K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2022

Năm nay bà tôi được 90 tuổi, và tuổi tác của bà khiến bà trở nên khá yếu. Khuôn mặt của bà ấy có rất nhiều nếp nhăn, nhưng chúng ta vẫn có thể thấy rằng bà ấy từng là một cô gái rất xinh đẹp khi còn trẻ. Bà tôi có mái tóc màu xám xoăn mà mẹ tôi đã quyết định cắt ngắn lên. Đôi mắt bà đã mờ đi theo thời gian, nhưng vẫn còn một thứ ánh sáng bên trong chúng bất cứ khi nào bà ấy mỉm cười. Mỗi buổi sáng, bà sẽ dành khoảng 10 phút để đi dạo quanh sân nhà như một bài tập thể dục nhẹ nhàng, và sau đó bà sẽ uống một ly sữa nóng. Bà tôi phải tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt bởi vì bà ấy có vấn đề với gan của mình, vì vậy bà không thể ăn cùng thức ăn như những người khác. Bên cạnh đó, bà cần phải uống một ít thuốc vào buổi sáng và buổi tối để duy trì sức khỏe của mình, và tôi cảm thấy rất buồn khi càng lúc bà lại càng cần nhiều thuốc hơn. Mặc dù tuổi tác đã cao, bà ấy vẫn là một người phụ nữ thú vị luôn tràn đầy tình yêu, và tất nhiên tôi yêu bà tôi rất nhiều.

20 tháng 6 2023

Gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống trong một nhà. Đó chính là tình cảm đẹp đẽ thiêng liêng nhất ai cũng nâng niu trân trọng bằng cả trái tim. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Nó dạy cho chúng ta giá trị của tình yêu, tình cảm, chăm sóc, trung thực, tự tin và cung cấp cho chúng ta công cụ và gợi ý đó là cần thiết để có được thành công trong cuộc sống, tình cảm gia đình là mối quan hệ gắn bó thiêng liêng giữa những người ruột thịt có quan hệ về huyết thống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Có gia đình là có hạnh phúc và thật bất hạnh cho những ai không có được một gia đình. Có những em bé chỉ mong ước trong đời được ấp ủ trong vòng tay mẹ cha, có những người không hề có được một gia đình trọn vẹn. Trong khi đó lại có những kẻ có gia đình mà không biết trân quý, thờ ơ, lạnh lùng với chính tổ ấm của mình để rồi sau này mất đi mới cảm thấy hối hận. Vì vậy, chúng ta, những người may mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trọn vẹn, hãy biết trân quý những phút giây hạnh phúc, hãy biết quý trọng người thân và biết bồi đắp tình thương gia đình.

11 tháng 4 2016

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

TICK GIÚP NHA !!

 
11 tháng 4 2016

Ngoài tình thương bao la của bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương của bà nội nữa.Đêm nào tôi cũng đi vào giấc ngủ ngon lành bởi những câu chuyện cổ tích thần kì của bà.Bà nội của tôi là người tuyệt vời nhất

7 tháng 1 2022

Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.

THAM KHẢO
7 tháng 1 2022

trong bài thơ bếp lửa của "bằng việt" cho chúng ta thấy được sự hi sinh thầm lặng , tình cảm của người bà đối với đứa cháu của mình . người bà đã hi sinh hết quãng đời còn lại của mình để thay bố mẹ chăm sóc đứa cháu của mình. bà là mái âm để che chở người cháu , bao bọc tuổi thơ khờ dại của người cháu.Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc . đã mấy chục năm trôi qua "niềm tin dai dẳng" trong bà chưa bao giờ lụi tắt ,đến tận bây giờ người bà vẫn giữ thói quen dậy sớm để nhóm bếp lửa nồng ấm ,tràn đầy sự yêu thương của người bà dành cho cháu, Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”.qua bài thơ trên cho chúng ta thấy được tình bà cháu thật thiêng liêng và quý giá biết bao. đặc biệt là tình cảm cao quý của người bà dành cho tác giả

22 tháng 2 2022

tk:

Từ ngã tư thị xã Đồng Xoài, du khách đi theo Quốc lộ 741 hướng Phước Long chừng 50 km sẽ đến núi Bà Rá. Núi Bà Rá cao 732 m, thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Ngọn núi được đồng bào dân tộc S’tiêng gọi với cái tên thành kính là “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi thần”.

Đường lên đỉnh Bà Rá trước đây rất hiểm trở, len lỏi qua những khu rừng nguyên sinh dày đặc, dốc đá cheo leo. Bây giờ, đường đã được mở rộng, lát đá thông thoáng. Từ đồi Bằng Lăng, du khách leo khoảng hơn 1.760 bậc tam cấp là lên đến đỉnh. Dọc đường lên núi. Tham quan khung cảnh trên đỉnh Bà Rá sẽ cho du khách cảm giác lâng lâng với nhiều ấn tượng khó quên.

Núi Bà Rá cách thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long khoảng 5 km. Xe khách, xe máy có thể chạy lên đồi Bằng Lăng nằm ở khoảng 1/3 độ cao so với đỉnh Bà Rá. Đường trải nhựa, quanh co khá dốc, hai bên là rừng rậm, thỉnh thoảng có những lạch nước nhỏ chảy tràn qua lộ… Tại đồi Bằng Lăng, dựa vào vách núi có một nhà bia tưởng niệm trang trọng, ghi công các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh.

Núi Bà Rá trong chiến tranh là căn cứ cách mạng, là chiến trường vô cùng ác liệt. Năm 1925, Pháp cho xây tại chân núi Bà Rá một nhà tù lớn để giam cầm chính trị phạm. Bên sườn núi phía tây là nơi đội công tác cách mạng núi Bà Rá từng bám trụ và gây nhiều nỗi kinh hoàng cho địch. Vào lúc 18 giờ ngày 2-1-1974, quân cách mạng đã đánh chiếm núi Bà Rá và sau đó giải phóng thị xã Phước Long vào ngày 6-1-1975.

Nếu du khách thích khám phá và có sức khỏe thì nên đi bộ theo những lối mòn lên núi. Leo núi Bà Rá sẽ cho bạn nhiều cảm xúc và sự hưng phấn. Nên khởi hành lên núi từ 9 giờ sáng, lúc ấy sương mù đã tan, du khách có thể thưởng thức được toàn cảnh quan chung quanh ngọn núi kỳ vĩ này. Từ nhà bia đi lên núi chừng 30 m có một cây bằng lăng cổ thụ cao gần 50 m, chiều rộng chừng 10 người ôm chưa giáp tay, tàng lá xanh um, dáng vẻ thâm nghiêm.

 

Để leo núi và có thể nghỉ đêm trên đỉnh Bà Rá, du khách nên trang bị gọn nhẹ với giày vải đi rừng, áo gió và ba lô đựng những vật dụng cá nhân cần thiết cho một chuyến du khảo. Lương thực có thể mang theo như bánh mì, mì gói, thịt cá hộp, nước suối… Nếu không thích leo núi, du khách có thể lên đỉnh bằng cáp treo (được đưa vào sử dụng từ tháng 3-2010). Ngồi trên ca-bin cáp treo ngắm không gian bao la dưới chân núi cũng là cảm giác vô cùng thú vị.

Bây giờ, đường nên núi Bà Rá đã được mở rộng, lát đá thông thoáng. Dọc đường lên núi, cảnh vật hoang sơ, lãng mạn với những rừng trúc, lồ ô xen kẽ với bằng lăng, sao, dầu lông và rừng cây bụi như mua, sim, trâm ổi. Dây leo bò bao phủ, chằng chịt khắp nơi. Thỉnh thoảng du khách nghe được tiếng chim chìa vôi, họa mi, chích chòe hót ríu rít, vang lên tràng dài và tiếng cu rừng gáy vọng phía triền núi xa. Không khí trên núi rất mát mẻ, trong lành.

 

Đứng trên đỉnh Bà Rá, ta có thể quan sát một khu vực rộng lớn chung quanh bạt ngàn một màu xanh bất tận. Hồ Thác Mơ mênh mông có diện tích trên 12.000 ha như một mặt gương khổng lồ, phẳng lặng và đẹp như tranh vẽ. Đây là nơi cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Thác Mơ hiện đại. Trên đỉnh núi Bà Rá có tháp ăng ten của Đài Phát thanh truyền hình Bình Phước, cao 48 m. Ở đây còn có Miếu Bà là nơi hành hương, cúng viếng của nhiều khách thập phương. Thời chiến tranh, quân đội Mỹ đã xây dựng trên đỉnh Bà Rá một căn cứ quân sự khá hiện đại, dấu tích bây giờ vẫn còn.

Nếu lên núi vào những đêm có trăng (từ mồng 10 đến 20 âm lịch), du khách sẽ thấy mình như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh với trăng ngàn, gió núi đẹp hoang sơ và lãng mạn. Khi trời tối hẳn, du khách có thể cùng bạn bè ra sân trước Miếu Bà ngồi trên những tảng đá, ngắm nhìn vầng trăng huyền ảo cùng những ánh đèn lung linh của thị trấn Thác Mơ dưới chân núi. Và, lửa trại được đốt lên, với một cây đàn ghi-ta, bạn đã có thể trải lòng hòa mình với thiên nhiên, bè bạn…

22 tháng 2 2022

Ghi rõ Tham khảo ra

20 tháng 11 2021

Tham khảo

Trong một năm, em thích nhất là những ngày nghỉ hè. Không phải vì để được đi chơi thỏa thích, chẳng phải làm nhiều bài tập. Mà bởi vì, mỗi khi nghỉ hè, em sẽ lại được về quê thăm bà.

Từ nhà em về nhà bà, đi xe ô tô hết gần bốn tiếng đồng hồ. Ngồi lâu, đường xóc nảy khiến em rất mệt mỏi. Thế nhưng giây phút xuống xe, được nhìn thấy dáng bà bên cánh cổng gạch đỏ, những mệt nhọc ấy tan hết đi đâu mất. Chạy thật nhanh, sà vào lòng bà, thỏa thuê cảm nhận những cái vuốt ve dịu dàng của bà. Hạnh phúc biết bao nhiêu.

Trở về với ngôi nhà gỗ nhỏ, nhưng sạch sẽ và mát rượi. Nằm gối đầu lên chân bà, em sung sướng mà nhớ về những ngày tuổi thơ được sống bên bà. Hồi đấy, em còn bé lắm nên được bà cưng chiều nhất trong các anh chị em. Mỗi ngày, em được bà chăm sóc từng chút một, từ rửa mặt, ăn cơm đến tắm rửa. Bàn tay của bà không to lớn như tay bố, cũng chẳng mềm mại như tay mẹ. Đôi bàn tay đó nhăn nheo như lá khô, nhưng lại đem đến cảm giác yên tâm mà chẳng thứ gì có thể sánh bằng. Bà chẳng có thói quen nhai trầu bỏm bẻm như các cụ bà khác, vì bà bảo “Tại cái Mi hồi mới đẻ, cứ hôm nào bà nhai trầu là nó khóc, không cho bế, nên bà bỏ luôn”. Chỉ lời nói bâng quơ ấy thôi, cũng đủ để em cảm nhận được tình yêu của bà.

Thời gian trôi, em lớn lên, nên theo bố mẹ lên thành phố để đi học. Chỉ còn một mình bà ở lại ngôi nhà cũ ấy. Cô đơn biết bao nhiêu. Nhiều lần, bố mẹ mời bà lên ở cùng, nhưng bà không nghe. Bà bảo “Mẹ sinh ra ở đây, lớn lên ở đây, không quen thành phố. Với lại, mẹ đi rồi thì vườn tược, mộ bố con để cho ai trông”. Cái tình nghĩa của người cũ đã níu đôi chân của bà. Bà cũng cô đơn lắm chứ. Em cảm nhận rõ điều đó qua những lần gọi video với bà. Bà bảo ngày nào cũng chỉ mong đến bảy giờ tối để được gọi cho cháu. Thế nhưng, bà vẫn quyết không chịu rời xa mảnh đất kia.

Mỗi lần trở về, em lại thấy bà già đi một chút. Mái tóc lại thêm phần bạc trắng, tấm lưng lại còng đi đôi phần. Thế nhưng, tình yêu thương bà dành cho em thì vẫn vẹn nguyên như thế. Nụ cười hiền từ và cái vuốt ve dịu dàng của bà cũng vẫn y như thuở ngày xưa.

Em chỉ mong sao, thời gian trôi chậm lại, để bà sẽ luôn ở mãi với em. Để ngôi nhà gỗ nhỏ kia luôn có người mở cửa, để cánh cổng gạch đỏ kia luôn có người đứng chờ ở dưới. Để mỗi tối, lúc bảy giờ, em lại được gọi điện cho bà. Vì bà là người mà em vô cùng yêu thương, kính trọng.

tham khảo nha bn đủ kiểu

 

Cảm nghĩ về bà ngoại kính yêu hay nhấtCảm nghĩ về bà ngoại - Mẫu 1

Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng. Bà luôn có dành cho em một tình cảm ấm áp, khiến em luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.

Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già. Nhưng nó càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em. Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan… Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

 

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em.

Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.

Cảm nghĩ về bà ngoại - Mẫu 2

Em được sống trong một gia đình đầy ắp tình thương và sự hòa thuận. Người được yêu mến và tôn trọng nhất là bà của em. Với em, bà là cơn mưa mùa hạ tưới mát cho tuổi thơ của em.

Bà đã ngoài bảy mươi tuổi, như người xưa thường nói đây là tuổi “xưa nay hiếm”. Bà đã già nhưng vẫn nhanh nhẹn và dai sức lắm. Khuôn mặt thanh tú của bà in đầy các vết nhăn của thời gian và sự lo âu, vất vả. Bà trông như cây mai gầy guộc, mảnh mai nhưng rắn rỏi, vững vàng. Mái tóc bà đã sớm bạc trắng. Đôi mắt nhìn em thật nhân từ. Đôi tay của bà gầy guộc, các đường gân và mạch máu nổi rõ lên, nhưng vẫn nhanh nhẹn lo toan được đủ việc trong gia đình.

Mẹ vẫn thường nói với em, cả đời bà vất vả quá, khi trẻ lo toan việc nhà để chồng yên tâm đi chiến đấu, nay lại chăm sóc gia đình để các con phấn đấu vươn lên, rồi bà lại chăm chút các cháu để chúng trưởng thành. Vậy là bao nhiêu gánh nặng gia đình một mình bà gánh vác hết. Ở trong nhà, bà luôn là trung tâm hòa giải mọi chuyện, bà thường nói: “Chuyện trong nhà, cứ lớn thì coi là nhỏ, mà nhỏ thì coi như là không có thì mọi chuyện sẽ êm đẹp cả thôi”.

Tuy bà đã nhiều tuổi nhưng rất chăm tập thể dục buổi sáng. Bà cứ chê lũ trẻ chúng tôi học nhiều mà lại ham ngủ, ít tập tành. Việc nhà nhiều vậy mà bà tôi vẫn tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Bà tham gia Hội phụ nữ phường, Hội hòa giải, Hội từ thiện… Ai ai cũng quý mến bà, có việc gì mọi người thường tới hỏi và nghe bà phân tích. Bà tôi không khéo nói, nhưng bà nói lại hợp tình hợp lý nên dễ thuyết phục mọi người. Vừa rồi, nhà bác hàng xóm sơ ý bị cháy, bà kêu gọi mọi người giúp đỡ để vượt qua khó khăn buổi đầu. Tôi thật sự tự hào về bà mình. Bà sống giản dị và khiêm nhường. Những bữa cơm của gia đình em dưới tay bà thật ấm cúng. Bà khéo chiều lòng được cả nhà với những món ăn bình dân nhưng ngon lành, sạch sẽ. Nhà có máy giặt nhưng bà vẫn động viên mọi người giặt tay rồi hãy cho vào máy. Bà bảo như thế sạch hơn.

 

Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần em bị sốt dịch. Trong trạng thái nóng sốt li bì, em phải đi viện một tuần. Bà luôn ở bên em, mỗi lần bừng tỉnh em thấy đôi mắt lo âu của bà, những cử chỉ âu yếm, nhẹ nhàng, những lời động viên, an ủi của bà hình như có sức mạnh hơn thuốc. Em bình phục dần, và lúc đó mới thấy có vài ngày mà đôi má bà hõm sâu, mái tóc bà bạc thêm nhiều. Lòng xúc động sâu sắc, em nắm chặt tay bà nghẹn ngào không nói nên lời.

Em vô cùng yêu quý và biết ơn bà. Bà sẽ là người em kính yêu nhất. Em mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu.

Cảm nghĩ về bà ngoại - Mẫu 3

Ai cũng đều yêu quý gia đình mình, yêu cái hương khế ngọt tuổi thơ rải dọc theo triền sông nhỏ, yêu cái vẫy đuôi xoắn tít của chú cún, yêu tất cả những gì được thấy là hay ho qua con mắt thời trẻ nhỏ, một thời thơ dại và ngây ngô. Tuổi thơ tôi gắn bó nhất với bà ngoại vậy nên tôi yêu nhất bà ngoại của tôi.

Khi còn nhỏ, tôi cứ nghĩ bà cụ nào cũng hiền từ như bà tôi. Bà lo cho tôi mọi thứ, lúc nào bà cũng ở bên tôi, đưa tôi vào thế giới diệu kỳ chuyện cổ. Bà tôi vẫn đẹp, một cái đẹp hiền hòa, dịu dàng. Dáng người bà cao cao, đôi bàn tay nhăn nheo mà ấm áp. Đôi bàn tay truyền cho tôi làn hơi ấm, như chắt lọc những giọt nước tinh khiết nhất chảy vào tâm trí, từ cái thế giới ngoài khoảng sân, góc vườn nhà mình. Trước cái thế giới bao la mà tôi sẽ xòe cánh bay vào đó, bà như một tấm khiên mỏng manh đánh bật những điều xấu xa và đưa tôi đi đúng hướng, là một người hoa tiêu vững vàng rắn rỏi lại đầu óc tôi hướng về cái thiện. Bà còn là nhiều điều quý giá nữa mà tạo hóa ban tặng cho tôi.

Tôi vẫn còn nhớ mãi từng cử chỉ của bà, cái cười nheo mắt, cái vỗ về an ủi... Nếu trong cuộc đời này tôi quên đi những điều đó cũng có nghĩa là quên đi tuổi thơ, quên đi quá khứ, quên đi niềm vui và hạnh phúc. Chỉ ở bên bà tôi mới nghe được tiếng sóng vỗ của biển, tiếng nhạn kêu trong cây lá xào xạc lay động trong khoảng trời vàng vàng. Những kho tàng kiến thức bà mở ra cho tôi sẽ mở thêm cho tôi tình yêu quê hương đất nước, con người.

Như một chân lý của cuộc đời, bà, vị thần ánh sáng của tôi, sẽ mãi mãi giữ một vị trí quan trọng trong tim đứa cháu hiếu thảo này.

Cảm nghĩ về bà ngoại - Mẫu 4

Mỗi lần hè đến, điều ước mong duy nhất của em là được về quê ngoại. Quê ngoại em ở Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, ngay dưới chân núi Bạch Mã. Khi được về quê ngoại là có bao nhiêu thú vui: tắm suối, thả diều, leo núi, câu cá. Nhưng có lẽ thích nhất là được sống trong tình thương ấm áp của gia đình, đặc biệt là bà ngoại của em.

Bao giờ cũng vậy, khi đến ngày mẹ con em về thăm, ngoại đều ra tận ngoài Cầu Hai cách nhà đến mấy cây số để đón. Vừa bước xuống xe là chúng em đã được cậu, dì, anh chị và nhất là bà ngoại mừng rỡ chào đón đưa vào nhà. Cả nhà cứ tíu tít như ngày hội. Bình thường nhà ngoại ăn rất đơn giản, có mẹ con em về, ngoại mua bao nhiêu là thứ ngon. Đông vui và thức ăn ngon, chúng em ăn nhiều lắm. Còn ngoại ăn rất ít, ngồi bên mâm hết gắp thức ăn cho cháu này đến gắp thức ăn cho cháu khác. Thương ngoại, em nói:

 

- Ngoại ơi! Ngoại cũng phải ăn đi chứ ạ!

Ngoại cười:

- Ngoại ăn nhiều lắm rồi!

Nhưng em biết, ngoại nhường phần cho tụi em không ăn đấy thôi. Những trưa hè nóng nực không có điện, ngoại ngồi quạt cho tụi em ngủ, đôi bàn tay răn reo của ngoại vuốt lên đầu từng đứa thì thầm:

- Cháu của bà! Nhớ quá.

Khi chúng em thức dậy đã thấy ngoại đang lui cui ngoài vườn cầm sào hái ổi. Dáng ngoại còng còng, cây sào vừa nặng vừa dài hai tay ngoại run run, chân nhón lên cao sắp đụng tới trái ổi thì cơn gió thổi dạt đi mất, cứ thế đến mấy lần. Những quả ổi được hái xuống còn trán ngoại ướt đẫm mồ hôi, em nhìn ngoại lòng đầy thương mến. Mỗi sáng, khi đi chợ về, ngoài thức ăn trong giỏ của ngoại bao giờ cũng có quà cho chúng em ăn vặt, khi thì mấy trái bắp còn nóng hổi, khi thì chiếc bánh ú thơm phức, khi thì gói bánh lọc nhân tôm đỏ au.

Hè năm nay em trở về nhưng ngoại đã không còn nữa. Căn nhà rộng và vắng đến lạ. Dưới gốc cây ổi ngoại hái cho em năm nào cỏ mọc um tùm, và cũng chỉ có vài ba trái xanh lè. Những trái bắp lúc trước em ăn thấy ngọt và ngon đến thế sao giờ đây nó trở nên nhạt nhẽo và vô duyên.

Em thơ thẩn dọc theo khu vườn gió thổi ở hàng dương vi vút vi vút. Em như nghe thấy có tiếng nói thì thầm của ngoại: “Cháu yêu của bà đã về chơi đấy à?”.

Thời gian trôi qua sẽ xóa đi trong kí ức của em nhiều thứ nhưng với ngoại thì không, vĩnh viễn không bao giờ.

Cảm nghĩ về bà ngoại - Mẫu 5

Trong cuộc sống của mỗi người luôn có một nơi để ta trở về sau bao vất vả và mệt mỏi. Có người gọi đó là nhà, có người gọi đó là mái ấm là gia đình nhưng quan trọng nhất vẫn là ở nơi đó có người mà mình yêu thương, tin tưởng và là nơi để tựa vào. Đối với tôi người đó chính là bà, một người bà đáng kính.

Những ngày tháng bên cạnh bà là những ngày làm nũng đòi bà mua cho bằng được cây kẹo mà mình thích, là những lúc bị bắt nạt luôn có bà che chở và bảo vệ, là hôm bà nhờ nhổ tóc sâu sẽ được cho bánh, kẹo để làm thù lao. Vào những ngày lễ tết, rằm trung thu tôi lại chạy đến nhà ngoại vì tôi biết ngoại sẽ lại cho tôi ăn những món thật ngon và lạ mà mẹ chưa bao giờ nấu. Đối với tôi món ngoại nấu sẽ là món ăn ngon nhất trên đời vì ngoại chẳng nấu bằng những hương liệu, gia vị bình thường mà ngoại nấu bằng tình yêu thương, nấu bằng niềm vui và hạnh phúc khi những đứa cháu cứ quấn lấy xin ngoại nấu cho một bữa ăn.

Ngoại tôi sống một mình, không phải vì gia đình tôi không sống chung mà vì ngoại bảo thích sống một mình như vậy ngoại thích làm gì thì làm sẽ chẳng phiền đến ai cũng chẳng ai phiền đến ngoại. Tôi biết ngoại chỉ nói vậy thôi chứ thật sự ngoại cũng buồn lắm, tôi biết ngoại sợ làm phiền con cháu sợ con cháu lo cho mình nên mới vậy. Tính ngoại giống một đứa trẻ, tôi nghe mọi người nói khi về già thì tính tình sẽ rất trẻ con ví như tôi đi học xa ngoại sẽ suốt ngày gọi điện thoại bảo ngoại nhớ mong tôi về chuyện cũng sẽ bình thường nếu như ngoại không gọi một ngày gần 50 cuộc điện thoại chỉ để nói một nội dung duy nhất, ngoại cũng hay giận hờn vu vơ và vô cớ nếu như tôi có nấu ăn cho ba mẹ mà chẳng nấu cho ngoại hay khi về nhà ít chịu chơi với ngoại. Khi ở bên ngoại, ngoại như chẳng muốn xa tôi như muốn tôi chỉ được ở bên ngoại thôi vậy và tất cả những điều đó tôi điều nhận ra, nhận ra bà đang cô đơn, nhận ra bà sợ ở một mình, sợ cái vắng vẻ và yên ắng khi về nhà.

 

Ngoại đã lớn tuổi, tóc cũng bạc trắng cả, miệng thì móm mém nhưng ngoại vẫn rất khỏe cho dù ngoại bệnh rất nhiều. Đừng thấy nó mâu thuẫn vì thật ra ngoại rất khỏe vẫn có thể tự buôn bán, tự lo cho bản thân, bưng những đồ nặng ngoại vẫn làm bình thường có vẻ như vì ngoại là nông dân đã quen rồi lại buôn gánh bán bưng cả một đời nên bây giờ ngoại vẫn khỏe như thế, đôi lúc trở trời là ngoại lại bị đau nhứt, cái bệnh xương khớp của những người già. Có khi các khớp của ngoại còn bị sưng phù nhưng ngoại vẫn chịu đựng tự mình mua thuốc tự mình lo âm thầm và lặng lẽ chẳng cho con cháu biết. Tôi thường nghĩ có phải ai khi về già cũng như vậy, sợ mình trở thành gánh nặng cho người khác, sợ mình sẽ vô dụng và chẳng làm được gì không? Nhưng sao họ lại chẳng biết rằng một đời họ đã sống vì con cháu, một đời lo toan và vất vả vậy cho đến cuối cùng, đến lúc về già cũng là lúc họ nên nghỉ ngơi và an dưỡng tuổi già, cuộc sống xô bồ và vất vả đó hãy để lại cho con cháu, những người chịu ơn một cách lớn lao đó sẽ chăm sóc họ như một quy luật của tự nhiên của tình yêu thương và kính trọng.

Mãi đến giờ này tôi vẫn còn rất nhiều điều muốn nói với ngoại nhưng sao mỗi lần gặp tôi lại chẳng nói được gì, phải chăng con người ta nói với nhau những lời tổn thương thì dễ mà những lời nói yêu thương lại khó nói đến thế. Cho đến cuối cùng tất cả những yêu thương những quan tâm đều được chuyển thành những hành động, thay vì nói ra tôi mong ngoại sẽ tự cảm nhận được điều tôi muốn nói. " Con yêu ngoại, con đã lớn rồi , mọi thứ hãy để con lo".

Cảm nghĩ về bà ngoại - Mẫu 6

“Con về ôm lại hàng cau
Về thăm nhà ngoại hôm nào nắng lên
Đường đê đất đỏ chênh vênh
Khói cao quyền quyện mông mênh mái nhà”

Mỗi khi đọc những lời thơ tha thiết ấy, em lại nhớ về bà ngoại - người em kính trọng và yêu thương nhất trên đời.

Bà ngoại của em đã đi xa nhưng hình ảnh bà hiện hữu trong kí ức của em. Bà em xưa hiền từ lắm. Bà là một người phụ nữ chất phác và đôn hậu. Đôi mắt của bà đã đen mờ đã hằn từng vết chân chim. Em thường sờ lên từng vết nhăn ấy và hỏi bà, bà nói rằng đó là dấu ấn của thời gian, của cuộc đời. Khi ấy đôi mắt bà nhìn xa xăm. Lưng của bà đã còng xuống vì những gánh nặng cuộc đời, nhưng bà đi lại nhanh nhẹn lắm, nhất là lúc sáng sớm bà ra sân vườn tưới từng gốc cây, dải những nắm thóc cho đàn gà nuôi sau vườn. Bà lúc nào cũng vậy, tuy mái tóc đã bạc, lưng đã còng, đôi mắt đã mờ dần nhưng bà vẫn tần tảo như xưa. Bà kể rằng ngày trước, bà thường ra đồng gặt lúa, ra sau núi bẻ từng bắp ngô nuôi bộ đội đi đánh giặc Mỹ, thời ấy quả là những ngày tháng khó khăn và gian khổ của bà, của những "mế" và của đất nước ta.

Nhớ về bà ngoại, em nhớ về tuổi thơ được sống trong tình yêu thương của bà. Bà thường kể rằng khi em còn bé, ba mẹ rất vất vả, hoàn cảnh rất khó khăn, ba phải đi làm ở một nông trường cà phê xa, mẹ đi làm công nhân trong nhà máy, công việc không cho ba mẹ thời gian có thể chăm sóc em chu đáo, nên em ở bên bà ngoại.

Có lẽ lúc ấy bà vất vả lắm, chăm cho em từng bữa ăn giấc ngủ, lúc em bị sốt cao hay những lúc em cảm nặng. Còn em, đó là những ngày tháng hạnh phúc vô cùng, được sống trong tình yêu thương của bà, được bà dạy về những đạo lý làm người, được bà kể những câu chuyện xưa từ truyện cổ tích cho đến những câu chuyện thời chiến, kể về thời ông bà yêu nhau khi ấy không có ti vi hay những phương tiện liên lạc hiện đại, chỉ gửi trao tình cảm bằng những phong thư giản dị, và ông đưa đón bà trên chiếc xe cũ kĩ đi thăm chiến khu, thăm bộ đội ta. Nhớ những trưa hè tiếng ve kêu trên những cành phượng vĩ đỏ rực một khoảng trời xanh thẳm, vẫn từng câu hát ru, em cùng cánh cò và làn gió mát bay bổng trong những giấc mơ đẹp biết bao. Ôi cánh cò, phải chăng cánh cò trắng trong giấc mơ em cũng đã từng sải đôi cánh bay vào giấc ngủ của mẹ khi xưa, dù qua hai thế hệ, cánh cò ấy vẫn đượm tình thương của người bà dấu yêu.

Rồi năm tháng qua đi, thời gian không hề dừng lại ở thời điểm mà con người ta hạnh phúc và lưu luyến nhất. Em ngày một trưởng thành, bà ngày càng già đi, đôi chân bà đã mỏi, đôi mắt đã mờ, đôi vai gầy gò ấy đã thấm bao gió sương của cuộc đời. Lúc ấy, em càng thương bà hơn, chỉ mong bà khỏe mạnh, chỉ ước rằng mắt bà không bị nhòe đi vì những cát bụi của một đời khó nhọc. Để bà nhìn em trưởng thành và lớn khôn giống như lời bà từng dạy. Giờ đây nhớ về ngày ấy, khoảng lặng trong tâm hồn chợt sống dậy bao cảm xúc, bao nhớ thương vơi đầy.

 

Tuy giờ bà đã ở một nơi xa, không còn kề cận em nhưng em luôn tin rằng, bà vẫn luôn dõi theo em từng ngày, mỉm cười nhìn em trưởng thành. Em nhớ lắm, người bà kính yêu!

Cảm nghĩ về bà ngoại - Mẫu 7

Hai tiếng “bà ngoại” trong tôi vô cùng đẹp và thiêng liêng. Cả tuổi ấu thơ của tôi đều gắn liền với những kỉ niệm về người bà yêu quý. Những kỉ niệm ấy được bà vun đắp và gieo trồng tạo nên một góc đẹp trong tâm hồn tôi. Đó là những lời tự tận đáy lòng mà tôi muốn nói với bà - người tuyệt vời nhất trong trái tim tôi.

Lúc nhỏ khi mới một tuổi, bố mẹ tôi bận đi làm nên tôi lên ở với ngoại từ đó. Nghe mẹ kể lại tôi nhỏ xíu xa bố mẹ tôi khóc suốt, bà thì cũng có tuổi thế mà ngày nào cũng phải thức để dỗ dành kể chuyện hát ru cho tôi ngủ. Cho tới tận bây giờ, cái mùi trầu thơm đượm bà nhai vẫn còn mơn man trong tâm hồn tôi.

Hồi đó người đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, tiếng nói ngượng nghịu của tôi chính là bà. Bà luôn kiên nhẫn cầm tay và hướng dẫn tôi đi, luôn chỉnh sửa lời nói cho tôi. Tôi biết chắc chắn rằng người đầu tiên tôi gọi sẽ là bà. Bà đã mừng lắm đấy.

Bà là người đầu tiên dạy cho tôi biết yêu thương mọi người - đỡ bạn cùng lớp khi vấp ngã, người đầu tiên đã mang cả thế giới đến bên tôi, người đã nâng đỡ chở che cho tôi trong sự bỡ ngỡ lạ lẫm khi tôi tự đứng vững đi những bước đầu đời. Chính vì lẽ đó, hình ảnh bà đã chiếm trọn trái tim thơ ngây của tôi.

Lớn hơn một chút, tôi đã biết nói nựng với bà: "Con không chơi với bà, bà không mua gấu cho con". Bà ôm tôi vào lòng thủ thỉ: "Con à, cố gắng ngoan ngoãn và học thật giỏi, bà sẽ mua gấu thật to cho con nha". Câu nói ấy của ngoại giờ đây vẫn còn vang vọng trong tôi như một lời nhắc nhở tôi phải cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa. Bà chính là động lực, là bến bờ đem đến cho tôi niềm tin và hy vọng. Tôi còn nhớ rất rõ ngoại và tôi sống trong một căn nhà mái ngói, ngoài sân, kê một chiếc chõng tre. Làn gió mát rượi xen lẫn những câu chuyện bà kể về Tấm Cám, Thạch Sanh, nhẹ nhàng đưa tôi vào giấc ngủ. Nghe những câu chuyện bà kể, tôi tròn xoe mắt há hốc mồm như nuốt lấy từng chữ. Bà dặn tôi rằng: "Con phải ngoan ngoãn như Tấm Cám, tốt bụng, chăm chỉ như Lọ Lem để luôn được mọi người yêu quý và con phải nhớ luôn rộng lòng giúp đỡ mọi người như ông bụt bà tiên nhé !". Tôi thật sự rất hiểu và cảm ơn những lời bà dạy. Tôi sẽ mãi cố gắng để có một tâm hồn đẹp như bà vậy. Cám ơn bà đã đem cả thế giới đến bên tôi, giúp tôi làm quen và cảm nhận nó. Ở bên bà, tôi luôn tìm được sự ấm áp đến lạ kỳ. Bà như bà tiên hiền hậu trong truyện cổ tích với bao phép lạ kỳ, biến một con bé không biết gì thành người thuộc làu những câu truyện cổ tích, khiến tâm hồn tôi đẹp hơn, tốt hơn. Bà luôn là người mà tôi hãnh diện, khoe với tụi bạn. Nhìn ánh mắt thán phục của tụi bạn với bà tôi hạnh phúc lắm.

Tuổi thơ tôi với bao hờn dỗi, vui buồn đã qua đi, tôi bắt đầu bước chân vào cuộc sống này. Một sự kiện và có lẽ là thử thách đầu tiên đến với tôi đó là lúc tôi vào lớp Một. Buổi tối đó tôi hồi hộp vô cùng, đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ cái cảm giác bồn chồn ấy. Chỉ ngày mai thôi, tôi không còn tung tăng đi chơi với lũ bạn nữa, mà đã trở thành một bé gái lớp Một. Tôi sẽ quen bạn mới, trường mới, thầy cô mới. Dường như hiểu được suy nghĩ của tôi, ngoại ôm tôi và nói: "Ngoại tin con sẽ làm được, con sẽ học giỏi ngoại luôn ở bên và ủng hộ con".

Một con bé ham chơi, ham ăn, ham ngủ như tôi lạ lẫm vô cùng khi cầm bút kiên nhẫn ngồi viết. Thế nhưng bà đã ở bên, uốn nắn cho tôi từng chữ. Những nét chữ dần đẹp và thẳng hàng hơn nhiều. Có lúc tôi ham chơi không làm bài, bà không đánh hay mắng tôi mà nhìn bà, tôi biết rằng bà đang buồn lắm. Tôi ân hận vô cùng, thầm nhắc mình phải thật thật cố gắng để không làm bà phiền lòng. Tôi hãnh diện khoe với bà những điểm mười đầu tiên. Đó chính là minh chứng cho sự cố gắng của tôi. Bà mỉm cười xoa đầu tôi hài lòng. Lại một lần nữa bà giúp tôi hoàn thiện hơn bản thân mình, giúp tôi vững bước trong cuộc sống. Tất cả những gì bà làm, những lời bà nói đều hay vô cùng. Tôi cảm nhận được sự bình yên khi ở bên bà.

Không chỉ như một người mẹ, bà còn là người bạn lớn của tôi, bà luôn là người tôi tìm đến mỗi khi có tâm sự. Tôi kể cho bà nghe mọi chuyện: từ chuyện bị cô mắng, chuyện bạn bè chọc tới chuyện có một cậu bạn cùng tổ rất quan tâm tôi. Bà luôn lắng nghe và thấu hiểu lòng tôi. Khi lớn hơn, lúc đang học lớp Ba, gia đình tôi khá giả hơn, bố mẹ đã xin bà đón tôi về nhà. Lúc ấy tôi giãy nảy không về nhưng nghĩ đến bà đã có tuổi mà lúc nào cũng phải trông nom tôi, tôi đành theo bố mẹ về từ đó. Thỉnh thoảng, lúc nào có thời gian là tôi lại ghé thăm bà. Mỗi lúc vào thăm bà, bà mừng lắm, bà lại xoa đầu tôi, hỏi chuyện học hành.

Thế nhưng, lần ghé thăm bà ngày càng thưa dần. Bố mẹ thì bận làm, tôi đi học cả ngày. Tôi vô tình không nhận ra bà đã yếu đi nhiều, tóc bạc dần. Càng lớn, tôi càng vô tâm, lạnh nhạt với bà, né tránh những cử chỉ yêu thương của bà. Chắc lúc đó bà buồn lắm. Ngày xưa, thương tôi xa bố mẹ từ nhỏ, bà dành cho tôi mọi tình cảm. Thế nhưng giờ đây, tình cảm trong lòng tôi ngày càng mờ nhạt. Những trò vui xa hoa của cuộc sống đã kéo tôi ra xa cái triết lý của bà mà theo tôi là cổ hủ và cứng nhắc. Từ lúc nào tôi biết cãi lời bà. Đáp lại hành động đó của tôi chỉ là ánh mắt đượm buồn của bà. Có lẽ tôi sẽ chưa thức tỉnh cho tới khi bà ốm nằm viện. Bà gầy đi trông thấy gương mặt xanh xao, nhưng lúc nào bà cũng thế, không muốn con cái bận tâm, lo lắng nên khi thấy bố mẹ tôi vào thăm, bà luôn tươi cười. Nụ cười của bà đẹp lắm, lại phúc hậu. Nhìn thấy bà, tim tôi như thắt lại, cổ họng nghẹn ứ. Bác sĩ nói những gì bà còn níu giữ được trong cuộc sống này chỉ còn được tính từng ngày. Cả đời bà hi sinh tần tần. Giờ đây, bà đang nghỉ ngơi trong bệnh viện nhưng tôi biết rằng tôi còn được ở bên bà chỉ là một thời gian ngắn nữa thôi. Khi tôi đang học ở trường, mẹ tôi gọi vào, tôi bàng hoàng, sững sờ khi nghe mẹ thông báo bà đang hấp hối và người bà muốn gặp nhất là tôi. Tôi òa khóc nức nở, khóc cho sự vô tâm của tôi, khóc cho những gì tôi chưa làm được với bà. Lúc về tới nhà, tôi òa khóc và ôm lấy bà, nói: "Con yêu bà nhiều lắm bà ạ, bà đừng đi hãy ở lại bên con đi bà". Lời nói của tôi phải chăng bây giờ đã là quá muộn? Phải chăng là khi phải rời xa hay đánh mất cái gì đó, người ta mới biết quý và trân trọng nó hơn? Chính giây phút ấy đã làm tôi tìm lại được chính mình. Bà nắm lấy tay tôi và nói: "Ở nơi nào đó bà vẫn luôn hướng về con...". Bà đã ra đi mãi mãi. Người bà tuyệt vời của tôi đã rời xa tôi. Đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, bà cũng chưa một lời trách cứ. Sự vị tha của bà làm tôi càng buồn hơn, mong rằng ở nơi xa xôi nào đó, bà sẽ hạnh phúc như những gì mà bà đã mang đến bên tôi. Ngày nào tôi cũng nhớ và cầu nguyện cho bà luôn hạnh phúc, vui vẻ. Tôi vẫn luôn nhớ những lời dặn dò của bà, tôi hứa sẽ luôn cố gắng làm theo lời dặn của bà, không phụ niềm tin của bà đặt vào tôi.

 

Trong trái tim tôi trước đây, bây giờ, và mãi mãi về sau, bà sẽ luôn là bà tiên đẹp nhất, hiền nhất và đáng kính nhất trong lòng tôi. Sự yêu thương và niềm vui của bà sẽ mãi lan tỏa xung quanh làm rạng ngời, tỏa sáng tâm hồn tôi.

Cảm nghĩ về bà ngoại - Mẫu 8

Bà ngoại – hai tiếng gọi thân thương đã, đang và sẽ theo tôi đi suốt một đời. Dù thời gian có làm nhạt nhòa kí ức cũng không thể nào chạm đến góc nhỏ trái tim tôi – nơi tôi dành trọn tình cảm cho bà dù bà đã đi xa tôi mãi.

Nhắc đến bà ngoại là nhắc đến một miền ký ức tuổi thơ tôi đầy nắng gió. Mẹ tôi kể rằng hoàn cảnh gia đình lúc sinh tôi rất khó khăn, cha mẹ phải chạy vạy cật lực, làm hết nghề này đến nghề khác, đi hết nơi này đến nơi khác để kiếm từng đồng lo cơm từng bữa. Ngoại đã nhận trông nom tôi để cha mẹ đỡ vướng bận. Từ lúc còn đỏ hỏn trên tay, tôi đã sống cùng bà, được bà bón cho từng giọt sữa, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ. Có lẽ vì vậy mà ngoại đã chiếm hầu hết kí ức tuổi thơ tôi và để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc.

Ngoại tôi là một người phụ nữ truyền thống, bà có những đường nét rất riêng của phụ nữ Á Đông. Bà ngoại không cao người, gầy và có làn da chi chít những nốt đồi mồi. Mũi của ngoại không cao, mặt của ngoại cũng không trái xoan, trái táo như cái chuẩn đẹp tôi thường nghe, tôi thấy ngoại đẹp một nét đẹp bình dị, nét đẹp của làng quê, của con người lao động. Tóc bà không bạc phơ như bà tiên trong những câu chuyện cổ tích tôi vẫn thường hay đọc mà đen một màu đen nhánh có điểm vài sợi bạc. Đặc biệt nhất, nói đến bà ngoại, chắc chắn tôi không thể không nhắc đến đôi bàn tay kì diệu hình như có thể vì tôi làm được mọi thứ trên đời. Hình ảnh người bà với đôi bàn tay chai sạn, nhăn nhúm do một thời tần tảo hết sống vì con rồi lại lo cho cháu bỗng dưng trở thành hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí tôi ngày ấy và cả bây giờ.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, tôi lớn lên trong tình yêu thương và sự đùm bọc, chở che của ngoại. Nhưng chưa được bao lâu thì tôi phải tạm sống xa người bà đáng kính. Khi cuộc sống mưu sinh đã không còn là gánh nặng, khi nỗi lo cơm áo gạo tiền đã vơi đi phần nào, cha mẹ tôi đã tìm được việc làm ổn định ở thành phố và đón tôi lên đấy. Đêm trước ngày đi, tôi ngủ cùng bà, được bà ôm tôi vào lòng dặn dò đủ thứ: Nào là lên trên đó phải nghe lời cha mẹ, cố gắng học hành, nào là không được học đòi chúng bạn ăn chơi trác táng, đi sớm về khuya, nào là phải ăn uống đầy đủ, đi ngủ đúng giờ. Hằng hà sa số những điều mà ngoại đã dặn tôi trong đêm đó cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Lúc tiễn tôi bà đã khóc, bịn rịn vén tóc tôi mà nghẹn ngào: “Đi đường mạnh giỏi nghen con, khi nào nghỉ hè thì về thăm ngoại”.

“Tổ cha mày, đi bao lâu rồi mới về?”. Đó là câu nói cửa miệng của ngoại mỗi khi tôi về thăm. Câu nói bình dân nhưng nghe sao tình nghĩa quá, thi vị quá. Ngoại vẫn cứ hay mắng yêu tôi như thế, rồi xoa đầu, ôm tôi hôn lấy, hôn để như thể sợ người khác sẽ giành mất đứa cháu gái của bà. Ngoại cứ như trẻ lại khi tôi về quê nghỉ hè, ngoại luôn miệng nói cười và tíu tít “khoe” thành tích học của tôi với những người hàng xóm, láng giềng. Những lúc ấy, tôi thấy ánh lên trong mắt ngoại sự tự hào và cả niềm hãnh diện…Điều đó là tôi cảm thấy vui xiết bao! Tôi tự nhủ với mình rằng càng phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Nhưng mấy ai sống mãi với thời gian? Ngoại đã xa tôi mãi mãi khi tôi vừa lên cấp hai. Tôi như người mất hồn khi hay tin ngoại mất. Ngoại đi thật rồi sao? Không! Ngoại chỉ ngủ thôi, một giấc ngủ dài để nghỉ ngơi sau một đời giông bão. Ngoại đã đi vào cõi vĩnh hằng để trở thành bất tử trong tôi. Không còn ngoại, tôi mất đi một nơi để bám víu, để trở về sau những buồn vui trong cuộc sống. Rồi mai đây, ai sẽ là người chờ đợi tôi, đỡ nâng tôi trước những va chạm, vấp ngã trong đời? “Ngoại ơi! Sao ngoại vội ra đi khi con chưa thể đền đáp công ơn dưỡng dục, dạy dỗ của ngoại…”.

Dù bà ngoại đã không còn hiện diện bên cạnh tôi nhưng tôi tin chắc rằng, ở đâu đó, ngoại vẫn đang dõi theo từng bước chân tôi. Tôi tự nhủ với mình phải sống thật tốt, học thật giỏi để mãi là niềm tự hào của ngoại. Xin mượn lời một bài hát để nói thay tấm lòng con:

“Giờ đây con khôn lớn
Bà biền biệt trời xa
Gai đời đâm nhức buốt
Biết về đâu tìm bà
Bà ngoại ơi, bà ngoại
Trọn đời thương nhớ Người
Trong tâm hồn thơ dại
Mãi bóng hình ngoại tôi”

Cảm nghĩ về bà ngoại - Mẫu 9

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

Cảm nghĩ về bà ngoại - Mẫu 10

“Gia đình” - tiếng gọi thiêng liêng nhất đối với mỗi người. Đó là nơi nuôi dưỡng chúng ta lớn lên và là chỗ dựa tinh thần khi chúng ta gặp khó khăn. Nơi ấy đong đầy biết bao tình yêu của ông bà cha mẹ, chan chứa bao kỉ niệm sâu sắc mà đầy tình mến thương. Và ở đó, tôi đã có được tình mẫu tử thiêng liêng, tình phụ tử cảm động, nhưng còn một thứ tình cảm mà tôi luôn xúc động khi nhắc đến đó là tình bà cháu mến thương. “Bà” chính là tiếng gọi thân thương từ sâu thẳm tâm hồn tôi. Bà tôi là người tuyệt vời nhất, là người đã sinh ra mẹ và góp phần chăm sóc, dạy dỗ tôi từ những ngày thơ bé.

Ngoại tôi – người không mang nặng đẻ đau tôi, người không cho tôi dòng sữa mát lành nhưng đối với tôi, bà là người rất đáng kính, là người tôi yêu thương. Những kỉ niệm giữa bà với tôi luôn trân trọng. Tôi thương lắm những khổ đau mà bà đã trải qua suốt dặm dài cuộc đời. Tuổi thơ của tôi là bà, là vòng tay ấm áp của bà luôn ôm tôi vào lòng, là những lời ru thiết tha đưa tôi vào những giấc mơ đẹp, là những lúc ngoại ẵm, ngoại cõng trong vòng tay yêu thương. Hình ảnh bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

 

Thế nhưng cuộc sống trôi qua theo guồng quay của tạo hóa, tôi bất thần thấy bà đã già đi rất nhiều. Nếu như tôi ngày càng khôn lớn, trưởng thành thì tóc bà lại thêm những sợi bạc, nếp nhăn trên khuôn mặt bà ngày càng lộ rõ, cái lưng còng ngày nào vẫn thường cõng tôi rong ruổi trên mọi nẻo đường giờ đây dường như đã yếu đi rất nhiều. Nhìn dáng bà còng còng, tôi biết bà rất khổ. Thời trẻ, bà đã vất vả vật lộn với cuộc sống để nuôi gia đình. Tôi yêu bà bởi cái dáng còng còng và mái tóc bạc phơ ấy.

Tôi cũng thương lắm cái dáng vẻ gầy guộc, tần tảo sớm hôm với những bước đi chầm chậm của bà. Cả mái tóc điểm bạc pha sương, pha cả màu nắng, pha màu thời gian của bà. Tôi còn thương đôi mắt hiền từ mà ẩn sâu trong đôi mắt ấy là sự nhân hậu, tình yêu thương bà dành cho con, cho cháu. Ánh mắt chan chứa thương yêu, trìu mến, dịu dàng, ánh mắt biết xoa dịu, vỗ về, khơi dậy niềm vui trong lòng tôi. Tôi thương nhất đôi tay rám nắng, gầy gầy, xương xương, nổi nhiều gần xanh của bà. Đó là đôi bàn tay nhọc nhằn vì con, vì cháu. Chính đôi bàn tay ấy đã nuôi dưỡng mẹ tôi và đồng hành cùng với tôi từ thuở ấu thơ cho đến tận bây giờ, giúp tôi có thêm sức mạnh để vượt qua bao khó khăn trong cuộc sống. Mỗi lần tôi buồn, đôi bàn tay ấy đặt lên vai tôi khiến tôi có cảm giác như có thêm điểm tựa, vơi đi bao luôn buồn. Và cũng chính đôi bàn tay ấy đã dắt tôi từ những bước đi chập chững đầu tiên. Tôi nhớ như in cái ngày tôi bước vào lớp Một – cái ngày tôi bước những bước đi đầu tiên trên con đường học vấn. Bố mẹ đi công tác xa, chỉ có bà bên tôi, đưa tôi đến cổng trường Tiểu học ngày ấy. Bàn tay bà gầy gò, chai sần theo mưa nắng phong ba nắm gọn bàn tay nhỏ bé của tôi dắt tôi đi về phía trước. Khi đó, bà nói:

- Cháu ngoan của bà hãy gắng học thật chăm nhé! Bà tin rằng một mai nào đó cháu sẽ có những bước đi vững chãi bằng chính thành công từ sự nỗ lực của mình trên chặng đường tương lai dai dẳng phía trước.

Giọng nói ấm áp, miệng bà mỉm cười, nụ cười tươi rói trên gương mặt hiền từ, phúc hậu cùng lời dạy ngọt ngào thuở ấy giờ đây đã khiến tôi gặt hái nhiều thành tích trong học tập.

Ở cái tuổi xế chiều, cái tuổi 70 là vậy nhưng bà có bao giờ chịu để tay chân nghỉ ngơi. Bà luôn làm việc không ngừng nghỉ, làm đủ mọi việc trong nhà. Bà rất ít ngủ. Người ta thường nói tuổi già như vậy quả không sai. Những đêm gió thổi về lạnh, bà không ngủ, bà ngồi đan áo cho tôi, đứa cháu xa quê, đan áo cho cái lạnh cắt da cắt thịt bên ánh đèn heo hắt. Những lúc như vậy tôi chỉ muốn ôm chầm lấy bà và nói: Bà ơi! Bà đi ngủ đi.

Đối với hàng xóm láng giềng, bà luôn nhã nhặn, vui vẻ. Thân thiện, hòa đồng, quan tâm, giúp đỡ người khác là những lời nhận xét của mọi người về bà. Có miếng ăn ngon, bà luôn chia sẻ mỗi người một ít, giúp mỗi người một tay những lúc họ gặp khó khăn. Là người phụ nữ của gia đình, người mẹ, người bà của con cháu nên bà hay nghiêm khắc, vẫn luôn nhắc nhở, khuyên bảo. Với tôi bà là người tuyệt nhất. Mỗi khi tôi buồn vì chuyện gì, bà cũng vỗ về, an ủi. Tôi làm điều gì sai bà cũng ôn tồn, giảng giải cho tôi hiểu. Thật xúc động biết bao trước tình cảm yêu thương bà dành cho chúng tôi. Tấm lòng yêu thương vô tư không cần đền đáp của bà đối với tôi làm cho tâm hồn tôi thêm chứa đựng nhiều hơn những kỉ niệm đẹp về bà, như truyền cho tôi thêm sức mạnh.

Bà chính là bà tiên trong câu chuyện cổ tích của tôi. Bà thường hay thủ thỉ, nhỏ to dạy tôi những điều hay lẽ phải, bà dạy tôi cách đi đứng, nói năng, dạy tôi biết yêu thương, giúp đỡ mọi người. Bà kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mang đầy ý nghĩa về cô Tấm, nàng Lọ Lem, anh Khoai,… với những bài học cuộc sống. Hình ảnh cô Tấm, cậu bé làng Gióng như in sâu trong tâm trí tôi, luôn nhắc nhở tôi cách sống sao cho tốt. Nhờ thế mà tôi biết nhiều hơn. Chân trời như rộng mở trước mắt. Những câu chuyện, lời dạy của bà là hành trang giúp tôi có thêm tự tin, động lực cho tôi vững bước hơn. Đó là những giây phút hạnh phúc khi bên bà.

Nhắc đến bà là nhắc đến gian bếp lửa, đến thôn quê – nơi chôn rau cắt rốn, nơi bàn tay gầy gò đã chai sần theo những tháng ngày nuôi con, nuôi cháu sớm hôm, nơi có bếp lửa do bàn tay bà nhen nhóm tạo ra nhiều món ăn cho cả gia đình, những món ăn không thể tìm ở đâu ngoài bà…Tôi nhớ lắm những lúc được ở bên bà, được bà nấu cho món ăn ngon tuyệt, nhất là món canh chua bà nấu. Vị chua thanh khác biệt của canh khiến món ăn thêm phần đặc biệt đối với tôi, nó thấm đẫm những kỉ niệm yêu thương, giống như ngoại đang ăn cùng với tôi. Có lẽ vì sự hy sinh của ngoại, tình thương của ngoại là thứ gia vị đặc biệt, thứ gia vị của hạnh phúc đã nêm nếm, biến món ăn dân dã trở thành đặc biệt đối với tôi.

Bà lúc nào cũng ở bên tôi, đi theo tôi từng bước một. Tôi đã không hiểu được tình cảm của bà dành cho tôi bao la và đặc biệt như thế. Nhiều khi tôi đã phát cáu với bà chỉ vì lúc nào bà cũng đi theo cháu. Tôi đã cáu bẳn và khó chịu, tưởng như bà sẽ ghét tôi, nhưng không, bà không bao giờ để bụng vì mấy chuyện đó, tình cảm của bà đối với tôi vẫn còn nguyên vẹn. Qua những lần khó chịu của tôi, tôi càng thấy ghét bản thân mình và càng thương bà hơn. Tôi có cảm giác như được hưởng một tình yêu vô bờ bến, một thứ tình cảm bà truyền cho tôi từ chính trái tim, tâm hồn đẹp đẽ của bà: bao dung, hiền hậu, tâm hồn đẹp đẽ.

Giờ đây, tôi sống xa bà, không còn gặp bà thường xuyên nữa. Ngày ngày, tôi cứ nhìn vào bức ảnh của bà mà nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ giữa bà và tôi khi xưa, tôi trào dâng bao cảm xúc về bà. Tôi nhớ lắm lúc cất tiếng gọi “bà ơi” mỗi khi đi học về, được chạy sà vào lòng bà, được bà xoa đầu an ủi… Nhưng bây giờ chỉ có tôi với tiếng vang vọng từ căn nhà nhỏ. Tôi nhớ lắm những món ăn đậm chất thôn quê từ tay bà nấu, những câu chuyện cổ tích bà kể hằng đêm… Càng nhớ tôi càng khát khao, chỉ mong hè đến nhanh để tôi có thể gặp bà. Bởi mỗi lần về quê, tôi lại cảm nhận được hơi ấm của bà. Bao giờ về đây, tôi cũng cảm thấy bình an và thanh thản. Tôi đi mạnh, dáng thẳng bên bà đã còng nhưng sao tôi vẫn có cảm giác bà đang che chở tôi như thể tôi là một đứa bé con ngày nào. Mỗi lần về quê là mỗi lần như thế. Cái cảm giác ấy làm sao tôi quên được…

Tôi dần lớn lên, còn bà thì ngày càng già thêm. Tôi ngày càng ít thời gian bên bà. Tôi không còn hay chạy sà vào lòng bà nữa. Tôi chỉ bận chuyện học, chuyện riêng của mình. Tôi vô tâm, né tránh những cử chỉ yêu thương của bà. Những trò chơi xa hoa kéo tôi xa dần với những triết lý của bà. Tôi dần biết cãi lời bà. Tôi vô tình không nhận ra bà ngày càng yếu đi, mái tóc bà bạc nhiều hơn, ánh mắt bà thêm đượm buồn, nếp nhăn khóe mắt như mòn thêm mi vì thái độ của tôi. Cho đến một ngày bà bị trượt ngã vì bảo tôi đi mua đồ giùm bà, tôi cứng đầu không chịu đi vì mải mê với quyển truyện trên tay. Và rồi… dòng máu đỏ từ đâu đó trên người bà chảy ra, tôi như chết lặng không dám tin vào chính mắt mình. Tôi vội chạy đến bên bà. Tôi sợ lắm! Con tim tôi như thắt lại, muốn vỡ tung thành trăm mảnh, nghĩ lại mà hối hận vô cùng. Tại sao tôi lại hư đốn, ích kỷ đến vậy. Tôi òa khóc nức nở, khóc vì những sai lầm mà mình gây ra. Ngồi mong bà tỉnh dậy, đâu đó trong đầu tôi lóe lên ý nghĩ nếu như một ngày nào đó trên đời này sẽ không còn sự xuất hiện của bà nữa thì tôi sẽ ra sao? Càng nghĩ tôi càng sợ hơn. Vắng bà thì ai sẽ yêu thương, khuyên nhủ tôi nữa đây, sẽ còn ai vỗ về yêu thương tôi, còn đâu giọng nói trầm ấm kể chuyện, hát ru cho tôi hàng đêm, chắc hẳn ngày đó, trời đất như sụp đổ dưới chân tôi. Tôi không thể sống được, sẽ không thể thành công được nếu thiếu vắng tình thương bao la ấy. Thật đáng sợ đối với tôi, tôi có cảm nhận được sự mặn chát từ những giọt nước mắt lăn dài trên má khi đó. Và bà tỉnh dậy, tôi vội ôm chầm lấy bà, vui sướng không tả nổi, những giọt nước mắt xúc động cứ thế tuôn ra. Tôi chỉ có thể nói: Bà ơi, lỗi tại cháu bà cứ trách móc cháu đi, cháu không xứng đáng nhận sự tha thứ của bà nữa. Bà ơi, cháu xin lỗi.

Tình cảm của bà là thứ ân nghĩa sâu nặng mà ngôn từ chẳng thế nào với tới được. Bởi vì, nó là lòng yêu thương, tình cảm, sự quan tâm mà nếu không biết nghĩ đến nhau sẽ chẳng thể nào có được. Nó không hề giống với việc tính toán tặng món quà này, phong bì kia thì sẽ đổi chác được điều gì. Tất cả đều trôi chảy, tự nhiên không có gì ngưng đọng để người cho, người nhận phải lưỡng lự, ngập ngừng. Có phải mọi chân lý đều giản đơn và gần gũi như tình cảm bà dành cho tôi. Bà là một chân lý mà sao cả đời tôi không thể hiểu hết được, dẫu gần gũi xiết bao.

Tôi yê...