâu thẫm trước khi rơi về gốc mẹ lạnh lùng. Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét. Cho đến khi mưa xuân phủ tấm màn voan mỏng lên cây, lá đề ướt đẫm nước mắt trời mà không ai biết.”?

a.1                                 b.2                                       c.3                        d.0

8. Câu văn nào dưới đây có từ “đề” cùng từ loại với từ “đề” trong câu văn “Mùa xuân, khi đề ra lộc, hình như chúa xuân đã dát mỏng những tấm đồng điếu thành từng chiếc lá màu đỏ au hơi ánh tím”?

a. Cần phải đề rõ ngày tháng khi làm bài văn viết thư!

b. Nhiệm vụ này phải được đề lên hàng đầu.

c. Anh ấy đã đề ra nhiều sáng kiến hay trong buổi hội thảo.

d. Cần đọc kĩ đề trước khi làm bài!

9. Em hiểu “nước mắt trời” trong câu văn “Cho đến khi mưa xuân phủ tấm màn voan mỏng lên cây, lá đề ướt đẫm nước mắt trời mà không ai biết.” là gì?

a. mưa                                b. tấm voan mỏng                       c. lá cây đề                       d. mưa xuân

10. Câu văn “Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét.” có chủ ngữ là:

a. Những chiếc lá đề                                 b. Những chiếc lá đề cuối cùng

c. Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại                    d. Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn treo nghiêng

0
1. Câu văn đầu tiên “Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề” có bao nhiêu trạng ngữ chỉ thời gian?a.1                         b.2                          c.3                          d.02. Từ nào sai chính tả?a. leo trèo                             b. trơn trượt                      c. trèo bẻo                          d. chê trách3. Từ nào khác loại?a. vỗ về                        b. um...
Đọc tiếp

1. Câu văn đầu tiên “Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề” có bao nhiêu trạng ngữ chỉ thời gian?

a.1                         b.2                          c.3                          d.0

2. Từ nào sai chính tả?

a. leo trèo                             b. trơn trượt                      c. trèo bẻo                          d. chê trách

3. Từ nào khác loại?

a. vỗ về                        b. um tùm                     c.xao xuyến                           d. cuối cùng

4. Từ nào khác loại?

a. an ủi                       b. đỏ au                                  c. nhẹ nhàng                         d. xanh óng

5. Nhận định nào đúng với câu văn “”Mùa xuân, khi đề ra lộc, hình như chúa xuân đã dát mỏng những tấm đồng điếu thành từng chiếc lá màu đỏ au hơi ánh tím”?

a. Câu văn trên có 2 trạng ngữ                                    b. Câu văn trên có chủ ngữ là “chúa xuân”

c. Câu văn trên không có quan hệ từ                          d. Cả a,b,c

3
2 tháng 4 2022

1. Câu văn đầu tiên “Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề” có bao nhiêu trạng ngữ chỉ thời gian?

a.1                         b.2                          c.3                          d.0

2. Từ nào sai chính tả?

a. leo trèo                             b. trơn trượt                      c. trèo bẻo                          d. chê trách

3. Từ nào khác loại?

a. vỗ về                        b. um tùm                     c.xao xuyến                           d. cuối cùng

4. Từ nào khác loại?

a. an ủi                       b. đỏ au                                  c. nhẹ nhàng                         d. xanh óng

5. Nhận định nào đúng với câu văn “”Mùa xuân, khi đề ra lộc, hình như chúa xuân đã dát mỏng những tấm đồng điếu thành từng chiếc lá màu đỏ au hơi ánh tím”?

a. Câu văn trên có 2 trạng ngữ                                    b. Câu văn trên có chủ ngữ là “chúa xuân”

c. Câu văn trên không có quan hệ từ                          d. Cả a,b,c

25 tháng 10 2017

A.So sánh 

Vì có từ như

25 tháng 10 2017

A. So sánh

Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 60) bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh mỗi đoạn văn này.Đoạn 1 :   (........................................................................Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.)Đoạn 2 :   Nhìn từ xa, cây chuối...
Đọc tiếp

Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 60) bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh mỗi đoạn văn này.

Đoạn 1 :

   (........................................................................Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.)

Đoạn 2 :

   Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi(...........................................................................)

Đoạn 3 :

   Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần.(.......................................)

Đoạn 4 :

   (..........................................................)Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.

2
29 tháng 10 2019

Đoạn 1 :

   (Vào những ngày cuối tuần, ba mẹ em thường đưa em về nhà ngoại ở ngoại thành. Em rất thích khu vườn của bà. Ở đó bà trồng nào na, nào mít, nào mận, nào ổi). Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

Đoạn 2 :

   Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. (Đến gần, thân cây chuối to nhờ cột nhà. Sờ vào thân thấy láng mịn. Lớp vỏ ngoài của nó bị che đi một phần bởi lớp áo khô, áo khô này cũng góp phần bảo vệ cho cây.)

Đoạn 3 :

Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần. (Đặc biệt là buồng chuối dài, nặng trĩu với rất nhiều nải úp sát nhau khiến cây như oằn xuống.

Đoạn 4 :

   (Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối dùng để nuôi lợn, nuôi ngan, lá chuối gói giò, gói bánh, hoa chuối làm nộm, làm rau. Còn quả thì vừa thơm vừa ngọt lại vô cùng bổ dưỡng). Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.

2 tháng 3 2021

Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.

Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.

Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.

21 tháng 5 2019

Nhà tôi ở , cách Hồ Gươm không xa . Từ trên gác cao nhìn xuống , hồ như một chiếc gương bầu dục lớn , sáng long lanh . Cầu thê Húc màu son , cong cong như con tôm, dẫn vào đền ngọc sơn mái đền lấp lo bên gốc đa già, rễ lá xum xuê . Xa một chút là Tháp Rùa , tường rêu cổ kính xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um.

21 tháng 5 2019

Bài làm

Nhà tôi ở  cách Hồ Gươm không xa . Từ trên gác cao nhìn xuống , hồ như một chiếc gương bầu dục lớn , sáng long lanh . Cầu thê Húc màu son , cong cong như con tôm dẫn vào đền ngọc sơn mái đền ,lấp lo bên gốc đa già , rễ , lá xum xuê . Xa một chút  là Tháp Rùa , tường rêu cổ kính , xây trên gò đất cỏ mọc xanh um

Hok tốt

Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau: - Mở...
Đọc tiếp
Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau:
- Mở bài: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. - Thân bài: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. - Kết thúc: Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?

b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.

1
13 tháng 3 2017

a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:

   + Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên

- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”

- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.

b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:

   + Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.

   + Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.

15 tháng 3 2022

giúp mình vớikhocroi

16 tháng 3 2022

Cây tre ở làng quê

"Mai sau

Mai sau

Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh"

Cây tre vốn là biểu tượng của làng quê Việt Nam, chỉ cần trở lại làng quê, nhìn thấy bóng tre xanh mát bên đường là cảm giác bình yên lại tràn về. Mai sau dù có đi đâu xa chăng nữa, em vẫn sẽ luôn nhớ về quê hương, về những lũy tre bao trùm xóm làng, ôm ấp tuổi thơ, nâng cánh ước mơ cho em

b) Cây tràm ở quê em

Em thích cây tràm lắm! Tràm cho chúng em bóng mát để vui chơi trong những giờ giải lao. Tràm tô điểm cho ngôi trường thêm duyên dáng. Tràm cung cấp thứ gỗ quý cho mọi người. Và sau nữa, giữa trưa hè êm ả nằm dưới gốc tràm mà ngắm hoa rơi thì thật là tuyệt.

c) Cây đa cổ thụ ở đầu làng.

Cây đa cổ thụ đã trở thành một hình ảnh thân quen gắn bó với làng em. Sau này, khi phải đi xa để học tập hay làm việc, chắc chắn mỗi khi nhớ về làng quê, em không thể quên hình ảnh của cây đa cao lớn, xum xuê, quanh năm xanh tốt, nó đang đứng ở đầu làng như chờ đợi những người của làng quê trở về.

25 tháng 10 2018

Những đoạn văn kết bài theo kiểu mở rộng:

a) Tả cây tre: Tre đi vào cuộc sông của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ. Người làng tôi, ai đi xa cũng nhớ về cây tre, nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương, nơi ghi lại không biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp của một thời thơ ấu.

b) Tả cây tràm: Em thích cây tràm lắm! Tràm cho chúng em bóng mát để vui chơi trong những giờ giải lao. Tràm tô điểm cho ngôi trường thêm duyên dáng. Tràm cung cấp thứ gỗ quý cho mọi người. Và sau nữa, giữa trưa hè êm ả nằm dưới gốc tràm mà ngắm hoa rơi thì thật là tuyệt.

c) Tả cây đa cổ thụ ở đầu làng: Dưới gốc đa này, người làng đưa tiễn nhau đi bịn rịn, lưu luyến... Và cũng dưới gốc đa này, người làng thường dừng chân nghỉ lại sau những buổi làm đồng mệt nhọc, vất vả. Cây đa như một biểu tượng quê hương là bến đậu của bao nỗi nhớ tình thương của những người con xa quê cha đất tổ.

31 tháng 3

Ko bt